Đầu tư bất động sản mùa dịch: Lúc nào xuống tiền được giá tốt?
Trước “đòn chí mạng” của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp, kể cả nhà đầu tư, người kinh doanh đã buộc phải rao bán một số dự án, khách sạn, chung cư… Theo nhiều chuyên gia, đây chính là cơ hội cho các cá nhân, quỹ đầu tư… sẵn tiền có thể mua được dự án giá hời để chờ thời sau dịch. Nhưng vấn đề là lúc nào thì nên xuống tiền?
Đua nhau rao bán khách sạn
Mới đây, ca sỹ Ngọc Khuê bất ngờ rao bán khách sạn Delta Sa Pa Hotel với quy mô 58 phòng kinh doanh, 5 phòng phụ trợ với giá 110 tỷ đồng.
Đó không phải là trường hợp cá biệt, thời gian gần đây, tham khảo trên các trang mạng về kinh doanh bất động sản, rao vặt, chợ cư dân… có thể thấy nhiều khách sạn, nhà hàng, chung cư, đất dự án được rao bán.
Theo đánh giá của Savills Việt Nam, trong bối cảnh khó khăn lan rộng, với nhiều cá nhân, doanh nghiệp không đủ sức cầm cự qua khó khăn, việc bán đi tài sản để trang trải nợ nần, duy trì một phần hoạt động là điều buộc phải làm.
Nhiều bất động sản được rao bán tạo cơ hội cho các nhà đầu tư mua vào chờ thời sau dịch. Ảnh: ST
Chia sẻ quan điểm trên, theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành: Dịch bệnh đang gây ra những khó khăn cho tất cả các đối tượng từ người buôn bán nhỏ đến các doanh nghiệp lớn, và câu chuyện phải bán một dự án hay kể cả là công ty, một phần tài sản để vượt qua khó khăn là điều hết sức bình thường.
Theo ông Đực, đối với bất động sản, hiện tại ai đang có đất, có dự án thì đang ở thế kẹt, doanh nghiệp có vài dự án thì phải bán bớt để cố thủ cho các dự án còn lại là điều bắt buộc. Sắp tới không chỉ riêng bất động sản mà các ngành nghề khác cũng đều sẽ chứng kiến nhiều thương vụ mua bán, thậm chí là bán cho cả người nước ngoài.
Đồng quan điểm, Savills Việt Nam nhận định trong thời gian tới, thị trường có thể sẽ chứng kiến các thương vụ mua bán và chuyển nhượng dự án, tài sản ở quy mô lớn.
Ai có tiền mặt là vua
Video đang HOT
Trước những ảnh hưởng của dịch bệnh, thị trường bất động sản gần như rơi vào trạng thái “ngủ đông” từ vài tháng nay. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, giai đoạn sắp tới các nhà đầu tư có thể sẽ bắt đầu thăm dò đáy thị trường để chớp thời cơ.
Ông Đực cho biết giá trị một số dự án như nhà mặt tiền, bất động sản có khả năng kinh doanh ở giai đoạn này có thể giảm từ 20-40% so với trước đây.
“Ví dụ một cá nhân có nhà mặt tiền, giá cho thuê 50 triệu đồng/tháng, giờ phải bớt giá đi phân nửa hoặc nhiều người trả nhà không thuê thì giá trị căn nhà chắc chắn phải xuống,” ông Đực nói. “Căn hộ thấp tiền xuống giá ít, nhưng căn hộ càng cao giá sẽ xuống giá nhiều…”.
“Lúc này, ai có nhiều tiền mặt là vua,” theo ông Đực. Bởi lẽ ở thời điểm hiện tại, dự án bán thì nhiều mà người mua thì ít. “Do đó, nhà đầu tư có thể mua dự án với giá thấp trong lúc này và chờ thời để bung ra bán”.
TS. Đinh Thế Hiển phân tích, dịch bệnh mới diễn ra vài tháng nhưng đã tác động trực tiếp vào phân khúc bất động sản cho thu nhập. Mặt bằng cho thuê, căn hộ… đều đã giảm giá và làm thị trường chung ảnh hưởng
“Viễn cảnh khó khăn nhất định sẽ diễn ra trong vài tháng tới. Thu nhập giảm khiến người dân cũng e ngại trong việc mua bất động sản. Những người kẹt tiền, buộc phải bán tài sản, vì vậy khả năng sẽ giảm giá tiếp nữa,” ông Hiển nhận định.
Lúc nào nên xuống tiền?
Theo chuyên gia này, thị trường hiện nay đang đúng theo nguyên tắc: “Trong bất cứ giai đoạn suy giảm của một loại hình đầu tư nào đó thì là cơ hội cho những người có thể mua vào”.
Đối với bất động sản, có hai giai đoạn đầu tư có thể kiếm được nhiều lợi nhuận: thứ nhất là lướt sóng, tức là chọn thời điểm thị trường lên để mua bán nhanh; và thứ hai là đầu tư lâu dài, tức mua lúc thị trường xuống.
“Lúc đó, nhà đầu tư mới mua được giá rẻ, giá tốt. Ví dụ như giai đoạn năm 2013 – 2014, lúc đó ai xuống tiền mua thì thu lời rất lớn,” ông Hiển dẫn chứng.
“Vấn đề là người mua tài chính tới đâu và họ thích phân khúc nào,” ông Hiển nói. “Phân khúc an toàn hiện nay là nhà phố, căn hộ đang khai thác hay đất nền ở khu đô thị mới và những khu vực có động lực tăng trưởng…”.
Tuy nhiên, theo ông Hiển, nhà đầu tư tỉnh táo sẽ chưa xuống tiền ngay trong quý I, thậm chí là quý II năm nay, bởi lẽ tâm lý người mua vẫn tin giá sẽ xuống nữa. Giai đoạn khi dịch bất đầu ổn định, người mua mới mạnh dần lên.
“Phân khúc nào sẽ được chọn lựa thì phải tùy thuộc vào khẩu vị lúc đó”, ông Hiển nói thêm.
Quỳnh Trang
Giảm lãi suất, nhà đầu tư có quay lại bất động sản?
Lo lắng khi để dòng tiền đứng yên khi lãi suất tiết kiệm hạ xuống, nhiều nhà đầu tư (NĐT) phân vân với các kênh đầu tư trong thời điểm dịch bệnh đang làm chao đảo nền kinh tế.
Ngày 17/3 Ngân hàng Nhà nước đã ra một loạt chủ trương giảm lãi vay, giãn nợ...miễn, giảm một số loại phí giao dịch thanh toán... để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn do tác động bởi dịch Covid-19.
Ngay sau đó, các ngân hàng đã đồng loạt đưa lãi gửi tiết kiệm từ 1 tháng đến dưới 6 tháng về 3,95 - 4,75%. Cụ thể, nhiều nhà băng đồng loạt hạ lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng sau khi Ngân hàng Nhà nước áp trần lãi suất 4,75% cho khoản tiền gửi dưới 6 tháng và 0,5% cho khoản tiết kiệm dưới 1 tháng.
Trong xu thế này, nhiều NĐT bắt đầu lo lắng đến dòng vốn cho các kỳ gửi ngắn hạn tại các nhà băng. Thông thường, những NĐT có nguồn vốn lớn thường có nhu cầu biến động về dòng tiền nên chỉ gửi kỳ hạn dưới 6 tháng. Vì thế, nếu để tiền trong ngân hàng thì dòng tiền của nhà đầu tư gần như sinh lời rất thấp.
Những nhà đầu tư với tâm thế giữ an toàn trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp có thể sẽ vẫn ưu tiên gửi tiền ở ngân hàng. Tuy nhiên, cũng không ít NĐT bắt đầu đặt lên bàn cân để cân nhắc các kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng và bất động sản
Ghi nhận về thị trường chứng khoán, thị trường này phải đối mặt với hàng loạt cú sốc mạnh do tác động bởi dịch Covid-19 thời gian gần đây. Nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu, tâm lý bi quan đang bao trùm thị trường khi phiên giao dịch ngày 23/3 tiếp tục lao dốc mạnh, chính thức rời xa mốc 700 điểm với hàng hầu hết cổ phiếu trụ cột giảm sàn.
Mặc dù Chính phủ đã có các biện pháp quyết liệt để khoanh vùng dịch, nhưng số ca nhiễm tăng nhanh cũng làm tâm lý NĐT lo sợ bao trùm. Ngoài ra, diễn biến dịch ở châu Âu và Mỹ tăng rất nhanh, chưa thấy được đỉnh dịch khiến nhiều NĐT lo ngại "chỉ số chứng khoán toàn cầu chưa thể ngừng giảm".
Về thị trường vàng, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở TP Vũ Hán - Trung Quốc giá vàng đã bắt đầu có sự biến động mạnh. Mặc dù ghi nhận giá vàng tăng nhiều so với trước Tết nhưng thị trường này lại bất ổn do ảnh hưởng bởi dịch. Có lúc, giá vàng bán ra ở mức gần 50 triệu đồng/lượng nhưng có thời điểm giá vàng bán ra chỉ còn hơn 43 triệu đồng/lượng.
Trong bối cảnh đó, theo nhiều chuyên gia, có thể nhiều NĐT lựa chọn bất động sản làm kênh trú ẩn. Theo phân tích của anh Lê Hữu Q., một NĐT lâu năm thì việc đầu tư vào nhà/đất bây giờ khá an toàn và có nhiều cơ hội mua được sản phẩm tốt, giá tốt nhất. Nguyên nhân là nhiều doanh nghiệp BĐS đang có xu hướng đưa các sản phẩm về giá trị thực, tung ra nhiều chương trình khuyến mãi để hút khách sau khoảng thời gian thị trường trầm lắng.
Mặc dù thời gian qua thị trường BĐS đối mặt với nhiều thử thách, pháp lý ở nhiều loại hình vẫn còn lấn cấn, trong đó việc khan hiếm nguồn cung đã đẩy giá cả leo thang nhưng nhìn chung đây vẫn luôn là kênh đầu tư cho mức lợi nhuận tốt nhất nếu NĐT có tầm nhìn.
Nhu cầu về nhà đất là nhu cầu luôn tồn tại song song với cuộc sống và không thể mất đi. Đây cũng là dòng sản phẩm hiếm khi bị hạ giá, ít biến động về giá và có thể mang lại cho NĐT sự an tâm dài hạn hơn so với các kênh đầu tư khác.
Đặc biệt là trong diễn biến nghiêm trọng của đại dịch viêm phổi cấp Covid-19, khi mà cả thị trường đều đứng yên thì nếu NĐT nào chịu khó luồn lách, tìm kiếm nguồn hàng chất lượng thì chắc chắn khi dịch qua đi sẽ sẵn nguồn cầu tốt để ra hàng.
Song song đó, đây cũng là thời điểm cả thị trường sàng lọc, những NĐT chỉ xem BĐS là cuộc dạo chơi thì sẽ phải nhường sân chơi cho các NĐT có tiềm lực tài chính đủ mạnh. Với những NĐT nghiêm túc, có tính toán, biết cân nhắc tài chính, lên phương án dự phòng rủi ro và đầu tư có tìm hiểu thì chắc chắn đây là "cơ hội vàng" để học hỏi.
Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cũng cho rằng đây là thời điểm cả thị trường cần nhìn nhận nghiêm túc về cơ hội đầu tư sinh lời trong BĐS. Những NĐT có tầm nhìn dài hạn chắc chắn vẫn tìm ra cách để tiếp cận mức lợi nhuận mong muốn. Đây cũng là lúc NĐT chọn cách phân bổ dòng tiền của họ theo xu hướng chắc chắn, chậm rãi và an toàn hơn.
Hạ Vy
5 lý do nhà đầu tư không nên chờ "bắt đáy" bất động sản Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nguồn cung sẽ còn thiếu hụt sang tận năm 2021, khó có tình trạng xả hàng cắt lỗ, dự báo giá BĐS sẽ tăng mạnh sau dịch. Khủng hoảng "ngoài da" Thị trường bất động sản (BĐS) sẽ không thể đổ vỡ hay đóng băng như các giai đoạn 1997 - 1998 hay 2008 - 2009 là...