Đầu tư cổ phiếu nào đón “sóng” đầu tư công?
Theo Agriseco, nếu các dự án đầu tư công quan trọng sớm đi vào triển khai, nhiều nhóm cổ phiếu sẽ được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động kinh doanh, trở thành câu chuyện đầu tư quan trọng trong thời gian tới.
CTCK Agriseco vừa đưa ra báo cáo đánh giá cơ hội đầu tư cổ phiếu từ làn sóng đầu tư công của Chính phủ.
Theo báo cáo, dịch Covid-19 dẫn đến các biện pháp quyết liệt của Chính phủ, trong đó có giai đoạn giãn cách xã hội trong tháng 4/2020. Sau dịch, ngoài ảnh hưởng trực tiếp từ sự đình trệ kinh tế, ảnh hưởng gián tiếp từ bên ngoài cũng là khó lường, áp lực kích hoạt tăng trưởng trở lại khiến cho Chính phủ có thể phải sử dụng các chính sách kích thích kinh tế. Agriseco cho rằng có nhiều lý do khiến cho đầu tư công có thể là một trong những công cụ phù hợp nhất với bối cảnh hiện tại.
Thứ nhất, đại dịch Covid một mặt cũng tạo ra cơ hội cho Việt Nam đón làn sóng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên Việt Nam vẫn còn những trở ngại như cơ sở hạ tầng thấp, thiếu điện, chi phí vận tải đường bộ quá cao,…Để không lỡ mất cơ hội lần này, Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng và rà soát lại các điều kiện kinh doanh, các dự án cao tốc, cầu đường có áp lực hoàn thiện càng nhanh càng tốt.
Thứ hai, vốn đầu tư từ FDI và khối tư nhân đã đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng trong giai đoạn vừa qua nhiều khả năng không thể tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng do ảnh hưởng của đại dịch, buộc vốn đầu tư từ ngân sách bù đắp thiếu hụt và duy trì động lực tích cực cho nền kinh tế.
Việc chậm trễ giải ngân trong các năm trước, cũng như ngân sách nhà nước liên tục thặng dư trong giai đoạn vừa qua, tạo ra dư địa cho các năm tới. Hiện tại, tồn dư ngân sách từ 2019 chuyển sang 2020 đã là hơn 225 nghìn tỷ đồng. Cùng với kế hoạch giải ngân năm 2020 là 470 nghìn tỷ đồng, chi ngân sách đầu tư công nếu đạt kế hoạch sẽ là động lực lớn cho nền kinh tế để có thể hồi phục đi lên theo hình chữ V theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Thứ ba, giải ngân đầu tư công là công cụ trực tiếp đi vào nền kinh tế và có tác động trực tiếp và gián tiếp lên nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội, thay đổi bộ mặt hạ tầng của các khu vực kinh tế trọng điểm.
Những động thái quyết liệt của Chính phủ
Video đang HOT
Chính phủ bắt đầu có một số chỉ đạo quyết liệt hơn trước khi kết thúc quý 1. Trong chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, “Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư” được coi là một trong những giải pháp cấp bách phải thực hiện ngay lập tức trong các nhóm hành động ứng phó với dịch Covid-19.
Thủ tướng Chính phủ cho phép các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền về việc chuyển đổi từ đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công thuần túy đối với các dự án tọng điểm.
Căn cứ vào Chỉ thị này, Thường trực Chính phủ cũng đã phê duyệt đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải, qua đó chấp thuận việc chuyển đổi từ đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công thuần túy 3 trên 8 Dự án thành phần của Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Tính đến hết tháng 4, ước giải ngân kế hoạch vốn đầu tư của các Bộ, Ngành trung ương, địa phương đạt 89 nghìn tỷ đồng, đạt 18,98% kế hoạch, tích cực hơn phần nào so với con số 16,45% cùng kỳ năm trước.
Cổ phiếu nào hưởng lợi từ “sóng” đầu tư công?
Theo Agriseco, nếu các dự án đầu tư công quan trọng sớm đi vào triển khai, nhiều nhóm cổ phiếu sẽ được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động kinh doanh, trở thành câu chuyện đầu tư quan trọng trong thời gian tới.
Cụ thể, các nhóm cổ phiếu thượng nguồn, bao gồm xây lắp và vật liệu xây dựng, có thể được hưởng lợi sớm và nhanh nhất và phản ánh vào kết quả kinh doanh. Dù vậy, vẫn cần đánh giá kỹ hơn từng cổ phiếu trong ngành để xem xét đầu tư. Nhóm Vật liệu xây dựng có nhiều yếu tố đặc thù. Các doanh nghiệp thép (HPG), khai thác đá (CTI, KSB, NNC, DHA,…) xi măng (HT1, BCC…), hay Nhựa đường (PLC) hưởng lợi tùy thuộc vào vị trí địa lý của các dự án được triển khai, năng lực của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, giá chào thầu và nhiều yếu tố khác.
ACV có thể là chủ đầu tư cũng như vận hành khai thác các dự án xây mới sân bay Long Thành, mở rộng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, T2 Nội Bài. Dù tiềm năng của các dự án này có thể mang đến bước ngoặt dài hạn cho ACV, tuy nhiên triển vọng này tạm thời chưa phản ánh trong ngắn hạn.
Đầu tư công sẽ làm thay đổi bộ mặt hạ tầng nhiều khu vực, gián tiếp tạo ra triển vọng cho nhiều ngành nghề, dù vậy, đây là tác động cần nhiều thời gian để thẩm thấu. Hạ tầng phát triển giúp thu hút vốn FDI, tác động tích cực lên nhóm Khu công nghiệp. Hệ thống giao thông kết nối phát triển cũng đồng thời thúc đẩy tốc độ đô thị hóa, tạo ra tiềm năng cho các dự án Bất động sản trong khu vực…
Phát hành trái phiếu hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy đầu tư công
Trước thực tiễn tăng trưởng kinh tế suy giảm mạnh do tác động của dịch Covid-19, các chuyên gia cho rằng, TPHCM cần lên kế hoạch nhanh để phát hành trái phiếu chính quyền địa phương (CQĐP) với hai gói: một gói kỳ hạn ngắn để có thêm nguồn lực triển khai hỗ trợ tài chính trực tiếp cho người lao động và doanh nghiệp (DN) ngay trong năm 2020; một gói kỳ hạn trung và dài hạn để triển khai thêm các dự án đầu tư công mới mà hiện chưa cân đối được nguồn vốn nên không triển khai theo quy hoạch trong năm 2021.
TPHCM đã nỗ lực đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu, doanh thu bán lẻ tăng trưởng ổn định trong 4 tháng đầu năm 2020. Ảnh: cao thăng
Hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp
Tăng trưởng kinh tế TPHCM trong 4 tháng đầu năm đã sụt giảm mạnh và mức sụt giảm còn lớn hơn so với cả nước. GRDP của TP trong quý 1-2020 chỉ tăng 0,42%, theo số liệu của Cục Thống kê TPHCM (Tổng cục Thống kê sau đó tính lại với con số khoảng 1%), so với cùng kỳ, trong khi GDP cả nước tăng 3,82%. Sản xuất công nghiệp chế biến - chế tạo 4 tháng đầu năm cũng có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với cả nước (trừ hai ngành là hóa chất và điện tử).
Trong các ngành kinh tế, hoạt động dịch vụ còn chịu tác động tiêu cực từ Covid-19 lớn nhất. Kinh tế TPHCM có tỷ trọng dịch vụ cao nên tác động cũng sâu rộng hơn. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn TP giảm 11,2% trong 4 tháng đầu năm so với cùng kỳ (trong khi cả nước chỉ giảm 4,3%). Doanh thu du lịch - lữ hành trong 4 tháng đầu năm của TP giảm 58,3% (cả nước giảm 45,2%, Hà Nội giảm 51,2%, Đà Nẵng giảm 41,4%, Khánh Hòa giảm 59,5%, Quảng Ninh giảm 58,5%, Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 62,5%).
Một điểm tích cực là doanh thu bán lẻ của TP vẫn có tăng trưởng, mặc dù thấp nhưng cao hơn cả nước và nhiều địa phương khác. Doanh thu bán lẻ trên địa bàn TP trong 4 tháng đầu năm tăng 2,9% (cả nước chỉ tăng 0,4%). Nguyên nhân thứ nhất là nhu cầu mua sắm các sản phẩm thiết yếu và sức mua của bộ phận người dân trung lưu của TP vẫn là đáng kể. Thứ hai, TPHCM đã nỗ lực đảm bảo đầy đủ nguồn cung. Thứ ba, bán lẻ qua kênh trực tuyến được đẩy mạnh, thay thế cho sự suy giảm bán lẻ theo kênh truyền thống.
Như vậy, có thể thấy, với thông điệp từ Chính phủ và TP về việc khôi phục thị trường nội địa, đẩy lại thị trường bán lẻ, tạo tâm lý tiêu dùng thoải mái nhưng an toàn cho người dân trong điều kiện "bình thường mới", thì sức mua của người tiêu dùng sẽ dần quay lại thị trường. Vấn đề cấp bách hiện nay là các biện pháp hỗ trợ từ phía cung đối với hoạt động sản xuất kinh doanh (với cả hai đối tượng là người lao động và DN) phải mạnh và đến đúng tay người nhận một cách nhanh chóng. Có thể nói, các biện pháp hỗ trợ trực tiếp (trong gói 62.000 tỷ đồng của trung ương và thêm các gói từ địa phương) là không đủ mạnh.
Đối với những chính sách hỗ trợ hiện nay, các DN vẫn có ý kiến chung là rất khó khăn chứng minh điều kiện chịu tác động tiêu cực của Covid-19 để được hưởng ưu đãi. Tuy nhiên, việc nới lỏng các điều kiện về chứng minh bị tác động tiêu cực, triển khai chính sách nhưng chuyển sang hậu kiểm, sẽ mở rộng mạnh phạm vi đối tượng được hưởng, song đòi hỏi có thêm nguồn lực. TP có thể phát trái phiếu CQĐP kỳ hạn ngắn. Nguồn thu từ trái phiếu CQĐP được dùng để bổ sung thêm nguồn lực triển khai mạnh và rộng hơn các hỗ trợ tài chính trực tiếp cho người lao động mất việc; trực tiếp cho DN để duy trì lực lượng lao động, đảm bảo thanh khoản, chống nguy cơ phá sản và hỗ trợ lãi suất vào bảo lãnh tín dụng cho các DN thuộc các lĩnh vực ưu tiên.
Thúc đẩy đầu tư công
Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn TPHCM trong 4 tháng đầu năm 2020 ước tính giảm 13,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một mức giảm rất mạnh, đặc biệt là khu vực tư nhân và FDI. Việc chỉ đạo quyết liệt triển khai các dự án đầu tư công và tăng tốc độ giải ngân là đúng đắn, nhưng cũng không đủ mạnh. Việc tổng đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương thực hiện trong 4 tháng đầu năm 2020 chỉ tăng 5,4% so với cùng kỳ là thấp (mặc dù tỷ lệ giải ngân đã cải thiện 11% so với cùng kỳ năm ngoái 5,5%), hoàn toàn không đủ bù đắp cho suy giảm đầu tư của khu vực tư nhân và dân cư.
Để tăng mạnh hơn nữa đầu tư công, TP nên phát hành trái phiếu CQĐP kỳ hạn trung và dài hạn để có nguồn lực tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm của TP, mà hiện nay chưa cân đối được nguồn vốn. Việc phát hành trái phiếu để sẵn sàng nguồn vốn triển khai các dự án trong năm 2021 là rất cần thiết để đối mặt với mọi kịch bản kinh tế, tùy theo diễn biến của Covid-19.
Nếu Covid-19 trên toàn cầu vẫn diễn biến phức tạp, thì năm 2021 sẽ cần kích cầu mạnh, đặc biệt là từ đầu tư nhà nước. Ngay cả khi Covid-19 trên toàn cầu được kiểm soát, thì sức cầu ở các thị trường xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ và EU sẽ vẫn yếu. Cơ hội tăng trưởng mạnh trở lại trong năm 2021 vẫn phụ thuộc vào khả năng kích cầu nội địa, trong đó đầu tư công là rất quan trọng.
Tính khả thi
Về pháp lý và thủ tục, việc phát hành trái phiếu CQĐP cần được sự đồng ý về mặt chủ trương của lãnh đạo Chính phủ, từ đó có chỉ đạo đến Bộ Tài chính để có thể phê duyệt nhanh chóng kế hoạch phát hành trái phiếu cụ thể. Hiện Trung ương vẫn muốn TP phải cố gắng duy trì một tốc độ tăng trưởng GRDP trên địa bàn ở mức tương đối cao (6,7% như Thủ tướng Chính phủ có nêu tại phiên họp Chính phủ ngày 5-5). Để đảm bảo vẫn tăng trưởng khá thì Trung ương cần cho phép TP được huy động thêm các nguồn lực, trong đó có phát hành trái phiếu CQĐP, để hỗ trợ tăng trưởng.
Về thị trường, sức cầu của các ngân hàng thương mại và quỹ đầu tư đối với trái phiếu CQĐP của TPHCM là cao. Trong bối cảnh GDP tăng trưởng chậm hơn, tín dụng nội địa cũng không thể đạt mục tiêu tăng trưởng 14% trong năm 2020. Tín dụng cho nền kinh tế có thể chỉ tăng 11% trong năm 2020, trong khi tiền gửi của người dân sẽ tăng cao hơn. Vì vậy, các ngân hàng thương mại hoàn toàn có thể đầu tư vào trái phiếu CQĐP do TP phát hành ở các kỳ hạn khác nhau.
Với những điều chỉnh chính sách ở Trung ương, thủ tục thực hiện các dự án đầu tư công sẽ được làm thông thoáng hơn. Đây là cơ hội để đẩy nhanh các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ở TPHCM cần phải làm, nhưng trong thời gian qua, không thể triển khai do vừa vướng thủ tục, vừa vướng nguồn vốn.
Cổ phiếu Sabeco tăng trần, chứng khoán đi lên 3 phiên liên tiếp Chỉ số VN-Index đóng cửa phiên 7/5 tăng 1,8%, dừng tại 797 điểm. Nhóm bluechip đóng vai trò chủ đạo dẫn dắt thị trường khi có tới 26/30 cổ phiếu trong rổ VN30 tăng điểm. Thị trường chứng khoán Việt Nam có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp vào hôm nay khi đà tăng mạnh trong phiên giao dịch hôm qua được...