Đầu tư dài hạn sẽ giảm thiểu được rủi ro?
Thông thường, những nhà đầu tư chứng khoán dài hạn được xem là đang đi theo mục tiêu “chậm mà chắc”, là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người không ưa mạo hiểm với lợi nhuận ổn định, bền vững và ít rủi ro. Tuy nhiên, đầu tư chứng khoán dài hạn không hề dễ dàng, nhà đầu tư phải là người có tính tức thời, khả năng tư duy cao.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Trong những năm gần đây, mức độ tăng trưởng trung bình của các doanh nghiệp (DN) trên thị trường chứng khoán (TTCK) là khoảng 20%/ năm. Do đó, nhiều nhà đầu tư (NĐT) lựa chọn chiến lược đầu tư vào các cổ phiếu của DN tiềm có tiềm năng tăng trưởng cao để đầu tư và nắm giữ trong dài, có thể từ 3 – 5 năm sẽ đem lại những hiệu quả không ngờ tới.
Lợi nhuận không tưởng
Sự tăng trưởng vượt bậc của CTCP Sữa Việt Nam (mã: VNM) trong nhiều năm qua chắc chắn đã mang lại những khoản lợi nhuận kếch xù cho các NĐT trung thành. Nếu NĐT chi ra 100 triệu đồng để mua cổ phiếu VNM vào tháng 10/2008 thì đến nay đã gấp lên nhiều lần.
Tại thời điểm đó, thị giá cổ phiếu VNM chỉ giao dịch quanh vùng giá 5.000 đồng/cp. 100 triệu đồng khi đó có thể mua được 20.000 cổ phiếu. Đến nay, Vinamilk đã trở thành DN nằm trong top có vốn hóa lớn nhất TTCK.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/10/2019, cổ phiếu VNM đóng cửa tại mức giá 127.000 đồng/ cp. Theo đó, với 20.000 cổ phiếu mua cách đây hơn 10 năm, NĐT đã có khối tài sản lên tới hơn 2,5 tỷ đồng, tức là gấp 25 lần so với giá vốn, chưa kể khoản cổ tức tiền mặt được nhận hàng năm.
Tương tự, một NĐT chia sẻ chỉ mới đầu tư vào cổ phiếu VIC của CTCP Tập đoàn Vingroup được 2 năm nhưng khoản đầu tư đã có mức lãi gần 171% – một tỷ suất lợi nhuận cao đến khó tin.
Tỷ suất lợi nhuận thậm chí còn cao hơn rất nhiều nếu NĐT “vững niềm tin, bền ý chí” để đầu tư trong những khoảng thời gian dài hơi hơn. Tính theo giá điều chỉnh các lần trả cổ tức, cổ phiếu thưởng thì giá điều chỉnh cổ phiếu VIC tại thời điểm 1/8/2008 – tức cách đây hơn 11 năm là 6.720 đồng/cp.
Như vậy, nếu vững lòng tin vào Vingroup và đầu tư dài hạn cổ phiếu này từ nhiều năm trước, đến nay, mỗi cổ phiếu VIC mà NĐT mua năm 2008 đã đem lại khoản lợi nhuận kếch xù lên tới hơn 1.600%.
Nếu đổ 100 triệu đồng vào cổ phiếu VIC thời điểm đó thì khoản đầu tư này đến nay có giá trị khoảng hơn 1,7 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đặc điểm chung của cả hai cổ phiếu này đều là những DN cơ bản tốt, hoạt động kinh doanh tăng trưởng đều đặn hàng năm, do đó giá cổ phiếu trên TTCK cũng tăng theo cấp số nhân là điều hợp lý.
Theo kinh nghiệm của anh Khánh – một NĐT lâu năm trên TTCK: “Nếu bạn là NĐT cá nhân, với ít thông tin, ít thời gian thì lựa chọn khôn ngoan nhất là đầu tư dài hạn”.
Các nhà đầu tư ưa thích sự an toàn thường lựa chọn đầu tư dài hạn
Chưa chắc không rủi ro
Trong một phát biểu hồi đầu năm 2019, bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch HĐQT Vinamilk, cho biết muốn đầu tư vào một DN cần nhìn vào tiềm năng của đơn vị đó. Tiềm năng của Vinamilk bao gồm quá khứ, hiện tại và đang trông chờ vào tương lai.
Bà Liên nhấn mạnh chỉ trừ khi “nhảy sạp”, còn cứ đầu tư lâu dài vào VNM thì NĐT chỉ có lời và không bao giờ lỗ. Bởi mỗi một năm, Vinamilk đều trích đến 70% lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông, ngoài ra còn chia cổ phiếu thưởng.
Thực tế, đầu tư dài hạn chính là một phương thức đầu tư mà bất cứ ai đang có một khoản tiền nhàn rỗi và ít thời gian nên biết. Nhiều người có quan điểm nếu không có nhiều thời gian thì đi gửi tiết kiệm ngân hàng sẽ tốt hơn, nhưng rõ ràng đầu tư vào những cổ phiếu tốt sẽ đem lại khoản lợi nhuận gấp nhiều lần với cùng một khoản tiền.
Tuy nhiên, muốn trở thành một NĐT dài hạn thành công cần có 2 yếu tố quan trọng là kiến thức và kỹ năng. Cần phải có khả năng phân tích để lựa chọn các DN có tiềm năng tăng trưởng, khả năng sinh lời cao.
Trên thị trường đã có khá nhiều cổ phiếu tưởng là tiềm năng nhưng cũng mang lại không ít đau thương cho các NĐT nắm giữ dài hạn. Cổ phiếu TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) là một ví dụ điểm hình.
Chào sàn từ tháng 7/2018, với giá tham chiếu 128.000 đồng/cp, cổ phiếu TCB cao “kỷ lục” đối với nhiều cổ phiếu khác trên sàn chứng khoán và bằng cổ phiếu của 3 ngân hàng quốc doanh (VCB, CTG, BID) trên sàn cộng lại khiến nhiều người tỏ ra khá bất ngờ.
Tuy nhiên, trái với dự đoán của nhiều NĐT ngay từ khi mở cửa thị trường, giá cổ phiếu này đã giảm hết biên độ 20% xuống còn 102.400 đồng/ cp. Cộng với nghiệp vụ chia tách cổ phiếu, đến nay TCB chỉ còn 23.650 đồng/cp, giảm hơn 81,5% so với giá chào sàn.
Đáng chú ý, trước khi lên sàn, giá cổ phiếu TCB trên sàn OTC cũng được giao dịch với mức trên 100.000 đồng/cp. Nếu nắm giữ cổ phiếu TCB trong khoảng hơn một năm qua, tài khoản của NĐT bốc hơi đáng kể.
Đặc biệt, tại ĐHĐCĐ thường niên 2019, lãnh đạo Techcombank cho biết sẽ giữ lại khoản 10.286 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Đây là năm thứ 8 liên tiếp, cổ đông không nhận được cổ tức vì những mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.
Nhìn chung, đầu tư dài hạn hay ngắn hạn cũng đều có những ưu điểm và nhược điểm, quan trọng là NĐT phải tìm được cổ phiếu có cơ hội tăng giá, đây mới chính là cổ phiếu tốt. Bên cạnh đó là sự kiên nhẫn để vượt qua lúc thị trường suy giảm.
Theo Linh Đan/thoibaokinhdoanh.vn
Trước rủi ro suy thoái, nắm tài sản nào sẽ an toàn?
Suy thoái và khủng hoảng kinh tế toàn cầu rất có thể sẽ xảy ra. Trước viễn cảnh không mấy tốt đẹp đó, có thể làm gì để bảo toàn tài sản của mình?
Trong môi trường bất ổn và rủi ro cao, việc nắm giữ tiền mặt sẽ cho nhà đầu tư có cơ hội lựa chọn mua được những tài sản với giá tốt nhất khi các thị trường lao dốc và sụt giảm về dưới giá trị thực.
Suy thoái khó tránh khỏi?
Việc các ngân hàng trung ương (NHTƯ) những nước phát triển nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời gian gần đây, bao gồm có cả những NHTƯ hàng đầu như Ngân hàng châu Âu (EC) hay Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho thấy nỗi lo ngại về suy thoái, thậm chí khủng hoảng kinh tế toàn cầu không phải là thiếu cơ sở.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể tiếp tục với các cuộc chiến công nghệ, tiền tệ... làm cho giới đầu tư nhìn nhận kinh tế thế giới đang đối mặt với rất nhiều rủi ro có thể dẫn đến khủng hoảng.
Trong cuộc họp tháng 9, FED đã giảm lãi suất cơ bản USD xuống 0,25% - đánh dấu lần giảm liên tiếp chỉ trong vòng hai tháng. Nếu nhìn vào kế hoạch sẽ có ba lần tăng lãi suất mà FED đưa ra hồi đầu năm nay, thì mới thấy mọi thứ đã chuyển biến nhanh đến thế nào khi cơ quan tiền tệ quyền lực nhất thế giới này phải chấp nhận thay đổi định hướng chính sách để giảm rủi ro cho kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Mỹ nói riêng.
Dù vậy, theo chuyên gia kinh tế David Rosenberg - cũng là chiến lược gia của Gluskin Sheff, ngay cả khi FED hạ lãi suất về 0% như trước đây thì một cuộc suy thoái kinh tế sẽ diễn ra trong 12 tháng tới là khó tránh khỏi. Tương tự, Lisa Shalett - Giám đốc Đầu tư của Morgan Stanley Wealth Management cho biết, Mỹ có thể sẽ bước vào một cuộc suy thoái kinh tế vào năm 2020 và cảnh báo nền kinh tế toàn cầu có thể đã ở trong quá trình suy thoái.
Trong khi đó, các chuyên gia kinh tế được Bloomberg khảo sát hồi tháng 8 dự báo 35% khả năng suy thoái sẽ diễn ra vào 12 tháng tới, tăng 4% so với một tháng trước đó. Hơn nữa, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng hạ triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2019 xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính trong thập kỷ trước.
Một trong những điều các chuyên gia kinh tế lo ngại chính là sự bất ổn do cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gây ra. Các nhà đàm phán cấp cao của Mỹ và Trung Quốc dự kiến sẽ gặp nhau tại Washington vào tuần tới nhằm tìm tiếng nói chung cho cuộc chiến thương mại đang diễn ra, nhưng trong bối cảnh cả hai bên đều có những khác biệt lớn, cũng như việc Tổng thống Trump chỉ trích Trung Quốc gần đây tại Liên Hiệp Quốc và đe dọa ngăn chặn dòng vốn đầu tư từ Mỹ vào Trung Quốc, e rằng mọi thứ sẽ chỉ càng khó khăn hơn.
Giữ tài sản nào?
Trước những viễn cảnh không mấy tốt đẹp ấy, những thị trường có tính rủi ro cao như chứng khoán ắt hẳn có thể trở thành nạn nhân lớn nhất, khi mà các nhà đầu tư sẽ thoát khỏi thị trường trong bối cảnh các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi thương chiến cũng như rủi ro khủng hoảng và suy thoái của nền kinh tế thế giới. Thay vào đó, các nhà đầu tư sẽ ưu tiên nắm giữ tiền mặt nhiều hơn.
Theo một khảo sát của Bloomberg mới đây, 42% các quỹ quản lý tài sản gia đình tham gia khảo sát cho biết họ đang tăng cường tích trữ tiền mặt. Các quỹ quản lý tài sản gia đình đã phát triển mạnh hơn trong thị trường tài chính toàn cầu, với ước tính những công ty này đang quản lý khoảng 5.900 tỷ USD tài sản.
Timothy O' Hara - Chủ tịch Quỹ Rockefeller Global Family Office, cho biết: "Những nhà đầu tư nắm giữ khối tài sản ròng cực lớn đang thận trọng và lo ngại hơn đối với thị trường chứng khoán. Ngày càng có nhiều người để ý đến những khoản đầu tư tư nhân, quỹ đầu tư thay thế hoặc tiền mặt".
Thực tế cho thấy trong môi trường bất ổn và rủi ro cao, việc nắm giữ tiền mặt sẽ cho nhà đầu tư có cơ hội lựa chọn mua được những tài sản với giá tốt nhất khi các thị trường lao dốc và sụt giảm về dưới giá trị thực. Do đó, việc rút ra khỏi các kênh đầu tư rủi ro sớm sẽ tránh được chi phí cơ hội khi các thị trường ngày càng trở nên khó khăn trong việc tăng trưởng và diễn biến khó lường.
Ngoài ưu tiên tiền mặt, nhiều người cũng lựa chọn thị trường trái phiếu như là kênh đầu tư thay thế trước những dự báo khủng hoảng, do trái phiếu sẽ mang lại lãi suất cố định và thường tăng giá khi nền kinh tế bước vào suy thoái. Rick Stone - người đứng đầu Stone Family Office cho biết, ông nghi ngại thị trường trái phiếu có thể mang về lợi nhuận thực sự trong thập kỷ tới, rằng thị trường chứng khoán sẽ sụt giảm đáng kể, sau đó đi ngang.
Diễn biến đường cong lợi suất đảo ngược ngày càng xuất hiện với tần suất nhiều hơn trong thời gian gần đây đang minh chứng cho điều này, khi các nhà đầu tư đổ xô vào trái phiếu kỳ hạn dài do lo ngại khủng hoảng và suy thoái, đẩy lợi suất trái phiếu dài hạn rớt về mức thấp hơn cả lợi suất ngắn hạn.
Không thể không nhắc đến thị trường vàng - kênh đầu tư an toàn và trú ẩn rủi ro tốt nhất mỗi khi kinh tế toàn cầu bước vào giai đoạn khó khăn. Giá vàng thời gian qua đã thoát khỏi xu hướng giảm giá và thiết lập kênh tăng giá trở lại. Dù những tuần qua chịu không ít áp lực điều chỉnh do một bộ phận chốt lời, nhưng triển vọng tích cực trong dài hạn của vàng là không thể chối cãi.
Lê Phan
Theo doanhnhansaigon.vn
Nhiều rủi ro khi giao dịch quốc tế Càng hội nhập, cơ hội để các doanh nghiệp (DN) Việt Nam gia tăng các hợp đồng, giao dịch thương mại quốc tế càng lớn, song đi kèm với đó cũng không ít rủi ro. Nhiều DN do chưa tìm hiểu kỹ đối tác, không đọc kỹ hợp đồng đã thực hiện việc ký kết, đến khi không nhận được tiền từ đối...