Đầu tư cả triệu bạc mua quất đón Tết, ai ngờ bị “bé cưng” vặt trụi
Nhìn cảnh các con vui vẻ vặt sạch từng quả quất một mà nhiều bậc phụ huynh chỉ biết “đau trong tim”. Cứ thế mấy triệu bạc đón Tết cũng ra đi trong vô vọng.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại rủ nhau đi sắm cây đào, cây mai hay cây quất để trang trí nhà cửa đón năm mới. Có những nhà phải mất nhiều thời gian, tiền bạc lắm mới “rinh” được một cây hợp phong thuỷ.
Ấy vậy nhưng có một gia đình, mua quất xong, vui chưa bao lần liền hoá nỗi buồn. Bởi lẽ, cây quất mà họ đầu tư cả triệu bạc chỉ trong phút chốc đã bị vặt trụi sạch sẽ, mà thủ phạm không đâu xa lại chính là “con cưng” họ chiều chuộng bấy lâu.
Nhìn cảnh này mà bao bậc phụ huynh nhói trong tim. (Ảnh: Gia đình và xã hội)
Mua cây quất cả triệu bạc, cuối cùng ngậm ngùi nhìn con vặt trụi cả lá
Câu chuyện “dở khóc dở cười” này được đăng tải trên mạng xã hội và thu hút sự chú ý của bao dân tình. Trong bài viết là hình ảnh một bé gái đang hồn nhiên vặt từng quả quất to tròn cho vào 2 chiếc cốc thuỷ tinh.
Tuy người lớn không xuất hiện trong bức hình, thế nhưng, nhiều người cũng đoán được nét mặt méo xệch của họ. Cây quất to như vậy ít nhiều cũng có giá cả triệu bạc, ấy vậy mà nhìn từng quả, từng quả một “ra đi” thế kia ai cũng phải đau lòng thay.
Nhìn hai cốc đầy ắp quả mà xót. (Ảnh: Gia đình và xã hội)
Bố vừa mua quất chưa kịp khoe, con đã bứt sạch quả
Chung nỗi lòng với gia đình trên, từng có một ông bố cũng đăng tải bài viết chia sẻ câu chuyện bị con gái cưng vặt sạch quất mới mua. Cây cảnh của anh tuy chỉ có giá 450 nghìn đồng nhưng lại có dáng rất đẹp. Thế nhưng chưa kịp chơi Tết một ngày nào, cây đã mất gần hết quả do con gái cưng vặt.
Trước khi mua, vợ anh đã dặn bé rất kĩ không được bứt quả trên cây. Dù vậy, chỉ một ngày sau đó, bé đã hớn hở khoe thành quả bứt được cả đống quất cho bố mẹ.
Video đang HOT
Cây quất xinh đẹp bị mất một nửa quả. (Ảnh: Vietnammoi)
Nhiều gia đình chung cảnh ngộ
Không chỉ những gia đình có con nhỏ, nhiều nhà khác cũng phải chịu chung số phận trên vì đón khách “tí hon” đến nhà. Cây quất khi mua về đẹp đẽ biết bao nhiêu, một khi đã qua tay của trẻ nhỏ đều phải đối mặt với kết cục xơ xác và trơ trụi đến tội.
Mất cây chơi Tết còn chưa đủ, phụ huynh còn đau lòng hơn cả khi phải dọn “bãi chiến trường” toàn lá và quất nát mà “con cưng” bày ra. Khổ nỗi là cứ sau mỗi lần như vậy, mấy bé lại bày ra vẻ mặt ngây thơ “vô số tội” khiến các bậc phụ huynh chẳng ai dám trách mắng, đành ngậm ngùi cho qua.
Thành quả của một em bé sau khi đến nhà người thân chơi. (Ảnh: Ngoác Tv)
Nhìn mấy bé vui thế này, mẹ có dám phạt. (Ảnh: Không sợ chó)
Tuy rằng những em bé trên đều là do đến tuổi hiếu động nên mới bày trò nghịch ngợm như vậy, thế nhưng, cha mẹ cũng nên dạy con biết quý trọng cây cối. Thay vì cười trừ cho qua, các bậc phụ huynh nên giải thích cho bé hiểu về hành động của mình.
Con suýt lao ra lòng đường đầy xe cộ khiến ai nấy thót tim, nhưng pha xử lý của ông bố trẻ ngay sau đó mới chiếm spotlight mạng xã hội
Nhiều phụ huynh cho rằng không phải ông bố nào cũng đủ bình tĩnh để giải quyết mọi chuyện nhẹ nhàng như thế này!
" Sang nay, trong mot tich tac, luc me tha tay Mi mo cua o to, bo đang vong sang ben ngoai đe len ghe lai, nang đa nhay phoc khoi via he suyt lao ra long đuong đay xe co đi lai vun vut. Bo me đong thanh quat "Mí!!!!" va the la nang oa len khoc, quang quat tay chan đay gian du" , chị Hoàng Ngọc Diệp, mẹ bé Mí (3 tuổi), ở Hà Nội, chia sẻ những dòng đầu tiên về câu chuyện khiến ai nấy theo dõi đều... thót tim.
Thực tế, trẻ em thường có điểm chung thích chạy nhảy nên việc chúng đột ngột lao ra đường cũng không khó hiểu. Có khi vì con muốn đuổi theo trái bóng, đồ chơi, nhưng cũng có khi vì nghịch ngợm, hiếu động.
Tuy nhiên chỉ một chút sơ sẩy thôi, hậu quả xảy ra thế nào có khi không ai tưởng tượng được. Trong hoàn cảnh như của bé Mí hôm nay, hẳn cảm giác của rất nhiều bố mẹ ngay lập tức sẽ là: Hốt hoảng, tức giận; mất bình tĩnh... dẫn tới la mắng, đánh đòn con.
Thế nhưng ông bố trong câu chuyện này đã chọn cách xử sự khác, dù theo chị Diệp, ngay lúc đó anh vong lai ra dat tay Mi, bao "Me đung đay đe bo!" khiến chị khá lo lắng.
" Moi lan nghe chồng noi the, minh nghi minh so hon Mi. So loanh quanh mot hoi bo lai noi may cau : "Con qua hu đay!", "Bo khong yeu con nua!" hoac te hon quat nat gi đo ma tan ca ngay sau hai ben moi lam lanh.
Nhung hom nay bo khong he lam vay. Bo bao Mi cu khoc đi, het đi, roi yen lang ngoi đoi. Sau đo bo om Mi roi giai thich vi sao bo me quat Mi to vay. Va ket thuc bang mot cai om that to roi nhan manh lai : "Bo me yeu Mi lam ma!".
Bo bao Mi cu khoc đi, het đi, roi yen lang ngoi đoi.
Minh đung tu xa ngam hai bo con qua nang vang tuoi, bui min đac san Ha Noi ma cam thay am ap may man qua chung. Chang trai nam nao minh yeu gio đa thanh mot nguoi bo that tuyet đinh.
Lang lang la the, om con gai tren xe đi ve, no van khong quen quay sang dan mat me: "Lan sau me ma quat con la con đam me đay me biet chua?". Nguoi ta bao chang ai tren đoi đuoc tat ca, chuan that roi".
Bố bao giờ cũng ngọt ngào với Mí như thế.
Pha xử lý bình tĩnh bất ngờ của người bố khiến các phụ huynh theo dõi câu chuyện đều thấy thật đáng yêu và ấm áp. Nhiều phụ huynh cho rằng trong tình thế ngập tràn lo sợ ấy, không phải ông bố nào cũng đủ bình tĩnh để giải quyết mọi chuyện nhẹ nhàng như thế này!
Trong cuộc sống hằng ngày, chị Diệp cũng luôn luôn tôn trọng cảm xúc và ý kiến của con, dành thời gian để cùng con điều hoà cảm xúc, giải thích cho con khi có những hành vi không phù hợp cần thay đổi. Chẳng hạn khi bé Mí bảo "con đấm mẹ" , dù khá sốc nhưng chị không mắng mỏ con mà coi như đây là một cơ hội để giải thích cho con về hành vi "bạo lực".
"Theo mình bé q uát và đánh chỉ là hành động áp chế tức thời thôi. Tất nhiên sau đó mình phải hỏi lại Mí biết đấm là gì không? Con muốn làm mẹ đau hả? Bạn ấy đã tự nhận ra mình quá giới hạn. Trước giờ trong quá khứ nhiều trường hợp tương tự vậy rồi, nhưng hiểu vấn đề xong sẽ không còn lần thứ hai bạn ấy nói/làm nữa. Cá nhân mình thấy thế hiệu quả hơn nhiều, và quan trọng nhất là không ai phải thấy ấm ức, bị tổn thương cả " .
Gia đình hạnh phúc của bé Mí.
Chị Diệp cho rằng, mình chỉ đánh giá, phê bình hành động của con khi quá giới hạn. Không chỉ trích bản chất con người con. Và trên hết, kỷ luật dựa trên yêu thương, không lạm dụng vai trò bố mẹ để quát mắng hay đánh đòn, làm tổn thương con.
May mắn của chị Diệp là chồng luôn đồng tình với quan điểm nuôi dạy con của mình. Nhiều lúc anh cũng tức giận mà quên mất, vẫn sẽ quát con hoặc mắng: "Con hư quá!". Chị cũng vậy. Nhưng sau mỗi lần lại thấy làm thế không hiệu quả, con chỉ buồn hơn, tức giận hơn, vẫn lặp lại hành vi. Nên sau đó cả hai vợ chồng phải tự nhủ mình cần vượt qua bản thân để chọn cách giải thích bình tĩnh, yêu thương với con. "Bố mẹ cũng phải tự dạy, tự học chính mình mỗi ngày luôn" , chị Diệp nói.
Hoàng Ngọc Diệp là một beauty blogger, sinh năm 1990, tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.
Chị Diệp đã có hơn 3 năm làm Điều phối viên, hoạt động trong mảng bảo vệ quyền con người cho các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội. Và chị hiện đang làm một beauty & lifestyle blogger, hướng đến phụ nữ hiện đại, mong muốn giúp ích cho các chị em đẹp hơn, hạnh phúc hơn mỗi ngày.
Bên cạnh đó, là mẹ của cô bé Mí 3 tuổi thông minh, lí lắc, thỉnh thoảng lại "ương bướng, khó chiều", những chia sẻ về chuyện gia đình, phương pháp nuôi dạy con của chị Ngọc Diệp cũng rất được các phụ huynh đồng tình, yêu thích và tìm thấy hình ảnh bản thân mình trong đó.
Mẹ lơ là ít phút, bé trai suýt mất mạng vì chơi trò thắt dây treo cổ ngay cánh cổng nhà mình Liên tiếp những trường hợp trẻ em rơi vào tình trạng nguy kịch, thậm chí là tử vong sau khi chơi trò treo cổ đã khiến rất nhiều người bàng hoàng, sợ hãi. Ngày 22/1 vừa qua, ở Trung Quốc xảy ra vụ việc một bé trai 3 tuổi (ở thành phố Đông Phương, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc) đang chơi ở sân...