Dầu tồn kho ở mức cao, các nhà phân tích dự báo trái chiều
Sự phục hồi kinh tế chậm chạp và làn sóng Covid-19 thứ 2 đã kéo theo nhu cầu lưu trữ dầu và sản phẩm dầu trên biển tăng trở lại do dư thừa nguồn cung.
Công ty thương mại dầu khí (trader) Trafigura phải thuê ít nhất 5 tàu dầu lớn loại VLCC (2 triệu thùng) để chứa diesel chưa bán được sau đợt phục nhu cầu ngắn giữa mùa hè. Các trader khác bao gồm Vitol, Litasco, Glencore và BP cũng phải thuê thêm tàu chở dầu lớn để lưu trữ diesel kỳ hạn lên đến 90 ngày. Mặc dù vậy, giá thuê tanker hiện đang ở mức thấp nhất trong năm 2020, cho thấy tình hình thị trường đang rất ảm đạm.
Ngay cả BP cũng vừa thuê VLCC Gene với giá chỉ 20.500 USD/ngày kỳ hạn 3 tháng kèm lựa chọn gia hạn thêm 3 tháng với giá 22.000 USD/ngày. Để so sánh, mức giá thuê VLCC kỳ hạn 6 tháng hồi tháng 4 lên tới 120.000 – 130.000 USD/ngày trong khi hiện nay lượng tồn kho dầu toàn cầu vẫn ở mức cao hơn trung bình các năm 600 triệu thùng. Tốc độ giảm trong 30 ngày gần đây đạt khoảng 1,6 triệu bpd, trong đó chủ yếu là tồn kho dầu thô, các sản phẩm tinh chế giảm ít.
Video đang HOT
Biểu đồ tổng lượng lưu trữ dầu thô cho thấy lượng dầu bị tồn kho trong năm 2020 (màu xanh dương) tăng vọt chưa từng thấy ( nguồn: IEA, EIA/DOE, PAJ, Platts, Kpler, ClipperData, Morgan Stanley).
Tuy nhiên, Morgan Stanley lại đưa ra dự báo giá dầu Brent sẽ đạt mốc 50 USD/thùng trong nửa đầu năm 2021 nhờ đồng USD yếu và lạm phát tăng tốc, giá dầu WTI đạt mốc 47,5 USD/thùng vào quý 3/2021. Nhu cầu tiêu thụ dầu thô sẽ hồi phục bằng mức trước khủng hoảng Covid-19 vào giữa năm 2022, muộn hơn 6 tháng so với kịch bản trước đây, mặc dù vậy, Morgan Stanley dự báo thiếu hụt nguồn cung dầu thô trong cả năm 2021 sẽ bình thường hóa tình trạng quá tải hệ thống kho chứa. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, các chỉ số cơ bản thị trường dầu thế giới nhìn chung yếu – nhu cầu phục hồi không bền vững, dự trữ và công suất tinh chế dư thừa ở mức cao, biên độ lợi nhuận ngành tinh chế thấp.
Giá dầu hôm nay diễn biến trái chiều, dầu Libya sắp trở lại
Giá dầu hôm nay 15/9 diễn biến trái chiều khi mà những lo ngại về sự phục hồi kinh tế toàn cầu bị đình trệ và sự trở lại của nguồn cung mới từ Libya.
Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao dịch ở ngưỡng 37,39 USD/thùng - tăng 0,35%, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 39,61 USD/thùng - giảm 0,55%.
Giá dầu quay giảm nhẹ trong bối cảnh lo ngại về sự phục hồi kinh tế toàn cầu bị đình trệ và lo ngại về nguồn cung dầu mới của Libya.
Tại Mỹ, kho dự trữ dầu thô tăng trong tuần trước, do các nhà máy lọc dầu chậm trở lại hoạt động sau khi các địa điểm sản xuất bị đóng cửa do bão ở Vịnh Mexico. Dự trữ dầu thô của Mỹ thực tế đã tăng 2 triệu thùng, so với dự báo giảm 1,3 triệu thùng.
Trong khi đó, con số lây nhiễm Covid-19 đang gia tăng mạnh trở lại trên toàn cầu. Việc phong tỏa cục bộ được áp dụng ở một số quốc gia đang cản trở tăng trưởng kinh tế khu vực.
Tại Libya, tướng Khalifa Haftar mới đây đã cam kết chấm dứt phong tỏa các cơ sở dầu mỏ kéo dài nhiều tháng qua, một động thái hứa hẹn sẽ bổ sung thêm nguồn cung cho thị trường, mặc dù không rõ liệu các mỏ dầu và cảng có bắt đầu hoạt động hay không.
Các thành viên OPEC sẽ nhóm họp vào ngày 17/9 tới để thảo luận về việc tuân thủ các quy định cắt giảm sản lượng, mặc dù các nhà phân tích không mong đợi việc cắt giảm thêm sẽ được thực hiện.
Việc OPEC tiếp tục có những động thái quyết liệt nhằm thực hiện các cam kết cắt giảm sản lượng cũng không được đặt kỳ vọng cao khi nguồn cung dầu tại một số khu vực có chiều hướng gia tăng. Trong khi đó, khả năng tiêu thụ dầu thô của một số nước như Mỹ, Trung Quốc lại đang có dấu hiệu chững lại. Đây là những yếu tố sẽ trực tiếp cản trở đà tăng của giá dầu.
Kinh tế Việt Nam tươi sáng nhất ASEAN Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu vừa được hãng dự báo và phân tích tình hình kinh tế Oxford Economics công bố, do Viện Kế toán công chứng của Anh (ICAEW) ủy quyền, đánh giá triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam tươi sáng nhất trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam được cho là nền kinh tế...