Mẹ lơ là ít phút, bé trai suýt mất mạng vì chơi trò thắt dây treo cổ ngay cánh cổng nhà mình
Liên tiếp những trường hợp trẻ em rơi vào tình trạng nguy kịch, thậm chí là tử vong sau khi chơi trò treo cổ đã khiến rất nhiều người bàng hoàng, sợ hãi.
Ngày 22/1 vừa qua, ở Trung Quốc xảy ra vụ việc một bé trai 3 tuổi (ở thành phố Đông Phương , tỉnh Hải Nam , Trung Quốc ) đang chơi ở sân nhà thì lấy sợi dây buộc lên cánh cổng, sau đó trèo lên thùng nhựa màu xanh để chơi, nhưng khi chiếc thùng dưới chân bất ngờ bị tuột ra đã khiến cậu bé bị treo lơ lửng trên chiếc cổng sắt, chân không chạm đất gây nghẹt thở. Thời điểm xảy ra tai nạn, mẹ bé trai đang nấu ăn trong nhà, ngoài sân chỉ có một cháu bé hơn một tuổi, tình huống vô cùng nguy hiểm.
Toàn bộ quá trình này chỉ kéo dài trong chừng 1 phút, nhưng nếu không được phát hiện kịp thời sẽ xảy ra hậu quả vô cùng nguy hiểm.
May mắn thay, chị gái 6 tuổi đã phát hiện và nhanh trí bế em trai lên, đưa cậu bé ra khỏi sợi dây đang mắc kẹt ở cổ và gọi mẹ tới trợ giúp.
Bé trai giãy giụa với sợi dây treo cổ thắt chặt.
Theo một số nguồn tin từ Weibo, hiện tại bé trai trong đoạn clip này đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm. Thế nhưng, điều này cũng tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo với các bố mẹ có con nhỏ cần chú ý trông nom các bé cẩn thận hơn, tránh để xảy ra các trường hợp đáng tiếc.
Cậu bé cố gắng vùng vẫy và dùng tay để gỡ sợi dây ra nhưng đều vô ích.
Bé trai 1 tuổi còn quá nhỏ để có thể xử lý tình huống này.
Hiện, những hình ảnh này đang thu hút đông đảo sự chú ý của cư dân mạng. Nhiều người bày tỏ nỗi lo lắng không ngừng vì trẻ em vô cùng hiếu động và rất khó để các bố mẹ có thể quan sát trẻ 24/24, chưa kể bên cạnh đó còn là sự tác động tiêu cực của phim ảnh và những kênh có nội dung bạo lực trên các Trangweb, Youtube…
“Một phần cũng vì thế này mà mình hạn chế cho con xem phim ảnh hoặc youtube luôn. Thời gian đó mình hoặc người thân sẽ cố gắng chơi cùng con.”
“May quá còn có cô chị.”
Đáng nói, trước đó đã từng có rất nhiều vụ việc tương tự xảy ra, thậm chí có những trường hợp tử vong thương tâm vì bắt chước “trò chơi treo cổ” trên Youtube. Cụ thể có thể kể đến một số trường hợp:
Tháng 10/2020, bé V.T.D (5 tuổi, ngụ tại TP. HCM) được đội Cấp cứu 115 của BV quận Tân Phú đưa đến trong tình trạng đã mê sâu, đồng tử giãn và tim đập rất yếu, tình trạng nguy kịch. Tại đây, các bác sĩ tích cực hồi sức cho bệnh nhi, cho thuốc vận mạch, trợ tim và cho bé thở máy, sử dụng mọi phương tiện tốt nhất hiện có nhằm cứu được bé. Tuy nhiên vì thời gian ngưng tim ngưng thở kéo dài nên bệnh nhi đã tử vong sau 4 giờ cấp cứu.
Tháng 11/2020, BV Nhi đồng 2 (TP. HCM) cũng tiếp nhận trường hợp một bé trai nhập viện sau khi xem trò chơi bạo lực trên Youtube. May mắn thay, do được cấp cứu kịp thời nên bệnh nhi đã hồi tỉnh và xuất viện sau đó vài ngày.
Tuy chưa biết rõ thực hư lý do vì sao cậu bé trong đoạn clip trên lại “chơi” trò treo cổ như vậy, nhưng sự việc này tiếp tục nhắc lại bài học lớn cho các gia đình có con nhỏ hai điều:
- Thứ nhất, tuyệt đối không bao giờ để trẻ chơi một mình, dù là ở trong nhà hay ngoài nhà.
- Thứ hai, phải kiểm soát chặt chẽ các nội dung video trước khi cho con xem, trong lúc bé xem vẫn cần phải để ý thật kỹ để hạn chế tối đa các video tiêu cực có thể tiếp cận và làm ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ. Đây cũng là lúc bố mẹ hãy nghiêm túc xem lại những chương trình mà con vẫn thường xem để chọn lọc lại những nội dung phù hợp và điều chỉnh để ngăn chặn kịp thời những video có nội dung độc hại cho trẻ. Ngoài ra nên phân bổ lại thời lượng hợp lý để các trẻ không bị phụ thuộc quá nhiều vào điện thoại, tivi hoặc máy tính bảng.
Ở độ tuổi thích khám phá và học hỏi trẻ sẽ có cơ hội tiếp thu cũng như sáng tạo được nhiều thứ mới mẻ. Song, điều đó cũng là con dao hai lưỡi bởi trẻ còn quá nhỏ, không thể lường hết được những nguy hiểm xung quanh mình, do đó bố mẹ cần theo dõi trẻ sát sao để có thể bảo vệ sự an toàn cho con.
Sơ cứu trẻ ngộ độc thực phẩm
Khi trẻ ngộ độc thực phẩm, ngừng ngay món ăn, gây nôn càng nhiều càng tốt để thức ăn và độc tố tống hết ra ngoài.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Đình Qui, Khoa Nội 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết có nhiều cách gây nôn như ngoáy vào họng để gây nôn hoặc uống đầy nước rồi móc họng. Khi nôn sặc lên mũi, phải dùng miệng hút ra ngoài không để trẻ bị sặc dẫn đến tử vong.
Đặt trẻ nằm đầu thấp, đầu hơi nghiêng khi nôn. Lấy khăn lau sạch miệng cho trẻ trong và sau khi nôn.
Bổ sung orezol để bù lượng nước đã mất khi tiêu chảy. Khi trẻ khát nước không nên cho uống nước lọc hoặc nước có ga. Chỉ nên cho bé uống resol, vừa bù lượng nước đã mất, vừa cung cấp chất điện giải cho cơ thể.
Ăn các món cháo loãng nấu với thịt hoặc khoai tây, các loại rau củ giúp tạo khuôn cho phân, giúp bé đi ngoài phân đặc hơn, cải thiện tình trạng mất nước. Bé không muốn ăn cũng không cần quá lo lắng, vì khi bị ngộ độc thực phẩm, bù nước là quan trọng nhất còn ăn uống là thứ yếu.
Bác sĩ Qui khuyến cáo tuyệt đối không được cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy. Tiêu chảy do ngộ độc thức ăn, không quen ăn những món kỵ nhau... không cần vội uống thuốc ngay, chỉ cần thức ăn được tiêu hóa hết hoặc nôn ra hết là khỏi. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Theo bác sĩ Qui, Tết là thời điểm các loại thực phẩm không bảo đảm an toàn trà trộn vào hàng chất lượng, phụ huynh cần cẩn trọng chọn mua, bảo quản, chế biến để phòng chống ngộ độc. Trẻ em hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị ngộ độc khi ăn.
Cụ bà thiểu năng trí tuệ 70 tuổi bị hiếp dâm ngay tại nhà, chi tiết vụ việc gây phẫn nộ Nạn nhân là cụ già bị thiểu năng trí tuệ nên việc lấy lời khai, cũng như điều tra diễn ra vô cùng khó khăn. Chỉ biết, cụ bà loáng thoáng bảo kẻ đó ở gần nhà. Hiếp dâm là hành vi ghê tởm đáng bị lên án và bị pháp luật trừng trị, dù ở bất kỳ quốc gia hay nền văn...