Đầu tư 1.775 tỷ đồng xây dựng hạ tầng 92 cụm công nghiệp tại Quảng Nam
Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp theo dự án được phê duyệt 1.775 tỷ đồng.
Theo quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn 2035 đã được phê duyệt, Quảng Nam sẽ có 92 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.280,74 ha, đến năm 2035 là 2.613,14 ha. Tỷ lệ lấp đầy tại các cụm công nghiệp trung bình đạt 75% vào năm 2025 và 90% vào năm 2035.
Mục tiêu đến năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp tại các cụm công nghiệp sẽ chiếm 25% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tương ứng với 30 nghìn tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 20% lao động của ngành công nghiệp (tương ứng 35 nghìn người); đến năm 2035, giá trị sản xuất sẽ là 35 nghìn tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 40 nghìn lao động.
Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Quảng Nam, quy hoạch cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh được xây dựng dựa trên định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam, nhằm sử dụng các nguồn lực để phát triển cụm công nghiệp có hiệu quả, thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp. Các cụm công nghiệp cũng được xây dựng để phát huy có hiệu quả tiềm năng của từng khu vực trên địa bàn tỉnh, gắn với bảo vệ môi trường. Đây cũng là một trong những hoạt động nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nông thôn.
Video đang HOT
Tính đến tháng 8/2019, Quảng Nam đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 57 cụm công nghiệp, 54/57 cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập với tổng diện tích 1.433,06 ha, diện tích đất công nghiệp 1.043 ha. Hiện đã có 51 cụm công nghiệp đang triển khai xây dựng hạ tầng và đi vào hoạt động với tổng diện tích 1.194 ha, tổng diện tích đất công nghiệp 930 ha, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng đã thực hiện 867,5 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy hiện tại trung bình đạt 78,5%.
Trước đó, tỉnh Quảng Nam có quy hoạch 108 cụm công nghiệp, tuy nhiên, trong qua tình thực hiện đã nảy sinh nhiều bất cập như thay đổi diện tích quy hoạch, công tác giải tỏa, hoặc do địa hình… nên tỉnh Quảng Nam đã thực hiện điều chỉnh cho phù hợp.
Đầu năm 2019 đến nay, có khoảng 20 doanh nghiệp đăng ký đầu tư trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích đất thuê và đăng ký thuê là 30ha; tổng vốn đầu tư đăng ký theo dự án là 1,1 nghìn tỷ đồng; tổng số lao động đăng ký theo dự án là 2.000 người. Tính lũy kế đến nay đã thu hút được 318 dự án đăng ký đầu tư vào các cụm công nghiệp với tổng diện tích đất thuê và đăng ký thuê 730,14 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký theo dự án đạt gần 17 nghìn tỷ đồng, tổng số lao động đăng ký theo dự án 66.049 người; trong đó có 259 dự án đã thực hiện đầu tư với tổng vốn đầu tư thực hiện hơn 8,3 nghìn tỷ đồng, tổng số lao động làm việc trong các cụm công nghiệp là 31.310 người.
Diệu Anh
Theo Nhịp sống kinh tế
FECON báo lãi 131 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2019 nhờ bán Dự án điện mặt trời Vĩnh Hảo 6
Lũy kế nửa đầu năm, FECON ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất lần lượt 1.071 tỷ đồng và 113 tỷ đồng, tăng 9,8% và 68,65% so với cùng kỳ 2018.
Theo báo cáo tài chính vừa công bố, trong quý 2 vừa qua, doanh thu của công ty này đạt 580 tỷ đồng. Doanh thu lũy kế 6 tháng đầu năm 2019 đạt 1.071 tỷ, tăng trưởng 9,8% so với mức 975 tỷ cùng kỳ 2018. Các đơn vị thành viên mới thành lập FDB, FCPL1, FMS bắt đầu hoạt động ổn định, đóng góp khoảng 100 tỷ doanh thu hợp nhất.
Bên cạnh đó, nhờ 02 khoản lợi nhuận từ Dự án Điện mặt trời Vĩnh Hảo 6 và bán cổ phần của Công ty CP Công trình ngầm FECON (FCU), FECON ghi nhận mức tăng trưởng tốt về lợi nhuận sau thuế.
Cụ thể, lợi nhuận hợp nhất Quý II/2019 tăng trưởng 91,32% so với cùng kỳ, từ 43,8 tỷ năm 2018 lên 83,8 tỷ đồng năm nay. Lợi nhuận sau thuế lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 113 tỷ, tăng trưởng 68,65%.
Bên cạnh kết quả kinh doanh khả quan trong 6 tháng đầu năm 2019, tháng 7 vừa qua, FECON ký thêm các hợp đồng mới với tổng trị giá khoảng 370 tỷ đồng. Trong đó đáng chú ý là 2 gói thầu tại dự án Cầu Bago và dự án cảng quốc tế Sittwe tại Myanmar với tổng giá trị khoảng 4 triệu USD (khoảng 92 tỷ đồng).
Cùng với đó, là các gói thầu thi công cọc đầu tiên tại Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn trị giá khoảng 140 tỷ đồng, nâng tổng giá trị hợp đồng của FECON tại dự án Long Sơn tính đến hiện tại là trên 530 tỷ đồng; gói cọc PHC tại khu vực kho than - dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 2 (57 tỷ đồng); dự án Đập tràn xả lũ Nam Thạch Hãn, Quảng Trị (37 tỷ đồng); cung cấp và thi công cọc tại dự án Trường Quốc tế Liên cấp Gateway tại KĐT Tây Hồ Tây Starlake (15 tỷ đồng) và các hợp đồng nhỏ khác trị giá trên 20 tỷ đồng.
Theo FECON, tính đến hết quý II.2019, bao gồm cả các hợp đồng còn lại của năm 2018, FECON đã ký 2600 tỷ đồng cho mục tiêu 4200 tỷ đồng năm 2019. Dự kiến tháng 8 này công ty xúc tiến ký thêm các gói thầu lớn ( tổng cộng khoảng 1500 tỷ đồng) mà công ty mới tham gia đấu thầu tại địa bàn phía Nam và tại Lào.
Bình An
Theo Nhịp sống kinh tế
Hạ Long: Thành phố hiện đại - điểm đến năng động Cùng với vẻ đẹp thiên nhiên và những sản phẩm du lịch đặc sắc,... động lực từ hệ thống hạ tầng hiện đại đang giúp Hạ Long trở thành "điểm đến" của các sự kiện văn hóa, thể thao tầm cỡ, mang về dòng khách lớn cho thành phố này. Tâm điểm sự kiện - lễ hội Giữa tháng 6/2019, gần 30 "siêu...