Đầu tư DNA (KSD): Vợ chồng Ủy viên HĐQT đăng ký thoái vốn
Theo thông tin từ HNX, ông Nguyễn Việt Dũng, Ủy viên HĐQT CTCP Đầu tư DNA (mã chứng khoán KSD) đăng ký bán hết 100.000 cổ phiếu KSD đang nắm giữ.
Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 13/11 đến ngày 9/12.
Cũng trong khoảng thời gian trên, nhằm mục đích giảm tỷ lệ sở hữu, bà Nguyễn Kim Thành, vợ ông Dũng đăng ký bán toàn bộ 500.000 cổ phiếu KSD nắm giữ, tương ứng tỷ lệ sở hữu 4,17%.
Nếu giao dịch thành công, vợ chồng ông Dũng sẽ không còn sở hữu cổ phiếu KSD nào.
Đóng cửa phiên giao dịch 11/11, cổ phiếu KSD tiếp tục duy trì sắc tím và đứng tại mức giá 4.500 đồng/CP. Nếu tạm tính với mức thị giá này, ông Dũng và bà Thành sẽ lần lượt thu được 0,45 tỷ đồng và 2,25 tỷ đồng.
Video đang HOT
Cũng liên quan đến giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ KSD, ngày 10/11 vừa qua, Ủy viên HĐQT Lê Phương Hồng, đồng thời là cổ đông lớn nhất của Đầu tư DNA đã bán xong toàn bộ 4,2 triệu cổ phiếu KSD và giảm tỷ lệ sở hữu tại Công ty từ 35% xuống còn 0%.
Được biết, lượng cổ phiếu trên được bà Hồng đăng ký bán trong khoảng thời gian từ ngày 10/11 đến ngày 9/12. Như vậy, chỉ ngay trong ngày đăng ký đầu tiên, bà Hồng đã hoàn tất việc thoái vốn tại KSD theo phương thức khớp lệnh.
Điều đáng nói là 4,2 triệu cổ phiếu KSD này vừa mới được bà Hồng mua vào trong 1 tháng trước, từ ngày 12 – 13/10.
Đầu tư DNA tiền thân là Công ty TNHH Đông Nam Á, được thành lập vào năm 2003 với vốn điều lệ ban đầu 15 tỷ đồng.
Hiện Công ty có vốn điều lệ 120 tỷ đồng, lĩnh vực kinh doanh chính là Sản xuất thiết bị gia đình: Nồi cơm điện, tủ lạnh, máy giặt; Sản xuất các mặt hàng: Điện lạnh, điện cơ, điện máy và thiết bị, đồ dùng gia đình khác; Mua bán và đại lý hàng hóa: Nồi cơm điện, tủ lạnh, máy giặt, điện tử, điện lạnh, điện cơ, điện máy và thiết bị đồ dùng gia đình khác…
SSI Research: PVN có thể thoái vốn Đạm Cà Mau vào 2021
Cơ chế giá khí đã đàm phán xong, PVN có thể tìm được đối tác mua lại phần thoái vốn Đạm Cà Mau.
Nhà máy NPK dự kiến đi vào vận hành từ quý I/2021 có thể là động lực tăng trưởng thời gian tới của Đạm Cà Mau.
Doanh nghiệp có thể phát sinh lỗ đối với mảng NPK trong năm 2021 do công suất thấp, không đủ để bù đắp chi phí.
Theo Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research), giai đoạn 2016-2017, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) đã tìm kiếm các cơ hội để giảm tỷ lệ sở hữu tại Đạm Cà Mau (HoSE: DCM) từ 75% xuống 51%. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn do dự về chính sách giá khí đầu vào chưa rõ ràng sau khi cơ chế bảo hộ giữa Đạm Cà Mau và PVN hết hiệu lực từ năm 2019 trở đi. Hiện nay, cơ chế giá khí đã đàm phán xong, PVN có thể tìm được đối tác mua lại phần thoái vốn. Do đó, tổ chức này dự đoán PVN sẽ thoái vốn Đạm Cà Mau vào năm 2021.
Giai đoạn 2015-2018, mặc dù giá urea trên thị trường biến động mạnh, Đạm Cà Mau đạt lợi nhuận khá ổn định nhờ cơ chế giá khí đầu vào bảo hộ bởi PVN, đảm bảo ROE là 12% cho thu nhập từ urea. Song khi giá khí đầu vào chuyển sang cơ chế thị trường từ 2019 khiến lợi nhuận của doanh nghiệp phân bón giảm mạnh, 34% so với năm 2018.
Bước sang năm 2020, doanh nghiệp đã chốt được công thức giá khí đầu vào với PVN. Theo đó, 90% sản lượng khí tính theo công thức 46% giá FO hàng tháng cộng cước vận chuyển, trong khi 10% sản lượng khí còn lại là 12,7% giá dầu Brent cộng cước vận chuyển. Cước vận chuyển cố định ở mức 1,09 USD/ mmbtu.
Với việc thay đổi công thức tính chi phí khí đầu vào theo cơ chế giá thị trường, đơn vị được hưởng lợi từ chi phí khí đầu vào thấp trong phần còn lại của năm 2020 do tác động của giá dầu thế giới giảm khiến biên lợi nhuận cải thiện. Trong 10 tháng, chi phí khí đầu vào bình quân hàng năm ở mức 4,53 USD/ mmbtu, giảm so với 5,67 USD/ mmbtu trong năm 2019.
Mặt khác, do đại dịch Covid-19 khiến việc nhập khẩu phân bón Trung Quốc bị hạn chế, cạnh tranh từ urea nhập khẩu đã giảm bớt. Công suất của DCM đã tăng từ 109,6% vào cuối năm 2019 lên 111,5%. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì tăng trưởng sản lượng tiêu thụ trong bối cảnh cạnh tranh giảm. Đồng thời, chi phí lãi vay giảm dần do nợ vay của công ty giảm.
Nhờ các yếu tố thuận lợi trên mà 9 tháng doanh thu thuần Đạm Cà Mau chỉ tăng trưởng 7,3% lên 5.294 tỷ đồng nhưng lợi nhuận trước thuế tăng 47% so với cùng kỳ lên 494 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng 50% lên 462 tỷ đồng.
SSI Research thông tin Quốc hội xem xét thay đổi thuế GTGT đối với nhà sản xuất phân bón từ không chịu thuế sang chịu thuế 5% trong tháng 11. Nếu được thông qua, các nhà sản xuất phân bón có thể được hoàn 10% thuế GTGT chi phí đầu vào, giúp cải thiện lợi nhuận. Lãnh đạo Đạm Cà Mau cho biết có thể xin hoàn 70-235 tỷ đồng thuế GTGT trong chi phí đầu vào (chiếm 12%-40% lợi nhuận trước thuế năm 2020), tùy thuộc vào giá dầu kể từ năm 2021.
Công suất các nhà máy ure hiện tại của doanh nghiệp có thể tăng từ 111,5% lên 115,6% sau khi bảo dưỡng vào năm 2021 theo kế hoạch. Do vậy, khả năng tăng sản lượng khá hạn chế.
Song nhà máy NPK được xây dựng từ năm 2017 dự tính đi vào hoạt động thương mại trong quý I/2021 có thể là động lực tăng trưởng chính cho doanh nghiệp. Năm 2021, DCM ước tính bán 150.000 tấn NPK (tương ứng công suất 50%) tại giá bán trung bình là 8.000-9.000 đồng/kg, đem lại 1.200-1.350 tỷ đồng doanh thu. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể phát sinh lỗ đối với mảng NPK trong năm 2021 do công suất thấp, không đủ để bù đắp chi phí. SSI Researc lưu ý rằng chi phí đầu tư CAPEX cho nhà máy NPK của công ty thấp hơn nhiều so với DPM (DCM: 38 triệu USD so với DPM: 217 triệu USD).
Theo đó, năm 2021, ban lãnh đạo Đạm Cà Mau ước tính lợi nhuận trước thuế khoảng 300 tỷ đồng, giảm 50% so với ước thực hiện 2020.
Chốt giá khí đầu vào, PVN sẽ thoái vốn DCM năm 2021? Cơ chế giá khí hiện đã đàm phán xong, PVN có thể tìm được đối tác mua lại phần thoái vốn tại DCM. Chứng khoán SSI vừa chia sẻ những thông tin liên quan đến cuộc họp với CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HoSE: DCM). DCM là công ty hạ nguồn do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thành lập....