Dầu tràn ngập khắp nơi, giá thấp nhất trong vòng 18 năm
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu dầu sẽ giảm 29 triệu thùng/ngày trong tháng 4. Và dù các thỏa thuận cắt giảm dầu của các quốc gia dầu lớn trên thế giới không thể giúp khôi phục giá dầu trong ngắn hạn.
Giá dầu trong phiên giao dịch ngày 16-4 lại chứng kiến sự suy giảm. Cụ thể giá dầu OPEC đã mất 26% giá trị, xuống chỉ còn 14,50 USD/thùng. Giá dầu Brent đang giữ mức cao nhất nhưng không thể đạt nổi 30 USD, hiện chỉ 28,64 USD/thùng.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế nhấn mạnh, nền kinh tế toàn cầu đang chịu áp lực chưa từng có kể từ cuộc đại khủng hoảng năm 1930. Kinh doanh suy giảm, thất nghiệp gia tăng vì Covid-19. Kể cả khi các giới hạn về du lịch được nới lỏng trong quý 2-2020 thì nhu cầu dầu cũng giảm 9,3 triệu thùng ngày so với năm 2019, và phá tan một thập kỷ tăng trưởng của ngành dầu mỏ.
“Các thỏa thuận cắt giảm dầu của OPEC lẫn Hoa Kỳ hiện nay cũng không thể phục hồi giá dầu ngay vì nhu cầu dầu không đủ để bù đắp cho nguồn cung trong ngắn hạn”, IEA cho biết.
Video đang HOT
PHƯƠNG MINH
Goldman Sachs: Giá dầu sẽ tiếp tục giảm bất chấp kế hoạch của OPEC+
Theo báo cáo mới nhất, Goldman Sachs nhận thấy dự báo giá dầu Brent quanh ngưỡng 20 USD/thùng trong ngắn hạn của họ có khả năng phải điều chỉnh giảm.
Tại một trạm bán xăng ở Brooklyn, New York, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ngân hàng Goldman Sachs mới đây đưa ra dự báo rằng giá dầu sẽ tiếp tục giảm trong những tuần tới, do thỏa thuận hạn chế sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ ( OPEC) chưa đủ mạnh để bù đắp cho nhu cầu suy giảm trước tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tuần trước, OPEC và các đồng minh (còn gọi nhóm OPEC ) cho biết đã đồng ý cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày trong hai tháng 5-6/2020 để ngăn chặn đà giảm của giá dầu.
Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất, Goldman Sachs nhận thấy dự báo giá dầu Brent quanh ngưỡng 20 USD/thùng trong ngắn hạn của họ có khả năng phải điều chỉnh giảm.
Goldman Sachs cho rằng ngay cả khi các thành viên chủ chốt của OPEC tuân thủ đầy đủ các cam kết cắt giảm, còn các quốc gia khác tuân thủ 50% mức hạn chế sản lượng đề ra trong tháng Năm, thì kế hoạch này sẽ chỉ giúp sản lượng của họ giảm khoảng 4,3 triệu thùng dầu/ngày so với mức trong quý 1/2020.
"Đại gia" ngân hàng Phố Wall này nhận xét dù các quốc gia thuộc Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cũng tham gia cắt giảm sản lượng lớn hơn, điều này sẽ không giúp được gì nhiều.
Báo cáo của Goldman Sachs cho rằng không có kế hoạch cắt giảm tự nguyện nào có thể đủ lớn để bù đắp cho nhu cầu sụt giảm trung bình 19 triệu thùng dầu/ngày trong giai đoạn từ tháng 4-5/2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Tuy nhiên, Goldman Sachs cho biết dự báo của họ cho giá dầu Brent trong năm 2021 là 52,50 USD/thùng có thể được điều chỉnh tăng. Ngân hàng này nhận định sau giai đoạn thị trường tái cân bằng mạnh mẽ sẽ là giai đoạn phục hồi mạnh nhờ nhu cầu nhiên liệu tăng trở lại.
Một ngân hàng khác của Phố Wall là Morgan Stanley lại điều chỉnh nâng dự báo giá dầu của họ. Trong báo cáo của riêng mình, Morgan Stanley đã tăng mức dự báo giá của dầu Brent và WTI trong quý 3/2020 lên lần lượt là 30 USD/thùng và 27,50 USD/thùng, từ 25 USD/thùng và 22,50 USD/thùng tương ứng trước đó.
Ngân hàng này cũng nâng triển vọng giá dầu quý 4 lên thêm 5 USD cho cả hai loại dầu trên, lần lượt là 35 USD/thùng cho dầu Brent và 32,50 USD/thùng cho WTI.
Ngoài ra, Morgan Stanley cũng dự báo nhu cầu năng lượng thế giới trong quý 2/2020 sẽ giảm khoảng 14 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái./.
H.Thủy
Giá dầu thế giới tăng sau khi Nga tuyên bố sẵn sàng cắt giảm sản lượng Sau quyết định của Nga, giá dầu thế giới đã tăng trở lại, động thái làm gia tăng hy vọng các nước sản xuất dầu mỏ chủ chốt sẽ ký thỏa thuận để thúc đẩy thị trường năng lượng. Một cơ sở khai thác dầu tại Al-Rawdhatain, Kuwait. (Ảnh: AFP/ TTXVN) Hãng thông tấn TASS dẫn lời một đại diện Bộ Năng lượng...