Đầu tư bất động sản vùng ven TP HCM: Đừng sợ đô thị ‘ma’
Các chủ đầu tư tìm kiếm cơ hội và đồng loạt đẩy mạnh phát triển nhiều khu đô thị lớn ở vùng ven, khi TP HCM eo hẹp về quỹ đất. Chuyên gia cho rằng đô thị ‘ma’ ở đâu cũng có, vấn đề là lựa chọn bất động sản có hiểu biết, mang tầm nhìn dài hạn. Nhà đầu tư bất động sản vùng ven cần quan tâm tới tính thanh khoản thị trường và pháp lý dự án
Ồ ạt khu đô thị vùng ven
Những khu vực vùng ven TP HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu từ trước tới nay đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, nhưng trở nên sôi động hơn trong thời gian gần đây với sự xuất hiện của hàng loạt dự án đô thị lớn.
Nam Long, doanh nghiệp với các dòng sản phẩm trung cấp, vừa túi tiền đang triển khai đại đô thị Waterpoint (Bến Lức, Long An) giai đoạn 1. Quy mô dự án là 165 ha, bao gồm các sản phẩm nhà phố thương mại, căn nhà phố vườn, shophouse, biệt thự đơn lập và biệt thự song lập.
Tại Đồng Nai, Nam Long cũng có 2 dự án khác tại Đồng Nai là Đồng Nai Waterfront, diện tích 170 ha và Paragon Đại Phước, diện tích 45 ha. Tập đoàn Novaland có khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City, diện tích hơn 600 ha với 70% diện tích cho mảng xanh và tiện ích nội khu. Tập đoàn Đất Xanh ghi dấu ở khu vực vùng ven với đại dự án Gem Sky World hơn 92 ha gần sân bay Long Thành; Tập đoàn Kim Oanh cũng có dự án Century City 50 ha tại huyện Long Thành…
Tỉnh Đồng Nai thống kê có khoảng 40 khu đô thị, khu dân cư có quy mô lớn khoảng 40 – 750 ha. Các chủ dự án vẫn tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn tất thủ tục để xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị, khu dân cư. Khu vực có nhiều dự án được các doanh nghiệp triển khai là TP Biên Hòa cùng các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom.
Vùng ven TP HCM được đánh giá có nhiều cơ hội đầu tư, một phần nguyên nhân từ hạ tầng. Ảnh: Lê Xuân
Cũng theo ông Kiệt, thị trường vùng ven TP HCM là Long An có cơ hội đầu tư mới cho các nhà đầu tư, trong 6 tháng đến hết 2021, nhiều dự án mới được triển khai và nhà đầu tư sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Đại phương này gần TP HCM, kết nối thuận tiện về TP HCM qua tuyến cao tốc TP HCM – Trung Lương hay cao tốc Bến Lức – Long Thành đang được xây dựng.Tại buổi tọa đàm mới đây về xu hướng đầu tư thời kỳ mới do Cafeland tổ chức, ông Võ Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Phó Giám đốc, Trưởng bộ phận tiếp thị dự án nhà ở CBRE Việt Nam, lý giải xu hướng các doanh nghiệp lớn dịch chuyển ra vùng ven để làm các đô thị có quy mô lớn là quỹ đất tại TP HCM khan hiếm, nhiều dự án hạ tầng vùng ven được đẩy mạnh. Ví dụ tại Đồng Nai, nhiều công trình giao thông trọng điểm được đầu tư xây dựng như dự án sân bay quốc tế Long Thành sắp triển khai. Những vị trí gần sân bay trở thành nơi săn đón của các doanh nghiệp để tìm quỹ đất làm dự án. Bên cạnh đó, theo ông Kiệt, phân khúc bất động sản công nghiệp phát triển mạnh kéo theo loại hình đô thị phục vụ cho các khu bất động sản công nghiệp nở rộ.
Video đang HOT
Không lo ngại đô thị ma
Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hoà, với góc nhìn cá nhân, cho rằng đô thị ma nơi nào trên thế giới cũng có chứ không chỉ ở Việt Nam. Theo ông Quang, khoảng 20% các khu đô thị trên 20 ha ở Long An, Đồng Nai, Bình Dương… không có ai ở. Lý giải nguyên nhân, ông Quang nhấn mạnh yếu tố khi mua, người mua mong muốn hạ tầng sẽ tạo động lực tăng giá nhưng thực tế thì chưa đạt được kỳ vọng. Để tránh tình trạng này, ông Quang gợi ý nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi nên mua bất động sản mình yêu thích và hiểu rõ tiềm năng phát triển. Giá trị bất động sản tăng theo quy luật, khi bỏ vốn đầu tư phải xác định tính dài hạn và bài bản, tránh đua theo phong trào.
Bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam, cho rằng những người mua bất động sản vùng ven nên thận trọng tính thanh khoản của thị trường vì đối với người mua nhà để đầu tư, sau một thời gian cần bán để thu hồi vốn, chốt lời. Đồng thời, những dự án ở vùng ven có quy mô tương đối lớn, có thể hơn 100 ha, nguồn cung tham gia thị trường nhiều. Ở những đợt ra hàng kế tiếp, người mua hàng ở đợt đầu bán lại trên thị trường thứ cấp phải cạnh tranh với chính nhà đầu tư. Các chủ đầu tư thường có xu hướng mở bán đợt sau các căn hộ có vị trí đẹp hơn, giá bán cao hơn, trên thị trường thứ cấp sẽ cạnh tranh rất khốc liệt. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý, nguồn cung đối với người mua nhà.
Cũng theo bà Khanh, các cá nhân đầu tư nên yêu cầu chủ đầu tư cung cấp đầy đủ pháp lý dự án, đảm bảo về tính minh bạch của thị trường. Nếu cá nhân đầu tư mua đất tự xây thì cần đảm bảo có đủ pháp lý để sau đó được cấp sổ.
Đầu tư bất động sản mùa dịch: Lúc nào xuống tiền được giá tốt?
Trước "đòn chí mạng" của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp, kể cả nhà đầu tư, người kinh doanh đã buộc phải rao bán một số dự án, khách sạn, chung cư... Theo nhiều chuyên gia, đây chính là cơ hội cho các cá nhân, quỹ đầu tư... sẵn tiền có thể mua được dự án giá hời để chờ thời sau dịch. Nhưng vấn đề là lúc nào thì nên xuống tiền?
Đua nhau rao bán khách sạn
Mới đây, ca sỹ Ngọc Khuê bất ngờ rao bán khách sạn Delta Sa Pa Hotel với quy mô 58 phòng kinh doanh, 5 phòng phụ trợ với giá 110 tỷ đồng.
Đó không phải là trường hợp cá biệt, thời gian gần đây, tham khảo trên các trang mạng về kinh doanh bất động sản, rao vặt, chợ cư dân... có thể thấy nhiều khách sạn, nhà hàng, chung cư, đất dự án được rao bán.
Theo đánh giá của Savills Việt Nam, trong bối cảnh khó khăn lan rộng, với nhiều cá nhân, doanh nghiệp không đủ sức cầm cự qua khó khăn, việc bán đi tài sản để trang trải nợ nần, duy trì một phần hoạt động là điều buộc phải làm.
Nhiều bất động sản được rao bán tạo cơ hội cho các nhà đầu tư mua vào chờ thời sau dịch. Ảnh: ST
Chia sẻ quan điểm trên, theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành: Dịch bệnh đang gây ra những khó khăn cho tất cả các đối tượng từ người buôn bán nhỏ đến các doanh nghiệp lớn, và câu chuyện phải bán một dự án hay kể cả là công ty, một phần tài sản để vượt qua khó khăn là điều hết sức bình thường.
Theo ông Đực, đối với bất động sản, hiện tại ai đang có đất, có dự án thì đang ở thế kẹt, doanh nghiệp có vài dự án thì phải bán bớt để cố thủ cho các dự án còn lại là điều bắt buộc. Sắp tới không chỉ riêng bất động sản mà các ngành nghề khác cũng đều sẽ chứng kiến nhiều thương vụ mua bán, thậm chí là bán cho cả người nước ngoài.
Đồng quan điểm, Savills Việt Nam nhận định trong thời gian tới, thị trường có thể sẽ chứng kiến các thương vụ mua bán và chuyển nhượng dự án, tài sản ở quy mô lớn.
Ai có tiền mặt là vua
Trước những ảnh hưởng của dịch bệnh, thị trường bất động sản gần như rơi vào trạng thái "ngủ đông" từ vài tháng nay. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, giai đoạn sắp tới các nhà đầu tư có thể sẽ bắt đầu thăm dò đáy thị trường để chớp thời cơ.
Ông Đực cho biết giá trị một số dự án như nhà mặt tiền, bất động sản có khả năng kinh doanh ở giai đoạn này có thể giảm từ 20-40% so với trước đây.
"Ví dụ một cá nhân có nhà mặt tiền, giá cho thuê 50 triệu đồng/tháng, giờ phải bớt giá đi phân nửa hoặc nhiều người trả nhà không thuê thì giá trị căn nhà chắc chắn phải xuống," ông Đực nói. "Căn hộ thấp tiền xuống giá ít, nhưng căn hộ càng cao giá sẽ xuống giá nhiều...".
"Lúc này, ai có nhiều tiền mặt là vua," theo ông Đực. Bởi lẽ ở thời điểm hiện tại, dự án bán thì nhiều mà người mua thì ít. "Do đó, nhà đầu tư có thể mua dự án với giá thấp trong lúc này và chờ thời để bung ra bán".
TS. Đinh Thế Hiển phân tích, dịch bệnh mới diễn ra vài tháng nhưng đã tác động trực tiếp vào phân khúc bất động sản cho thu nhập. Mặt bằng cho thuê, căn hộ... đều đã giảm giá và làm thị trường chung ảnh hưởng
"Viễn cảnh khó khăn nhất định sẽ diễn ra trong vài tháng tới. Thu nhập giảm khiến người dân cũng e ngại trong việc mua bất động sản. Những người kẹt tiền, buộc phải bán tài sản, vì vậy khả năng sẽ giảm giá tiếp nữa," ông Hiển nhận định.
Lúc nào nên xuống tiền?
Theo chuyên gia này, thị trường hiện nay đang đúng theo nguyên tắc: "Trong bất cứ giai đoạn suy giảm của một loại hình đầu tư nào đó thì là cơ hội cho những người có thể mua vào".
Đối với bất động sản, có hai giai đoạn đầu tư có thể kiếm được nhiều lợi nhuận: thứ nhất là lướt sóng, tức là chọn thời điểm thị trường lên để mua bán nhanh; và thứ hai là đầu tư lâu dài, tức mua lúc thị trường xuống.
"Lúc đó, nhà đầu tư mới mua được giá rẻ, giá tốt. Ví dụ như giai đoạn năm 2013 - 2014, lúc đó ai xuống tiền mua thì thu lời rất lớn," ông Hiển dẫn chứng.
"Vấn đề là người mua tài chính tới đâu và họ thích phân khúc nào," ông Hiển nói. "Phân khúc an toàn hiện nay là nhà phố, căn hộ đang khai thác hay đất nền ở khu đô thị mới và những khu vực có động lực tăng trưởng...".
Tuy nhiên, theo ông Hiển, nhà đầu tư tỉnh táo sẽ chưa xuống tiền ngay trong quý I, thậm chí là quý II năm nay, bởi lẽ tâm lý người mua vẫn tin giá sẽ xuống nữa. Giai đoạn khi dịch bất đầu ổn định, người mua mới mạnh dần lên.
"Phân khúc nào sẽ được chọn lựa thì phải tùy thuộc vào khẩu vị lúc đó", ông Hiển nói thêm.
Quỳnh Trang
Nhà đầu tư lao đao bán tháo, cơ hội của người đi "săn" nhà phố giá rẻ Nhà phố từng là loại bất động sản có giá trị cao, thanh khoản tốt luôn được săn đón, được ví như "con gà đẻ chứng vàng" nhưng giờ lại đang khiến nhiều nhà đầu tư lao đao vì tác động bởi dịch Covid-19. Đây là loại hình BĐS rất được giới đầu tư ưa chuộng từ năm 2015 đến nay bởi tính...