Đầu tư ATM thu lãi “khủng”, không lỗ như công bố
Việc ngân hàng nào than rằng đầu tư cho ATM không hiệu quả là do hoạt động kinh doanh yếu kém của ngân hàng đó chứ không phải do nguyên nhân đầu tư lớn, chủ thẻ không sử dụng hoặc để ít tiền trong thẻ.
Số liệu được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Hiệp hội thẻ Việt Nam công bố mới đây cho thấy: Đến cuối tháng 6, toàn hệ thống có khoảng 37,7 triệu tài khoản thanh toán cá nhân bằng thẻ ATM, với trên 90% là thẻ thanh toán nội địa và tổng số tiền để trong đó gần 70.000 tỷ đồng. Số tiền này lại chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn 2% một năm.
Chỉ cần tính với mức tiền gửi tiết kiệm 9%/năm như các ngân hàng thương mại đang huy động hiện tại, mỗi năm chủ tài khoản thẻ đã chịu thiệt một số tiền khổng lồ, lên đến 4.900 tỷ đồng.
Chờ rút tiền bên máy ATM.
Khoản lợi nhuận kếch xù này không ai khác, chính các ngân hàng phát hành thẻ được hưởng lợi. Số tiền ngân hàng được lợi trên đem chia đều cho 13.920 cây ATM hiện có, bình quân mỗi cây ATM một năm đã cho ngân hàng thu lợi trên 350 triệu đồng. Đó là chưa kể chủ của số thẻ ATM trên đã thực hiện gần 130 triệu giao dịch thanh toán, với tổng giá trị giao dịch đạt gần 200.000 tỷ đồng, thu về cho các ngân hàng khoản phí không nhỏ từ các giao dịch liên mạng. Do vậy, đây không chỉ là kênh huy động, luân chuyển tiền mặt hiệu quả của các ngân hàng.
Video đang HOT
Mà theo TS Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế, trong khi tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống chỉ đạt 1,4% so với mục tiêu dự kiến đầu năm là 15 – 17% tốc độ giải ngân vốn của các ngân hàng vẫn ì ạch trong 8 tháng đầu năm, thì việc các ngân hàng đẩy mạnh các sản phẩm cho vay tiêu dùng qua ATM sẽ vừa hỗ trợ nền kinh tế vừa hạn chế rủi ro đã tỏ ra hiệu quả.
Nhưng dù đã được thu khoản phí liên mạng ở mức 3.300 đồng nếu rút tiền thu 1.650 đồng khi khách hàng cần kiểm tra thông tin và in sao kê cùng với khoản thu phí duy trì thẻ thường niên, các ngân hàng phát hành thẻ ATM vẫn kêu lỗ để xin được thu phí nội mạng vào năm tới.
Theo tính toán của một chuyên gia về tài chính – ngân hàng, mỗi máy trị giá khoảng 17.000 – 20.000 USD, cộng chi phí thuê chỗ lắp đặt, camera an ninh… một buồng ATM cũng chỉ cần vốn đầu tư khoảng 500 triệu đồng. Ngay cả khi khấu hao nhanh ở mức 5 năm, mỗi năm chi phí cho khoản khấu hao của một buồng ATM hết chừng 100 triệu đồng. Còn lại 250 triệu đồng, đem trừ đi các khoản chi phí vận hành khác, ngân hàng sở hữu sẽ vẫn còn lãi không nhỏ.
Như vậy việc ngân hàng nào than rằng đầu tư cho ATM không hiệu quả là do hoạt động kinh doanh yếu kém của ngân hàng đó chứ không phải do nguyên nhân đầu tư lớn, chủ thẻ không sử dụng hoặc để ít tiền trong thẻ.
Thực tế cho thấy, trong khi nhiều ngân hàng phát hành theo nhau than lỗ với dịch vụ ATM, thì với 8,4 triệu thẻ, Agribank đã đạt doanh số sử dụng thẻ trên 122.000 tỷ đồng tổng số tiền thanh toán tại ATM và các điểm “cà thẻ” đạt 128.634 tỷ đồng. Doanh số lớn như vậy, so với việc chi phí đầu tư, duy trì 2.100 máy ATM của Agribank hay 1.829 máy của Vietin Bank và 1.700 máy của Vietcombank… đã cho hiệu quả không nhỏ.
Ngay sau khi được NHNN cho phép xây dựng mức phí để chuẩn bị cho việc thu phí nội mạng ATM, các ngân hàng đều ráo riết quay lại với mảng kinh doanh này bằng một loạt dịch vụ mới cho chủ thẻ nhằm chuẩn bị “hốt” nguồn thu từ giao dịch nội mạng ở mức 1-2 ngàn đồng/lượt như một số ngân hàng dự kiến.
Ngoài việc đồng loạt liên kết với các hãng hàng không, đường sắt, vận tải đường bộ để thực hiện dịch vụ thanh toán tiền vé, chủ thẻ Techcombank Visa khi chi tiêu 300 ngàn đồng mỗi lần mua sắm tại siêu thị Fivimart những ngày cuối tuần sẽ nhận được thẻ cào trị giá 50 ngàn đồng cho lần mua sắm sau tại Fivimart. Khách hàng sử dụng thẻ ACB-Citimart Visa cũng vậy, ngoài được giảm 5% trên các hóa đơn mua sắm còn được giảm lên đến 10% vào ngày 8 hằng tháng tại Citimart.
Với Ngân hàng VIB, chỉ cần mở tài khoản thẻ tại đây, khách hàng có thể rút tiền miễn phí tại tất cả hệ thống ATM của các ngân hàng trên cả nước trong vòng 6 tháng. Từ tháng thứ 7 trở đi, chỉ cần chủ thẻ để trong tài khoản từ 500.000 đồng trở lên sẽ tiếp tục được miễn phí rút tiền. Chủ thẻ Citibank cũng được rút tiền mặt miễn phí từ 2.600 máy ATM của Ngân hàng Eximbank, Techcombank trên toàn quốc…
Thực trạng ngân hàng ồ ạt khuyến mại với chủ thẻ như vậy trong khi cứ luôn than lỗ là điều hết sức mâu thuẫn. Vì vậy, trước khi quyết định cho phép các ngân hàng thu phí giao dịch nội mạng với thẻ ATM và thu ở mức bao nhiêu… NHNN cần cân nhắc, tính toán để tránh gây thêm thiệt thòi cho người sử dụng thẻ. Xa hơn là để tăng cường khai thác hệ thống ATM, khuyến khích người dân tăng cường sử dụng phương thức thanh toán chi tiêu không dùng tiền mặt thời gian tới.
Theo Dantri
Nhiều nhà và công trình bị nứt do động đất
Chiều 11.9, đoàn công tác của Bộ Xây dựng do ông Lê Quang, Cục phó Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) dẫn đầu đã vào khu vực xung quanh thủy điện Sông Tranh 2 để khảo sát hiện trạng nứt nẻ của các công trình cũng như nhà dân.
Đoàn công tác Bộ Xây dựng kiểm tra nhà nứt do động đất - Ảnh: Hoàng Sơn
Kiểm tra nhà bà Hồ Thị Thô (thôn 3, xã Trà Đốc), cho thấy, đỉnh cột nhà bằng bê tông bị xê dịch. Quan sát bằng mắt thường có thể thấy vết nứt đã làm thân cột đứt ngang, dịch chuyển ngang trên 1 cm.
Trao đổi với UBND H.Bắc Trà My (Quảng Nam), ông Lê Quang nhấn mạnh, phải gấp rút sửa nhà cho bà Hồ Thị Thô bởi căn nhà này có thể đổ sập bất cứ khi nào, gây nguy hiểm đến tính mạng người dân.
Tại cuộc họp này, đoàn công tác khẳng định, tình hình động đất liên tiếp diễn ra trong những ngày qua đã ảnh hưởng đến các công trình xây dựng, kể cả kiên cố và bán kiên cố. Các địa điểm như Trường mẫu giáo Hoa Phượng, Trường THCS Lê Hồng Phong (đều tại xã Trà Đốc) đã xuất hiện nhiều vết nứt lớn.
Theo thống kê sơ bộ của UBND H.Bắc Trà My, do tác động của các trận động đất, từ ngày 3.9 đến nay (11.9), tại địa phương này đã có 17 ngôi nhà bị nứt nẻ. Trong đó, ngôi nhà bị hư hỏng nặng nề nhất là của bà Hồ Thị Thô, thuộc diện tái định cư do chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2 xây dựng. Ông Nguyễn Võ Thông, Giám đốc Viện Chuyên ngành kết cấu công trình xây dựng (thuộc Viện Khoa học-Công nghệ xây dựng - Bộ Xây dựng) cho biết: "Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy vết nứt xuất hiện tại các công trình có kết cấu yếu còn các công trình có kết cấu tốt chưa vấn đề gì. Cần phải xem xét thời điểm xuất hiện các vết nứt có trước hay sau động đất và các vết nứt đó có phải là điển hình hay không".
Đáp lại, ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND H.Bắc Trà My nói: "Trụ sở UBND huyện là một công trình có kết cấu tốt nhưng cũng nứt sau trận động đất vào ngày 6.9. Hiện nhà nào cũng nứt, không nứt ít thì nứt nhiều và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Hiện tượng nứt nền nhà là cực kỳ nguy hiểm và Trường THCS Lê Hồng Phong đã nứt như thế". Phát biểu tại cuộc họp, ông Lê Quang nói: "Viện Khoa học-Công nghệ xây dựng sẽ sớm gửi văn bản hỗ trợ các biện pháp xây dựng nhà ở phòng chống động đất đến H.Bắc Trà My để phổ biến cho người dân. Đồng thời, Viện sẽ gửi các khuyến cáo để người dân biết cách phòng chống động đất, giảm thiểu thiệt hại".
Sẽ diễn tập phòng chống thảm họa vỡ đập do động đấtÔng Huỳnh Ngọc Thiệu, Phó trưởng ban Chỉ huy phòng chống lụt bão Bắc Trà My cho biết: "Chúng tôi sẽ kiến nghị lên các cấp để tổ chức cuộc diễn tập về phòng chống thảm họa vỡ đập do động đất cho người dân xung quanh khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Đây là vấn đề lớn, ảnh hưởng đến hàng ngàn người dân tại nhiều huyện vùng hạ du, như: Hiệp Đức, Tiên Phước, Quế Sơn, Hội An... nên quy mô tổ chức sẽ mang tầm cấp tỉnh trở lên".Theo TNO
Chậm trễ là vô cảm Viện Vật lý Địa cầu (VLĐC) bỏ lọt hàng loạt trận động đất ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, thời gian qua do mạng lưới quan trắc quốc gia vốn dĩ đã quá mỏng. Nhưng nguyên nhân chính là phản ứng chậm đến mức khó hiểu của các cấp có trách nhiệm. Một dự án nâng cấp 36 trạm quan trắc...