Đầu tư 24.500 tỷ đồng xây dựng đường trên cao: CII phiêu lưu với sức khỏe tài chính
Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) đang có kế hoạch đầu tư dự án khủng, lớn gấp gần 3 lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Ôm nhiều dự án lớn
Dự án đang được CII nghiên cứu đầu tư là tuyến đường trên cao tại TP.HCM, với tổng vốn đầu tư lên tới 24.500 tỷ đồng. Số vốn này lớn gấp gần 3 lần vốn chủ sở hữu của CII.
Tuyến đường có tổng chiều dài khoảng 14 km, với điểm đầu giao cắt đường Trường Chinh ( quận Tân Bình), điểm cuối cắt đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh). Tuyến đường có các nút giao như nút tại vòng xoay Lăng Cha Cả (cuối đường Cộng Hòa), nút giao Võ Văn Kiệt, nút giao quận 4, nút giao quận 8.
Trước đại dự án này, CII cũng đang ôm khá nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau, với tổng mức đầu tư lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng.
Một trong những dự án lớn đáng quan tâm mà CII đang đầu tư là Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận giai đoạn I. Dự án này có tổng vốn đầu tư 14.678 tỷ đồng. Mục tiêu của CII là dự án này sẽ được thông tuyến vào cuối năm 2020 và bắt đầu đưa vào sử dụng từ đầu năm 2021.
Công trình lớn khác là Dự án mở rộng xa lộ Hà Nội giai đoạn II với tổng mức đầu tư 5.735 tỷ đồng. Dự án này được khởi công từ tháng 4/2010, đến giữa năm 2020, Dự án đã hoàn thành khoảng 75% phần xây dựng công trình theo thiết kế.
Ngoài ra, các dự án có vốn đầu tư trên ngàn tỷ đồng có thể kể đến như Dự án cầu Sài Gòn (1.311,9 tỷ đồng), Dự án đâu tư hạ tầng trong khu dân cư phía Bắc và hoàn thiện trục Bắc – Nam Khu đô thị Thủ Thiêm (2.641 tỷ đồng), Dự án mở rộng Quốc lộ 60 (1.800 tỷ đồng), Dự án Diamond Reverside (1.960 tỷ đồng), Dự án Cao ốc 152 – Điện Biên Phủ (1.200 tỷ đồng)…
Video đang HOT
Chênh vênh sức khỏe tài chính
Năm 2020, CII đặt mục tiêu doanh thu 5.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông công ty mẹ là 808 tỷ đồng. Sau 1 quý đầu năm, CII đạt doanh thu thuần 972 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông công ty mẹ đã đạt tới 246 tỷ đồng, thay đổi toàn diện so với con số âm 5,5 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Sự bùng nổ lợi nhuận được ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc Công ty thể hiện trong văn bản giải trình là nhờ lợi nhuận từ hoạt động tài chính đem lại và từ lãi chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính.
Lãi tuy tăng, nhưng kết quả kinh doanh này chỉ có tính nhất thời, có được từ bán tài sản. Trong khi đó, việc gồng gánh trên vai nhiều dự án lớn, với quy mô mỗi dự án hàng ngàn tỷ đồng đang là tín hiệu cảnh báo sự “quá tải” của CII.
Theo báo cáo tài chính quý I/2020, tổng tài sản của Công ty chỉ là 31.180 tỷ đồng. Toàn bộ số tài sản này chỉ lớn gấp hơn 2 lần so với quy mô một dự án mà CII đang đầu tư như Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. Trong khi đó, Dự án đường trên cao tại TP.HCM mà CII đang nghiên cứu có quy mô tới 24.500 tỷ đồng như ước tính thì có thể chiếm tới 3/4 tổng tài sản của CII.
Việc gồng gánh trên vai nhiều Dự án lớn, với quy mô mỗi Dự án hàng ngàn tỷ đồng đang là tín hiệu cảnh báo sự “quá tải” của CII.
Trong thời gian qua, CII cũng thường đi tìm lời giải cho bài toán vốn bằng giải pháp phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Động thái gần đây nhất là kế hoạch phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu.
Theo kế hoạch phát hành, trái phiếu có thời hạn 36 tháng, mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu. Lãi suất dự kiến là 11%/năm, thời điểm dự kiến phát hành trong quý III/2020. Công ty ủy quyền cho Chủ tịch Hội đồng Quản trị hoặc người được Chủ tịch Hội đồng Quản trị ủy quyền sử dụng cổ phần/tài sản tại công ty con, công ty liên kết và tài sản khác của CII hoặc bên thứ ba để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán liên quan đến trái phiếu.
Trước đó, vào cuối quý I/2020, CII đã thực hiện đợt phát hành 220 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 13 tháng, mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, lãi suất 11%/năm.
Những đợt huy động vốn bằng trái phiếu của CII tuy có tác dụng tạo ra dòng tiền giúp doanh nghiệp thực thi các kế hoạch đầu tư, nhưng cũng để lại những “hiệu ứng phụ” đối với sức khỏe tài chính của doanh nghiệp này, làm gia tăng vay nợ của doanh nghiệp.
Theo báo cáo tài chính quý I/2020, nợ phải trả của CII là 22.268 tỷ đồng, tăng 8,4% so với thời điểm đầu năm. Nợ phải trả theo đó lớn gấp khoảng 2,5 lần so với vốn chủ sở hữu của Công ty. Trong đó, riêng vay và nợ thuê tài chính dài hạn đã tăng tới 28% so với đầu năm, với số dư tại thời điểm 31/3/2020 là 11.256 tỷ đồng.
ĐHCĐ Nhựa Bình Minh: Chưa có chính sách giảm giá và tăng chiết khấu để cạnh tranh với Hoa Sen
Đại hội đồng cổ đông tổ chức ngày 24/6 của CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) đã thông qua toàn bộ tờ trình.
Cụ thể, Công ty đặt kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu 4.560 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 581 tỷ đồng, tăng 10%, cổ tức tối thiểu 50%/lợi nhuận sau thuế.
Kế hoạch được xây dựng trên giả định giá nguyên liệu đầu vào tương đương mức bình quân năm 2019. Nửa đầu năm, biến động giá nguyên liệu nhựa vẫn rất bất thường, có lúc giảm hơn 20%, nhưng chỉ trong thời gian ngắn và có xu hướng tăng trở lại dù chưa quay về mức trước dịch.
Ông Nguyễn Hoàng Ngân, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc BMP cho biết, giá nguyên liệu nhựa không chỉ phụ thuộc giá dầu, mà còn phụ thuộc vào cung cầu trên thế giới, bảo dưỡng máy móc thiết bị, hoạt động sản xuất công nghiệp...
Trong 5 tháng đầu năm, giá nguyên vật liệu giảm mạnh và thấp hơn so với kế hoạch - một diễn biến chưa từng có tiền lệ.
Theo đó, tranh thủ những thời điểm giá thấp, BMP tăng nhập nguyên liệu để có tồn kho giá thấp và sẽ phản ánh vào kết quả kinh doanh 6 tháng. Thông thường, Công ty dùng đến 98% nguyên vật liệu mua trong nước, không tồn kho mà khoảng 2 - 3 ngày nhận nguyên liệu một lần.
Hiện nay, cổ đông lớn nhất của BMP là Nawapalstic (nằm trong hệ thống thành viên của SCG Thái Lan) đang sở hữu 54,39%, công ty thành viên của Tập đoàn mẹ SCG là TPCVina đang là một trong những đơn vị cung cấp nguyên liệu cho BMP.
Ông Ngân cho biết, tỷ lệ nhập từ TPC Vina khoảng 50 - 55% và không đổi qua các năm.
Ngoài ra, kế hoạch trên còn xây dựng dựa trên kế hoạch của các nhà thầu xây dựng lớn cũng giảm mạnh năm nay, nên tăng trưởng đột biến cũng khó xảy ra với BMP trong 2020.
Ông Ngân cho rằng, tình trạng thừa cung sẽ tiếp tục là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp nhựa tiếp tục cạnh tranh bằng chính sách duy trì chiết khấu cao, chấp nhận lợi nhuận rất thấp để tồn tại. Minh chứng là chiến dịch "khuyến mãi khủng" của các đối thủ lớn trong cả năm 2019 và đầu năm 2020.
Hơn nữa, dịch Covid-19 tiếp tục là ẩn số chưa đánh giá được đầy đủ mức độ nghiêm trọng tác động đến nền kinh tế nói chung và lĩnh vực hoạt động của công ty nói riêng.
Trả lời câu hỏi cổ đông về việc BMP có chính sách gì để cạnh tranh với Hoa Sen, ông Ngân cho biết, chưa có bất kỳ chính sách giảm giá và tăng chiết khấu để cạnh tranh với Hoa Sen. Nhựa Bình Minh có lợi thế về chất lượng, Công ty chưa có dự kiến thay đổi trong dài hạn về chính sách chiết khấu, nhưng ngắn hạn sẽ có một số chính sách cụ thể.
Tại thời điểm cuối năm 2019, theo thống kê từ SCG Research, BMP chiếm 43% thị phần ống nhựa và phụ tùng khu vực miền Nam, 5% thị phần miền Bắc và tổng 28% thị phần cả nước.
Chia sẻ về kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm, BMP cho biết, sản lượng 44.752 tấn, tăng nhẹ 6%, doanh thu đạt 1.883 tăng 8%, lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt 262 tỷ đồng và 209 tỷ đồng, cùng tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.
Dù vậy, ông Ngân không quá lạc quan cho nửa cuối năm, khi mà từ quý III trở đi, thị trường sẽ chịu tác động rõ ràng hơn khi hoạt động xây dựng mới giảm.
Tổng công ty Điện lực - TKV tiếp tục đăng ký mua hơn 6,5 triệu cổ phiếu NCP Tổng công ty Điện lực - TKV (DTK - UPCoM), tổ chức có liên quan đến Bùi Minh Tân, Chủ tịch HĐQT CTCP Nhiệt điện Cẩm Phả - TKV (NCP - UPCoM) tiếp tục đăng ký mua 6,55 triệu cổ phiếu NCP, nhằm mục đích tăng tỷ lệ sở hữu của DTK tại NCP nhưng không làm thay đổi hoạt động của Công...