Đầu tư chứng khoán thế nào trong “mùa” đại dịch Corona?
Tính từ phiên giao dịch đầu năm Canh Tý (22/1) đến thời điểm hiện tại, vốn hóa VN-Index đã bốc hơi hơn gần 8,6 tỷ USD. Dữ liệu này phần nào cho thấy sức công phá khủng khiếp của đại dịch virus Corona tới thị trường chứng khoán. Vậy trong bối cảnh này, nhà đầu tư cần có chiến lược giao dịch thế nào?
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Chốt phiên giao dịch 11/2, VN-Index tăng 3,94 điểm, tương đương 0,42% đạt 934,67 điểm. Các cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất đến thị trường là BID, CTG và VPB khi đóng góp vào chỉ số lần lượt 1,99; 1,25 và 0,57 điểm tăng. Ngược lại, các cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index là VNM, GAS và HPG khi lấy đi của chỉ số lần lượt 0,91; 0,67 và 0,60 điểm.
Dù vậy, nếu xét từ phiên đầu năm Canh Tý (22/1) đến nay, VN-Index đã giảm tổng cộng 5,73%, vốn hóa vốn hóa VN-Index đã bốc hơi hơn gần 8,6 tỷ USD.
Các con số này phần nào cho thấy sức công phá khủng khiếp của đại dịch virus Corona tới thị trường. Vậy trong bối cảnh này, nhà đầu tư cần có chiến lược giao dịch thế nào?Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Minh Tuấn – Giám đốc Môi giới CTCP Chứng khoán Mirae Asset về vấn đề này.
Sau những ngày đầu giao dịch hậu Tết Nguyên đán liên tục trồi sụt, thị trường chứng khoán đã dần có sự cân bằng và hồi phục, bất chấp nỗi lo về dịch bệnh virus nCoV vẫn chưa qua. Ông đánh giá thế nào về diễn biến hiện tại của thị trường?
Ông Huỳnh Minh Tuấn – Giám đốc Môi giới CTCP Chứng khoán Mirae Asset
Ông Huỳnh Minh Tuấn: Sự hồi phục và cân bằng lại trong vài phiên gần đây của thị trường chỉ mang tính ngắn hạn tạm thời, vì những hệ quả của đại dịch chưa được phản ánh hết vào các ngành và tình hình chung của nền kinh tế mà chỉ tác động trực tiếp tới hàng không, du lịch, dịch vụ ăn uống (F&B) hay nhà hàng khách sạn mà thôi.
Video đang HOT
Vì vậy, diễn biến cân bằng này sẽ khó duy trì lâu và về cuối quý sẽ có sự phản ánh rõ nét hơn những hệ quả này. Mới đây Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đưa ra 2 kịch bản GDP đều suy giảm khá nặng nề là điều không khó dự đoán. Ở góc độ phân tích và dự phóng định giá hay đánh giá tác động nhóm ngành thì cần thêm dữ liệu đổ về và lượng hoá rõ ràng trong khoản 1 tháng tới mà thôi.
Một yếu tố cần lưu ý là từ phiên hậu Tết Nguyên đán đến hiện tại (phiên 11/2), khối ngoại chủ đạo bán ròng và chỉ mua ròng duy nhất 2 phiên (3/2 và 7/2 ). Điều này cho thấy dòng tiền (vốn từng chủ đạo nâng đỡ thị trường) vẫn đang dè dặt? Quan điểm của ông thế nào?
Khi có một sự kiện mang tính bất ngờ hoặc dự phóng thành một rủi ro hệ thống thì hành động phòng vệ của các nhà đầu tư tổ chức là tương đối dễ hiểu, họ thường sẽ đảo danh mục qua nhóm cổ phiếu phòng thủ và tăng lượng tiền mặt lên để tăng sức đề kháng phòng ngừa rủi ro cho danh mục, nên việc họ bán ròng trong giai đoạn này không có gì khó hiểu và chúng ta phải chấp nhận việc đó nhưng một phần tất yếu của trạng thái hiện tại.
Quan điểm của tôi cho rằng họ cũng như nhà đầu tư nội là đang đợi số liệu thống kê để dự phóng và điều chỉnh lại các mô hình đầu tư mà họ đã chạy trước đó. Tùy khẩu vị rủi ro, chiến lược của từng quỹ mà giao dịch của họ sẽ phản ánh theo, nhưng phần lớn tôi vẫn nghiêng về độ bán ròng ít nhất trong quý 1 này của ngoại khối.
Sau nhiều phiên tăng điểm ấn tượng, nhóm cổ phiếu ngành dược đang bị chốt lời mạnh. Ông đánh giá thế nào về triển vọng nhóm này?
Ngành dược thường là nhà đầu tư nói chung về các công ty sản xuất thuốc đại diện, chứ thật ra phân ngành thì nó có sản xuất dược phẩm, thiết bị y tế và cơ sở khám chữa và chăm sóc (bệnh viện, phòng khám…). Việc chia ra phân ngành như vậy để thấy mức độ tác động về cung cầu sản phẩm trực tiếp của ngành.
Với ngành dược hiện tại chúng ta thấy các loại kháng sinh hay thuốc để chữa corona đều đặc trị và gần như các công ty dược Việt Nam đều không cung ứng được, chỉ có ngành vật tư y tế và cơ sở khám chữa thật sự tăng cầu đột biến. Tuy nhiên nhóm này ko có niêm yết (listing) trên thị trường chứng khoán hiện tại. Do đó, phản ứng tăng giá của nhóm dược thiên về tâm lý suy đoán và ngắn hạn là chính.
N hiều công bố cho thấy dịch virus sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế và nhiều nhóm ngành. Quan điểm của cá nhân ông đánh giá thế nào? Nhóm ngành nào sẽ chịu tác động tiêu cực nhất và mức độ ảnh hưởng ra sao?
Như đã đề cập, đây là tổng quát cho cả nền kinh tế chứ không riêng gì các nhóm ngành niêm yết trên thị trường chứng khoán hiện tại: Hàng không, dịch vụ ăn uống, công ty lữ hành, nhà hàng khách sạn là tác động trực tiếp nhất bởi lượng khách du lịch ngưng đột ngột.
Nhóm bị tiêu cực thứ 2 đó là nông sản với thời gian lưu trữ ngắn như thanh long, sầu riêng, dưa hấu, khoai… bị ách tắc tại cảng thông quan cũng như tụt cầu nghiêm trọng từ Trung Quốc buộc phải quay lại tiêu thụ ở thị trường nội địa và giảm giá để tiêu thụ (các vụ giải cứu nông sản đang diễn ra).
Các ngành bị tác động một cách dài hạn hơn như: Dệt may, công nghiệp điện, điện tử, giày da… vì phụ thuộc nguồn cung nguyên vật liệu và máy móc thiết bị từ thị trường Trung Quốc đột ngột tắc nghẽn do bên họ cũng tạm ngưng sản xuất. việc bổ sung nguồn cung cấp khác sẽ gặp các vấn đề về giá cả, vận chuyển, và chất lượng hàng hoá…
Về nhóm ngành được lợi (có nêu ở câu trả lời số 3) đó là nhóm vật tư y tế, cơ sở điều trị thăm khám là tác động trực tiếp nhất, ngoài ra đi kèm theo đó là một số ngành về tiêu dùng thiết yếu như thực phẩm, nhu yếu phẩm … (nhu cầu tích trữ lương thực thực phẩm đề đối phó dài hạn hơn với dịch bệnh do sự hạn chế di chuyển và lo ngại lây lan)
Về quan điểm đầu tư trong giai đoạn hiện tại, ông có lời khuyên gì với nhà đầu tư?
Một cách tổng thể thì đây tiếp tục là một “black swan” (Thiên Nga Đen) của thị trường, điều này nói lên rằng mọi dự đoán trước đó gần như đều bất ngờ, vì vậy ko thể nói rằng tôi đã dự như thế này, tôi đã làm như thế kia mà chiến lược hiện tại sẽ là thích nghi với trạng thái mới của thị trường và điều chỉnh lại chiến lược một cách hợp lý nhất ưu tiên về phòng thủ.
Bức tranh vĩ mô tổng thể nói gì thì nói vẫn sẽ là sự sụt giảm nặng nề về GDP trong quý 1 và có thể lan qua tới quý 2 nếu tình hình kiểm soat dịch bệnh cải thiện chậm.
Việc cần làm hiện tại của nhà đầu tư là cần rà soát lại danh mục và chiến lược hiện tại của mình xem trạng thái như thế nào, nếu ở mức đòn bẩy quá cao cần điều chỉnh, chi tiết hơn nên xem danh mục có thuộc những nhóm ngành ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp hay không, rà soát lại nguồn lực để có thể bổ sung vốn bình quân hoặc thay đổi chiến lược từ ngắn hạn sang dài hạn để chờ đợi sự phục hồi tổng thể của vĩ mô và ngành.
Vì thường sau mỗi đợt dịch, thị trường luôn phục hồi cao hơn nhờ sự gia tăng sản xuất, các chính sách hỗ trợ từ chính phủ để phục hồi trạng thái bình thường của nền kinh tế, bên cạnh đó là các dịch vụ và sản phẩm sáng tạo thích nghi ra đời… “Sau cơn mưa trời lại sáng”.
Xin cảm ơn ông!
Theo Tả Phú/nhadautu.vn
Năm 2019, dư nợ cho vay margin Mirae Asset đạt 7.385 tỷ đồng, gần bằng HSC và VCSC cộng lại
Dư nợ margin cuối năm 2019 của Mirae Asset lên đến 7.385 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cuối 2018, vượt qua SSI và trở thành CTCK có dư nợ margin lớn nhất thị trường, gần bằng HSC và VCSC cộng lại.
Thống kê trên thị trường, số lượng CTCK Hàn Quốc tại Việt Nam hiện đang là 6 công ty bao gồm Chứng khoán Mirae Asset, Chứng khoán KIS, Chứng khoán Pinetree, Chứng khoán KB Việt Nam, Chứng khoán Shinhan Việt Nam (tiền thân là Chứng khoán Nam An), Chứng khoán NH (tiền thân chứng khoán Woori CBV).
Các công ty chứng khoán (CTCK) từ Hàn Quốc đang ngày một gia tăng ảnh hưởng lên thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm 2019 top các CTCK có vốn điều lệ, dư nợ margin đến thị phần đều có sự xáo trộn rất lớn do các CTCK Hàn Quốc tạo ra.
Cụ thể, năm 2019 Mirae Asset đã hoàn tất việc tăng vốn lên gần 5.500 tỷ đồng và vượt qua SSI trở thành CTCK có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Ngoài Mirae Asset, trong top 10 CTCK có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam còn có sự góp mặt của KIS, KBSV với vốn điều lệ lần lượt là 1.897 tỷ đồng và 1.675 tỷ đồng.
Mirae Asset cũng vượt qua SSI về dư nợ margin với con số lên đến 7.385 tỷ đồng cuối năm 2019 và trở thành CTCK có dư nợ margin lớn nhất thị trường. So với thời điểm cuối năm 2018, dư nợ cho vay của Mirae Asset trong năm qua đã tăng gấp đôi. KIS và KBSV cũng góp mặt trong top 10 CTCK có dư nợ margin cao nhất lần lượt là 2.846 tỷ đồng và 2.349 tỷ đồng.
Về thị phần môi giới quý IV/2019 vừa qua, Mirae Asset xếp thứ 5 với 5,44% thị phần sau VND, VCSC, HSC, SSI và lần đầu tiên KBSV lọt vào top 10 thị phần môi giới trên HoSE. Còn tính chung cả năm, nhóm CTCK có vốn ngoại vẫn đóng góp 2 gương mặt quen thuộc là Mirae Asset và KIS Việt Nam với thị phần lần lượt là 4,47% và 3,08%.
Dù giữ nguyên vị trí trong top đầu nhưng 5 CTCK có thị phần lớn nhất trên HoSE là SSI, HSC, VCSC, VND, MBS đều ghi nhận mức thị phần sụt giảm đáng kể so với năm 2018. Theo đó, tổng thị phần của top 5 trong năm 2019 chỉ đạt 44,27%, thấp hơn khá nhiều so với mức 53,82% của năm 2018 trong đó thị phần của SSI sụt giảm mạnh nhất từ mức 18,7% về còn 13,96%.
BẢO VY
Theo bizlive.vn
Pyn Elite Fund đẩy mạnh mua cổ phiếu trong những ngày "đại dịch" Corona Tại thời điểm cuối tháng 1, CTG là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn thứ 4 trong danh mục Pyn Elite Fund. Trước đó vào cuối tháng 12, CTG chỉ chiếm tỷ trọng 3,31%, đứng thứ 8 trong danh mục quỹ. Pyn Elite Fund, quỹ đầu tư với quy mô 325,36 triệu Euro (355 triệu USD) vừa công bố báo cáo tháng 1...