Đầu tư giao thông liên kết 8 tỉnh, thành phía Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu nghiên cứu cơ chế đặc thù và gói hỗ trợ cho các vùng kinh tế trọng điểm, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Ngày 30-5, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các Phó Thủ tướng, lãnh đạo các bộ, ngành đã làm việc với 8 tỉnh, thành phố khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam về nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Kiến nghị bổ sung nhiều tuyến đường sắt
Ngay trước buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thị sát các dự án trọng điểm ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu như cầu Phước An; tuyến đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải và cảng Hyosung; nghe báo cáo về tiến độ triển khai các dự án của Công ty Hóa chất Hyosung Vina với tổng vốn đầu tư khoảng 1,3 tỉ USD, trong đó có kho ngầm lưu trữ khí hóa lỏng dưới núi đá có độ sâu 200 m đầu tiên ở Đông Nam Á.
Ngay sau khi thị sát tiến độ các dự án, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc với các địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tại buổi làm việc, đại diện 8 tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Bình Phước, Tây Ninh, Long An) đã báo cáo về tình hình của địa phương và đề xuất các kiến nghị với Thủ tướng. Đáng chú ý, nhiều tỉnh – thành đều đề xuất đẩy nhanh các dự án giao thông kết nối vùng.
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn đại biểu thị sát tuyến đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải
Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cho rằng cần đẩy nhanh tiến độ một số dự án trọng điểm, có tính liên kết vùng, cụ thể là bố trí vốn để hoàn thành dự án cầu Phước An, tuyến đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, sớm nghiên cứu dự án tuyến đường sắt kết nối cảng Cái Mép – Thị Vải. Đồng thời, ông Nguyễn Văn Thọ kiến nghị bổ sung tuyến đường sắt kết nối từ Tây Ninh, Bình Phước qua Bình Dương, Đồng Nai vào tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu để vận chuyển hàng hóa ra vào khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải.
Theo ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cần ưu tiên quy hoạch đầu tư các công trình hạ tầng mang tính liên kết vùng, đặc biệt là tuyến đường cao tốc, hệ thống đường vành đai TP HCM, hệ thống cảng logistics. Định hướng ưu tiên phát triển từng địa phương nhằm tránh tình trạng các địa phương tự làm, đầu tư dàn trải. Trước mắt, đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành, Dầu Giây – Liên Khương, Phan Thiết – Dầu Giây, mở rộng tuyến cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, Vành đai 3, Vành đai 4…
Lãnh đạo các tỉnh Bình Dương, Long An, Tiền Giang cũng kiến nghị sớm bố trí vốn thực hiện đường Vành đai 3, Vành đai 4, đường cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành; mở rộng Quốc lộ (QL) 13 thuộc TP HCM; kiến nghị ủng hộ Bình Dương và Đồng Nai thực hiện kéo dài 1,8 km tuyến metro số 1 ở TP HCM bằng vốn vay ODA của Nhật Bản…
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền mong muốn sớm đầu tư tuyến đường cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành – Hoa Lư và tuyến đường sắt từ Dĩ An đi Hoa Lư nhằm giảm áp lực vận tải cho QL13, QL14 phục vụ phát triển các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các tỉnh Tây Nguyên và ĐBSCL.
“Bàn tiến chứ không bàn lùi”
Ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), đồng tình với đề xuất của 8 tỉnh, thành về kết nối giao thông vùng. Bộ GTVT đang bố trí vốn để đẩy nhanh các tuyến kết nối. Tuy nhiên, do nguồn vốn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp nên các địa phương có thể chủ động, huy động các nguồn vốn khác để sớm triển khai dự án.
Đồng tình, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng đề xuất thêm các phương án để huy động nhiều nguồn vốn ngoài ngân sách địa phương, đồng thời nêu lên một số giải pháp để tập trung phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 42% GDP cả nước, 42% thu ngân sách cả nước; trong đó vị trí đầu tàu là TP HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương. Các tỉnh Tiền Giang, Bình Phước, Tây Ninh, Long An là các tỉnh có vị trí lan tỏa cho sự phát triển của vùng.
Thủ tướng đề nghị 8 tỉnh, thành phố quyết tâm phấn đấu vượt hoặc bằng mức kế hoạch mà Chính phủ đã giao. Ngoài ra, các địa phương cần thực hiện một số biện pháp như giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp, chú trọng phát triển các nguồn lực về kinh tế hạ tầng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vui mừng khi các tỉnh, thành vẫn chưa thay đổi mục tiêu kinh tế – xã hội mà Chính phủ đã giao và hội nghị này “chỉ bàn tiến chứ không bàn lùi”.
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu cơ chế đặc thù cho các vùng kinh tế trọng điểm, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; cần nghiên cứu gói hỗ trợ vùng kinh tế trọng điểm; đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu việc tham gia của các tổ chức tín dụng đối với các dự án PPP trong lĩnh vực giao thông và các dự án trọng điểm khác.
Thủ tướng cũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch đất để giành đất cho KCN, khu đô thị; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh quy hoạch đáp ứng yêu cầu của địa phương, quốc gia để đón làn sóng đầu tư mới, thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm. Ngoài ra cũng cần lưu ý tình trạng thôn tính doanh nghiệp Việt Nam thông qua mua bán doanh nghiệp. Giao Bộ GTVT nghiên cứu đề xuất lập dự án kết nối các hạ tầng giao thông với KCN như dự án cầu Phước An (Bà Rịa – Vũng Tàu)…
Vùng kinh tế trọng điểm phía nam phải là trọng điểm của trọng điểm
Ngày 30-5, tại huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và oàn công tác Chính phủ dự Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với các tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; thu hút đầu tư; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn từng địa phương và cả vùng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu ý kiến kết luận Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với các tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Ảnh: THỐNG NHẤT (TTXVN)
Cùng dự, có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao; đồng chí Trịnh ình Dũng, Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo một số bộ, ngành T.Ư và tám tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, ồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang và TP Hồ Chí Minh.
Phát biểu ý kiến kết luận hội nghị, thay mặt lãnh đạo ảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao, biểu dương sự quyết liệt của các địa phương cùng nhân dân đẩy lùi bệnh dịch. Tuy nhiên, tình hình dịch vẫn phức tạp, thế giới chưa có vắc-xin để chữa và dịch vẫn có nguy cơ quay trở lại bất kỳ lúc nào. "Chúng ta không được chủ quan với dịch bệnh, nếu để dịch quay lại sẽ là trách nhiệm rất lớn của chính quyền các địa phương", Thủ tướng nhấn mạnh. Thủ tướng vui mừng khi các tỉnh, thành phố trong vùng vẫn chưa thay đổi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Chính phủ đã giao và cho biết hội nghị này "chỉ bàn tiến chứ không bàn lùi". "Trong tương lai, đây sẽ là vùng kinh tế trọng điểm của các vùng kinh tế trọng điểm", Thủ tướng cho biết.
Với quyết sách đúng đắn, kịp thời, đặc biệt là quyết sách "chống dịch như chống giặc", cách ly tập trung không để lây lan ra cộng đồng, nước ta đã đạt những kết quả rất đáng khích lệ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong khủng hoảng sau đại dịch, việc tổ chức hội nghị nhằm mục đích tìm ra quyết sách để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, các tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm phía nam cần có ý kiến để Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, lãnh đạo các bộ, ngành cùng lắng nghe để đưa ra quyết sách đúng. Bởi đây là những địa phương quan trọng của cả nước (chiếm 43% GDP của cả nước), trong đó vị trí dẫn đầu là
TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, ồng Nai, Bình Dương. Các tỉnh Tiền Giang, Bình Phước, Tây Ninh là các tỉnh có vị trí lan tỏa cho sự phát triển của vùng. Thủ tướng yêu cầu các địa phương cần đề xuất các giải pháp khai thác, phát huy tốt hơn nữa động lực tăng trưởng mới để thay thế, bù đắp những tác động tiêu cực do đại dịch Covid-19. Sau khi nghe kiến nghị của các địa phương, cũng như ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các bộ, ngành cần đẩy nhanh việc hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp. Theo đó, cần xây dựng cơ chế đặc thù cho các vùng kinh tế trọng điểm, đặc biệt là Vùng kinh tế trọng điểm phía nam; nghiên cứu gói hỗ trợ vùng kinh tế trọng điểm; yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu việc tham gia của các tổ chức tín dụng đối với các dự án PPP trong lĩnh vực giao thông và các dự án trọng điểm khác; giao Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch đất để dành đất cho khu công nghiệp, khu đô thị; giao Bộ Kế hoạch và ầu tư điều chỉnh quy hoạch đáp ứng yêu cầu của địa phương, quốc gia để đón làn sóng đầu tư mới, thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ. Thủ tướng đặc biệt lưu ý tình trạng thôn tính doanh nghiệp Việt Nam thông qua mua bán doanh nghiệp của các doanh nghiệp nước ngoài.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và oàn công tác Chính phủ đã đi thị sát tại khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải, dự án cầu Phước An nối hai tỉnh ồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu,...
Các dự án giao thông huyết mạch Cái Mép - Thị Vải chuyển động mới Hệ thống giao thông huyết mạch với tổng vốn đầu tư gần 15 ngàn tỷ đồng kết nối khu vực cảng quốc tế cái Mép - Thị Vải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đang có nhiều chuyển động mới. Hàng loạt dự án trọng điểm được các nhà thầu tập trung nguồn lực để đẩy mạnh tiến độ xây dựng. Rầm rộ...