Đầu tư 25 tỷ USD để cứu sống khoảng 7 triệu người mắc ung thư
Cũng theo báo cáo, tổng số ca ung thư trên thế giới sẽ tăng khoảng 60% vào năm 2040 và thuốc lá là nguyên nhân gây ra 25% số ca tử vong vì ung thư.
Điều trị cho bệnh nhân ung thư. (Nguồn: who.int)
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo số ca mắc ung thư sẽ tăng 81% tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình vào năm 2040 do thiếu nguồn lực đầu tư cho việc phòng ngừa và điều trị căn bệnh nguy hiểm này.
Báo cáo thường niên của WHO, được công bố vào Ngày Thế giới phòng chống ung thư 4/2, nêu rõ các quốc gia nói trên đã tập trung nguồn lực hạn chế của họ cho công tác phòng chống các bệnh truyền nhiễm, cũng như cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em thay vì phòng chống ung thư.
Các nước này cũng thường xuyên ghi nhận tỷ lệ tử vong vì ung thư ở mức cao nhất.
Trong báo cáo, Trợ lý Tổng Giám đốc WHO Ren Minghui cho rằng tỷ lệ 81% nói trên là lời cảnh tỉnh toàn thế giới về tình trạng bất bình đẳng “không thể chấp nhận được” giữa các nước giàu và các nước nghèo trong phòng ngừa, điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư.
Video đang HOT
Ông cho rằng nếu người dân có cơ hội tiếp cận rộng rãi các hệ thống khám sàng lọc và chăm sóc cơ bản, việc mắc ung thư có thể được phát hiện sớm, qua đó nâng cao hiệu quả điều trị và ung thư không đồng nghĩa với án tử hình ở các nước nghèo.
Báo cáo nhấn mạnh khoản đầu tư 25 tỷ USD trong thập kỷ tới có thể cứu sống khoảng 7 triệu người trên thế giới khỏi căn bệnh này.
Cũng theo báo cáo, tổng số ca ung thư trên thế giới sẽ tăng khoảng 60% vào năm 2040 và thuốc lá là nguyên nhân gây ra 25% số ca tử vong vì ung thư.
Theo các chuyên gia y tế, chất lượng điều trị tốt hơn ở các quốc gia có thu nhập cao góp phần giảm đến 20% số ca tử vong do ung thư tại nhóm các nước này trong giai đoạn 2000-2015. Trong khi đó, tỷ lệ này đối với nhóm các quốc gia nghèo chỉ ở mức 5%.
Báo cáo nhấn mạnh thêm rằng nếu như trước đây ung thư bị coi là một căn bệnh của các nước giàu, thì tới nay đây là một quan điểm sai lầm. Có khoảng 20% dân số thế giới có nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc ung thư trên thế giới đang có xu hướng tăng nhanh và đáng báo động.
Theo số liệu của Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế GLOBOCAN 2018, mỗi năm trên thế giới có khoảng 18,1 triệu ca mắc mới ung thư và 9,6 ca bệnh nhân ung thư tử vong.
Dự báo năm 2025 tăng lên 19,3 triệu ca mới, trong đó bệnh nhân phần lớn ở các nước đang phát triển.
Tại Việt Nam, ung thư cũng là bệnh lý đang tăng cao. Theo thống kê của Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), năm 2018 tại Việt Nam có khoảng 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp tử vong và hơn 300.0000 người đang phải chung sống với căn bệnh ung thư. Dự báo con số này sẽ vượt 200.000 người vào năm 2020.
Nhìn tổng quan trên bản đồ ung thư thế giới, tỷ lệ mắc ung thư của Việt Nam không cao nhưng tỷ lệ tử vong tương đối lớn, xếp vị trí 56/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỷ lệ 104,4/100.000 dân./.
Minh Tâm
Theo TTXVN/Vietnamplus
Khoảng 165.000 người mắc ung thư mới trong năm 2018
Những năm gần đây, bệnh ung thư có xu hướng gia tăng ở Việt Nam. Theo báo cáo của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, trong năm 2018, nước ta có khoảng 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp tử vong và hơn 300.000 người đang phải chung sống với căn bệnh này.
Quá tải bệnh nhân mắc ung thư tại BV Ung bướu
Đó là thông tin được các chuyên gia cho biết tại Hội thảo "Những tiến bộ của xạ trị trong điều trị ung thư", do Bệnh viện FV tổ chức vừa qua tại TPHCM. Hội thảo có các bác sĩ chuyên khoa ung thư đến từ Úc, Ấn Độ và trong nước, tập trung vào các chuyên đề: Xạ - phẫu trong điều trị ung thư phổi; những tiến bộ trong xạ trị...
Đề cập đến giải pháp điều trị hiệu quả, giúp cho bệnh nhân không chỉ kéo dài sự sống mà còn cải thiện chất lượng sống trong và sau khi điều trị, bác sĩ Basma M'Barek, Trưởng Trung tâm điều trị Ung thư Hy vọng, Bệnh viện FV cho biết, trong các phương pháp điều trị ung thư hiện nay, xạ trị được xem là phương pháp hiện đại và ngày càng được cải tiến với độ chính xác cao nhằm mang đến hiệu quả điều trị tối ưu và hạn chế tác dụng phụ cho bệnh nhân, đặc biệt là kỹ thuật xạ trị điều biến liều kỹ thuật số (VMAT).
Đây là kỹ thuật xạ trị điều biến liều kỹ thuật số kết hợp với kỹ thuật hình ảnh CT 4D nhằm định vị chính xác hình dạng và kích thước của khối u, từ đó có thể tính toán liều xạ tối ưu nhất để tia xạ tiêu diệt được khối u mà không làm tổn hại mô lành xung quanh, nhờ vậy hạn chế tối đa tác dụng phụ ở bệnh nhân.
Mức độ chính xác của kỹ thuật VMAT gần như tuyệt đối, có thể kiểm tra được vị trí bướu cần xạ trị một cách chính xác qua mỗi lần xạ bằng hệ thống chụp hình cắt lớp ngay trên bàn máy xạ. Liều xạ trên mô lành như tuyến mang tai giảm rất nhiều so với các kỹ thuật trước và tiết kiệm thời gian xạ lên tới 50%, đồng thời gia tăng hiệu quả điều trị lên gấp đôi.
"Nhiều bệnh nhân ung thư vòm hầu và thanh quản nhờ điều trị bằng kỹ thuật VMAT đã đạt được hiệu quả điều trị tối ưu, đồng thời vẫn bảo tồn được các mô lành xung quanh. Bệnh nhân sau điều trị vần có thể nói chuyện, ăn uống bình thường, đảm bảo chất lượng sống. Tương tự, với các bệnh nhân ung thư vú hoặc phổi điều trị bằng kỹ thuật VMAT kết hợp với kỹ thuật chụp CT 4D và máy ABC (điều phối nhịp thở tích cực giúp) giúp xác định được độ di chuyển của bướu ngay cả khi người bệnh hít vào hay thở ra, từ đó chiếu xạ chính xác để chỉ tiêu diệt khối u mà không làm tổn thương các mô lành xung quanh", bác sĩ Basma M'Barek thông tin.
THÀNH AN
Theo SGGP
Để ung thư không còn là nỗi ám ảnh Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Chương trình Globocan, trong những năm qua, tỷ lệ mắc mới và tử vong do các bệnh lý ác tính tăng liên tục, biến Việt Nam thành một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư và tử vong do ung thư thuộc nhóm cao trên thế giới. Việc thăm...