Đầu tư cho y tế tuyến huyện để “giữ chân” người bệnh
Nhờ được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và đào tạo nân g cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ, y, bác sĩ ở các đơn vị y tế tuyến huyện nên những năm gần đây, chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngay tại địa phương ngày càng được nâng cao; tình trạng bệnh nhân vượt tuyến gây quá tải đang dần được khắc phục.
Chụp CT cắt lớp là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao đã được áp dụng cho người bệnh tại TTYT huyện Ba Chẽ.
Đều đặn hàng tháng, bà Hoàng Thị Rụng, thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ đều đến Trung tâm y tế (TTYT) huyện Ba Chẽ, tái khám định kỳ bệnh tiểu đường. Dịp này do bất cẩn ngã gãy bàn chân trái, bà Rụng phải ở lại điều trị tại Trung tâm. Bà Rụng chia sẻ: Trung tâm mới xây to đẹp, nhân viên y tế nhiệt tình nên người dân chúng tôi đến khám chữa bệnh rất yên tâm.
TTYT huyện Ba Chẽ được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới khang trang, sạch sẽ và đưa vào sử dụng cuối năm 2020. Tòa nhà chính được xây dựng mới có quy mô 4 tầng, tổng diện tích sàn trên 4.000m 2 ; gồm nhiều trang thiết bị y tế được đầu tư mới, đồng bộ, hiện đại; đồng thời cải tạo, nâng cấp một số công trình đã xây dựng từ trước. Tổng mức đầu tư trên 90 tỷ đồng.
Bác sĩ của TTYT huyện Ba Chẽ thăm khám cho người bệnh.
Video đang HOT
Bác sĩ Đoàn Ngọc Thanh, Giám đốc TTYT huyện Ba Chẽ, cho biết: Trung tâm được xây dựng mới và đi vào hoạt động là niềm vui không chỉ của bệnh nhân mà còn là của tập thể đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế đơn vị. Theo kế hoạch trong tháng 7/2021, chúng tôi tiếp nhận những trang thiết bị y tế mới được đầu tư. Để có thể khai thác hiệu quả, chúng tôi đã cử các y, bác sĩ đi đào tạo nâng cao trình độ và các chứng chỉ về các chuyên khoa mắt, đo độ loãng xương… để phục vụ tốt nhất nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân ngay tại địa phương.
Để nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống y tế ở tuyến huyện, từ năm 2015 đến nay, tỉnh đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới 10 TTYT đa chức năng (y tế dự phòng, khám chữa bệnh, dân số, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác) và 2 bệnh viện đa khoa (khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác); đồng thời, duy trì 3 TTYT tuyến huyện thực hiện chức năng y tế dự phòng. Các đơn vị y tế tuyến huyện còn được đầu tư các trang thiết bị y tế mới, đồng bộ, hiện đại phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Trong đó, nhiều trang thiết bị y tế, các kỹ thuật cao như mổ nội soi ổ bụng, nội soi sản khoa và một số kỹ thuật cao về xương khớp, thần kinh sọ não… đã được các cơ sở y tế triển khai hiệu quả.
Tất cả các TTYT đa chức năng tuyến huyện đều được cải tạo, nâng cấp và xây mới.
Cùng với đó, ngành Y tế Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo nguồn nhân lực về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng. Nhất là ngành đã thực hiện luân chuyển có thời hạn, một số bác sĩ chất lượng cao ở các chuyên ngành ở tuyến tỉnh về cơ sở. Từ tháng 3/2019, bác sĩ CKI Hoàng Đình Thành (Trưởng Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh) được bổ nhiệm Phó Giám đốc TTYT huyện Đầm Hà; bác sĩ CKI Bùi Văn Thế (Phó trưởng Khoa Phụ, Bệnh viện Sản Nhi) giữ chức vụ Phó Giám đốc TTYT huyện Hải Hà. Đây đều là những bác sĩ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Về với vùng khó, các bác sĩ đã từng bước mang đến những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về phục vụ người dân địa phương. Không chỉ mang đến cho cơ sở y tế vùng khó những “đôi tay vàng”, bác sĩ Thành và bác sĩ Thế còn thực hiện chuyển giao kỹ thuật cho các bác sĩ tại địa phương và các TTYT huyện lân cận.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Diện, Giám đốc Sở Y tế cho rằng, việc người dân được khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế khang trang, sạch đẹp cùng với máy móc, thiết bị y tế hiện đại, đã góp phần thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội. Từ đó, giúp mọi người dân ở bất kỳ đâu trên địa bàn tỉnh, nhất là vùng sâu, vùng xa đều được tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến điều trị không cần thiết, góp phần giảm tải ở các bệnh viện tuyến trên, tránh lãng phí cho người dân, cộng đồng, xã hội.
Ngành y tế tỉnh Lai Châu: Hiệu quả từ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế
Trong những năm trước, cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các đơn vị trong ngành y tế Lai Châu còn thiếu so với danh mục quy định của Bộ Y tế. Việc này dẫn đến khó khăn nhất định trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay, ngành y tế Lai Châu đã từng bước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế từ tuyến xã cho đến tuyến tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.
Những con số biết nói
Trước đây, bệnh nhân thường xuyên phải chuyển từ tuyến dưới lên tuyến trên (từ trạm y tế xã lên tuyến huyện; từ huyện lên tuyến tỉnh; từ tỉnh về tuyến Trung ương), việc này gây tốn kém chi phí cho người bệnh, làm tăng gánh nặng cho các cơ sở y tế tuyến trên, từ đó làm giảm ngay nguồn thu khám chữa bệnh tại các đơn vị y tế cơ sở khi thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế dẫn đến việc tái đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị gặp không ít khó khăn.
Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay, được sự quan tâm của tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh và Bộ Y tế, ngành y tế Lai Châu đã từng bước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế từ tuyến xã cho đến tuyến tỉnh góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.
Các bác sĩ BV Mắt Trung ương và bác sĩ CDC Lai Châu phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco.
Đối với tuyến xã đã được nâng cấp trụ sở làm việc, trang bị máy móc, công cụ và dụng cụ thiết yếu phục vụ công tác khám bệnh cho nhân dân trên địa bàn xã (thiết bị đáp ứng như các loại phẫu thuật nhỏ, thực hiện được các ca đẻ thông thường, thực hiện khám định kỳ...) làm tăng khoảng 30% lượt bệnh nhân đến trạm y tế xã đã góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến huyện.
Đối với tuyến huyện, tỉnh được nâng cấp sửa chữa cơ sở vật chất, đầu tư các thiết bị kỹ thuật cao phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh trên địa bàn huyện (Năm 2018: đầu tư 16 thiết bị với tổng kinh phí là 27 tỷ đồng, Năm 2019: đầu tư 3 thiết bị với tổng kinh phí là 6 tỷ đồng. Năm 2020: đầu tư 9 thiết bị với tổng kinh phí là 19 tỷ đồng). Để nâng cao hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh, Trung tâm y tế các huyện là bệnh viện vệ tinh của bệnh viện tuyến Trung ương bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đã nhận chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên xuống tuyến dưới. Các đơn vị đã cử bác sĩ và các kíp đi đào tạo các chuyên khoa sâu (hồi sức cấp cứu, phẫu thuật nội soi, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, nội, ngoại, sản, nhi...) tại một số bệnh viện Trung ương như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phụ sản... nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả trong khám chữa bệnh cho người dân. Công tác đào tạo từ năm 2018 đến nay ngành y tế không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho các y, bác sĩ, điều dưỡng và dược sĩ: Có 93 bác sĩ ra trường; 66 bác sĩ chuyên khoa cấp I; 130 điều dưỡng đại học; cử 2.495 lượt người đi đào tạo ngắn hạn. Đây là những nỗ lực để làm chủ trong việc sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Mặc dù về tài chính và đầu tư cho y tế gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu cấp cứu, phẫu thuật, điều trị tại bệnh viện tỉnh, huyện nhưng những năm gần đây, các cơ sở y tế được tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, tham gia Đề án Bệnh viện vệ tinh nên đã phát triển, mở rộng và thực hiện được nhiều dịch vụ kỹ thuật cao, vượt tuyến theo quy định, góp phần giảm chi phí cho người bệnh, giảm tải cho bệnh viện tuyến trên. Với những kết quả đó, cần phải tiếp tục có sự quan tâm đầu tư thiết bị y tế phù hợp để triển khai, thực hiện được những dịch vụ kỹ thuật mới nhằm nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, đồng thời nhận chuyển giao các dịch vụ kỹ thuật từ bệnh viện tuyến Trung ương cho bệnh viện tuyến cơ sở.
Các y, bác sĩ Tổ chức Marie Stopes Việt Nam và Trung tâm Y tế Tam Dương mổ mắt cho người bệnh.
Hiệu quả từ đầu tư trúng đích
Có thể thấy, việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tại các đơn vị trong ngành y tế Lai Châu đã đáp ứng theo quy định của Bộ Y tế, đang góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn tỉnh. Các thiết bị, công cụ thiết yếu được đầu tư cơ bản đã đáp ứng được hoạt động chuyên môn thường xuyên tại các đơn vị giúp nâng cao trong việc chẩn đoán tăng cường hiệu quả trong điều trị.
Các thiết bị kỹ thuật cao được đầu tư đến hiện tại, 100% thiết bị công cụ, dụng cụ đưa vào sử dụng, đảm bảo về mặt con người, đồng thời tiếp nhận kỹ thuật cao từ các bệnh viện tuyến trên. Góp phần không nhỏ để nâng cao chất lượng bệnh viện, đặc biệt nhờ có sự can thiệp của thiết bị các ca bệnh khó trước đây phải chuyển tuyến bây giờ có thể điều trị ngay tại cơ sở y tế tuyến huyện.
Hiệu quả đầu tư cho y tế ở vùng khó khăn biên giới Lai Châu Tỉnh biên giới Lai Châu tuy còn nhiều khó khăn nhưng đã thực hiện tốt đầu tư sơ sở hạ tầng tuyến y tế cơ sở, bổ sung hệ thống máy móc và trang thiết bị phù hợp phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của đồng bào dân tộc, giảm thiểu số ca bệnh chuyển tuyến. Chất lượng khám chữa bệnh được...