Đầu tư BKG Việt Nam được chấp thuận niêm yết trên HOSE
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa chấp thuận niêm yết 32 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư BKG Việt Nam. Doanh nghiệp nộp hồ sơ niêm yết ngày 29/4/2020.
Đầu tư BKG Việt Nam tiền thân là Công ty cổ phần Thiết bị DTA, được thành lập năm 2015 với ngành nghề kinh doanh chính là mua bán lắp đặt máy móc thiết bị công nghiệp. Năm 2016 doanh nghiệp quyết định mở rộng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nội thất.
Được biết, từ vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng, vào tháng 6/2017 doanh nghiệp tăng vốn lên 40 tỷ đồng bằng hình thức tăng vốn là chào bán cho cổ đông hiện hữu và đến tháng 9/2018 tăng vốn lên 320 tỷ đồng bằng hình thức phát hành quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, đây cũng là số vốn điều lệ hiện tại của Đầu tư BKG Việt Nam.
Trong báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 doanh nghiệp ghi nhận vốn chủ sở hữu tăng thêm 296 tỷ đồng lên 337,6 tỷ đồng, đây chủ yếu là số tiền các cổ đông góp thêm vốn vào doanh nghiệp. Đối ứng với khoản mục tăng thêm từ vốn chủ sở hữu, bên phần tài sản xuất hiện hai khoản mục là khoản phải thu ngắn hạn tăng thêm 134,1 tỷ đồng lên 187,5 tỷ đồng; khoản mục tồn kho tăng thêm 113,8 tỷ đồng lên 127,9 tỷ đồng. Như vậy, tổng hai khoản mục khoản phải thu và tồn kho tăng thêm 247,9 tỷ đồng, cũng gần bằng con số tăng thêm của vốn chủ sở hữu.
Video đang HOT
Trong đó, khoản phải thu xuất hiện các tổ chức với giá trị lớn như tại Công ty TNHH MTV Minh Trúc Xuân trị giá 27,8 tỷ đồng; tại CTCP Nông sản thực phẩm Hồng Hà là 29,6 tỷ đồng; trả trước cho bên liên quan Công ty TNHH MTV Xuất nhập gỗ Hà Nội là 25,7 tỷ đồng; trả trước cho công ty TNHH MTV ván ép Tây Hà Nội là 25,8 tỷ đồng…, các khoản này đầu năm đều bằng 0. Có thể thấy đi kèm với việc tăng vốn là xuất hiện các khoản phải thu của các tổ chức mới.
Như vậy, chỉ sau hơn 5 năm thành lập, vốn điều lệ doanh nghiệp đã đạt 320 tỷ đồng, gấp 32 lần so với thời điểm thành lập và chủ yếu là phát hành cho cổ đông hiện hữu với giá vốn là 10.000 đồng/cổ phiếu.
Tính tới 30/6/2019, cơ cấu cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ của doanh nghiệp chủ yếu là cổ đông cá nhân.
Trong đó, cổ đông Bùi Thị Hạnh Tâm, sở hữu 17% vốn điều lệ; cổ đông Trần Công Thành (Chủ tịch HĐQT) sở hữu 11% vốn điều lệ; ba cổ đông Lê Quốc Việt, Nguyễn Xuân Hoàn (Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc) và Nguyễn Minh Hải (Phó Tổng giám đốc) đều sở hữu 5% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Như vậy, cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp chủ yếu là cá nhân, tổng 5 cổ đông lớn sở hữu 43% vốn điều lệ và 57% vốn điều lệ thuộc về cổ đông nhỏ, sở hữu dưới 5% vốn điều lệ.
Trước thời điểm lên sàn, doanh nghiệp báo cáo doanh thu 9 tháng đầu năm 2020 đạt 270,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 10,7 tỷ đồng, lần lượt giảm 26,3% và 13,7% so với 9 tháng đầu năm 2019. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 5,2% lên 7,9% và biên lợi nhuận ròng cải thiện từ 3,4% lên 3,9%.
Tính tới 30/9/2020, doanh nghiệp chỉ vay nợ 37,8 tỷ đồng, chiếm có 8,9% tổng nguồn vốn. Như vậy, trước thời điểm lên sàn, tỷ lệ nợ vay của doanh nghiệp tương đối thấp.
DATC đấu giá 4 triệu cổ phiếu MSB
Công ty Mua bán nợ Việt Nam muốn bán trọn lô 4 triệu cổ phiếu MSB với giá khởi điểm 52,4 tỷ đồng.
Ngân hàng lãi trước thuế 9 tháng tăng 2,7 lần lên 1.063 tỷ đồng, tương đương 57% kế hoạch 2019.
Sở GDCK Hà Nội (HNX) thông báo Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam đấu giá trọn lô hơn 4 triệu cổ phiếu của MSB, với giá khởi điểm là 52,4 tỷ đồng. Thời gian đấu giá là 9h15, sáng 23/12. Thời gian thanh toán tiền mua cổ phần từ ngày 23/12 - 29/12.
Giữa năm 2019, DATC từng chào bán lượng cổ phần MSB trên với giá khởi điểm 11.800 đồng/cp, nhưng không thành công và chỉ 1.800 cổ phiếu được đăng ký mua.
Vừa qua, MSB được Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán và đang hoàn thiện hồ sơ niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM.
MSB đang trong quá trình niêm yết trên HoSE. Ảnh: MSB .
Lũy kế 9 tháng, ngân hàng lãi trước thuế tăng 2,7 lần lên 1.063 tỷ đồng, tương đương 57% kế hoạch 2019. Lợi nhuận sau thuế đạt 868 tỷ đồng, tăng 2,5 lần.
Tổng tài sản đến cuối tháng 9 ở mức 148.342 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Cho vay khách hàng tăng gần 19% lên 57.827 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 3% xuống 2,87%, chủ yếu là nợ có khả năng mất vốn gần 1.323 tỷ đồng.
Tiền gửi khách hàng tăng 21% lên 77.342 tỷ đồng. Phát hành giấy tờ có giá cũng tăng 37% lên 11.489 tỷ đồng.
Ngân hàng đang có 2.744 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bên cạnh thặng dư vốn cổ phần 400 tỷ đồng và quỹ tổ chức tín dụng gần 833,5 tỷ đồng.
Mỗi tuần một doanh nghiệp: Thu nhập ngoài lãi của ACB sẽ tăng 33-35% trong giai đoạn 2021-2023 Chứng khoán VNDirect duy trì đánh giá khả quan đối với ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu với giá mục tiêu cao hơn là 32.400 đồng/cp để phản ánh việc tăng dự phóng LN ròng cho giai đoạn 2021-2023. Thương vụ bancassurance độc quyền với Sun Life, có hiệu lực từ đầu năm 2021, hứa hẹn sẽ đem đến cho ACB khoản...