Dầu thô lao dốc dưới 30 USD/thùng, vàng thế giới tăng vọt
Giá dầu thô thế giới tiếp đà lao dốc, xuống dưới 30 USD/thùng. Cùng đó, giá vàng thế giới bất ngờ quay đầu tăng mạnh, sau một tuần rơi tự do.
Dầu thô lao dốc dưới 30 USD/thùng. ảnh minh họa
Ngày 18/3, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4/2020 đứng ở mức 26,62 USD/thùng. So với cùng thời điểm phiên giao dịch ngày 17/3, giá dầu WTI giao tháng 4/2020 đã giảm tới 2,62 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 5/2020 đứng ở mức 28,46 USD/thùng, giảm tới 1,58 USD/thùng so với phiên giao dịch trước đó.
Giá dầu ngày 18/3 giảm mạnh trong bối cảnh nguy cơ suy thoái, khủng hoảng kinh tế ngày một lớn trước diễn biến dịch Covid-19 đang lan rộng và tác động hoạt động kinh tế.
Trong diễn biến mới nhất, ngân hàng đầu tư kiêm công ty chứng khoán Morgan Stanley (Hoa Kỳ) đã lần thứ hai hạ dự báo giá dầu trong tháng 3. Theo đó, triển vọng giá dầu Brent trong quý 2/2020 giảm từ 35 USD/thùng xuống 30 USD/thùng.
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương – Tài chính, từ 15h ngày 18/3, mỗi lít xăng bán lẻ giảm 2.290 – 2.315 đồng, về sát ngưỡng 16.000 đồng, trong khi dầu cũng hạ 1.353-1.830 đồng. Giá bán lẻ xăng RON 95 là 16.812 đồng/lít. Quyết định giảm giá bán lẻ xăng, dầu sớm hơn một ngày so với lịch điều chỉnh giá thường kỳ. Theo đó, xăng E5 RON 92 bán lẻ tối đa 16.056 đồng/lít; Xăng RON 95 xuống còn 16.812 đồng/lít. Mức giá bán mới của dầu hoả xuống còn 11.846 đồng/lít sau khi giảm 1.830 đồng. Dầu diesel và madut giảm lần lượt 1.750 đồng và 1.353 đồng/lít, kg, xuống không cao hơn 13.035 đồng và không quá 10.051 đồng một kg.
Trong khi giá dầu giảm sâu, giá vàng thế giới bật tăng trở lại lên mức 1.530 USD/ounce sau một tuần rơi tự do. So với mức đáy của phiên hôm qua giá vàng thế giới đã tăng khoảng 60 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá niêm yết tại ngân hàng, giá vàng thế giới tương đương 43,02 triệu đồng/lượng.
Các chuyên gia đánh giá, giá vàng thế giới tăng trở lại là do Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã thiết lập một kênh tài trợ thương phiếu để cải thiện thanh khoản và cung cấp nguồn vốn ngắn hạn cho các doanh nghiệp đang thiếu hụt tiền mặt do sự gián đoạn thương mại và đi lại xuất hiện do những nỗ lực chống dịch COVID-19. Mặt khác, giá vàng vọt tăng còn do nhà đầu tư tăng mua vào từ mức thấp sau tuần liên tục đi xuống.
Video đang HOT
QUỲNH NGA (Tienphong.vn)
Các nền kinh tế lớn nỗ lực thoát khỏi "bóng đen" của đại dịch Covid-19
Để đối phó với đại dịch Covid-19, các nền kinh tế lớn đã đưa ra nhiều biện pháp "giải cứu", tăng sức "đề kháng" để tránh nguy cơ suy thoái nghiêm trọng.
ại dịch Covid-19 đã lan rộng toàn thế giới, đẩy kinh tế toàn cầu đối mặt nguy cơ suy thoái nghiêm trọng. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa cảnh báo rằng, tác động của dịch sẽ làm chậm lại đà tăng trưởng kinh tế thế giới, thậm chí có thể rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn cả khủng hoảng tài chính cách đây hơn chục năm.
Cuộc chiến chống dịch Cobid-19 đang ngày càng quyết liệt trên mặt trận kinh tế. (Ảnh minh họa: fpri.org)
Trước lo ngại đại dịch Covid-19 đang phủ "bóng đen" lên triển vọng kinh tế toàn cầu, Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva kêu gọi các nỗ lực ứng phó chung. IMF nhận định, tác động của dịch Covid-19 sẽ làm tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại, suy giảm dưới mức 2,9% của năm 2019.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ngày 2/3 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống chỉ còn 2,4% - mức tăng chậm nhất kể từ năm 2009.
Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cảnh báo, dịch Covid-19 có thể khiến kinh tế toàn cầu tổn thất đến 2.000 tỷ USD trong năm nay.
UNCTAD nhận định, những nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là những quốc gia phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu dầu thô và những mặt hàng khác, cũng như những nước có quan hệ thương mại mật thiết với Trung Quốc và những quốc gia bị Covid-19 tấn công đầu tiên.
Mới đây, Bloomberg cũng đưa ra 4 kịch bản kinh tế đối với nền kinh tế toàn cầu do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo kịch bản tệ nhất, nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản và khu vực đồng euro đều rơi vào suy thoái, tăng trưởng GDP thế giới giảm về mức 0%, sản lượng toàn cầu tổn thất đến 2.700 tỷ USD.
Giới phân tích cho rằng, khủng hoảng dịch bệnh sẽ kéo theo khủng hoảng kinh tế khi các doanh nghiệp đối mặt nguy cơ vỡ nợ, thị trường chứng khoán liên tục chìm trong sắc đỏ.
Nền kinh tế toàn cầu lao đao và đối mặt suy thoái, thị trường chứng khoán rơi tự do. (Ảnh minh họa: Reuters)
Trong bối cảnh nêu trên, hạn chế tác động tiêu cực của dịch về kinh tế đang là ưu tiên hàng đầu của tất cả các nền kinh tế lớn. Tại châu Âu - tâm dịch mới của thế giới hiện nay, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 120 tỷ euro nhằm hỗ trợ các nền kinh tế khu vực.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen mô tả dịch Covid-19 là "cú sốc" lớn với nền kinh tế châu Âu. Bà cho biết Liêm minh châu Âu (EU) sẽ huy động ít nhất 37 tỷ euro (tương đương 41 tỷ USD) để chống dịch bệnh.
Nền kinh tế số 1 châu Âu là ức cũng tung ra gói cứu trợ kinh tế lớn nhất trong lịch sử hậu chiến của nước này. Theo đó, Chính phủ ức quyết định hỗ trợ 550 tỷ euro cho các công ty mới khởi nghiệp. Để bảo vệ nền kinh tế, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết bà sẵn sàng đảo ngược quy tắc duy trì ngân sách cân bằng.
Tại nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ đưa ra các biện pháp then chốt nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Cụ thể, Chính phủ Mỹ đang xem xét việc cắt giảm thuế để giúp khuyến khích chi tiêu tiêu dùng và hỗ trợ các hộ gia đình đang gặp khó khăn trong việc trả tiền thuê nhà và tiền nợ thế chấp đúng hạn, hay trang trải các chi phí y tế khi số giờ làm việc của các thành viên trong gia đình bị rút ngắn trong thời gian bùng phát dịch bệnh.
Ngày 3/3, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định hạ lãi suất khẩn cấp để ứng phó với nguy cơ dịch Covid-19 tác động đến nền kinh tế nước này. Đến ngày 15/3, FED lại tuyên bố sẽ cắt lãi suất cơ bản xuống còn từ 0% đến 0,25% - mức thấp nhất kể từ năm 2008 - nhằm tăng sức "đề kháng" cho nền kinh tế Mỹ.
FED vừa thông báo cắt lãi suất cơ bản đồng USD xuống còn từ 0% đến 0,25%. (Ảnh minh họa: KT)
Trung Quốc cũng đã tung ra các biện pháp mới để vực dậy "sức khỏe" cho nền kinh tế số 2 thế giới đang bị tác động bởi đại dịch. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) thông báo sẽ tiến hành cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng có đủ điều kiện từ ngày 16/3. ộng thái này sẽ giúp khơi thông 78,6 tỷ USD từ các khoản dự trữ dài hạn để giúp các ngân hàng trong nước có thêm vốn để "bơm" vào nền kinh tế.
Tại các nền kinh tế lớn khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, các biện pháp "giải cứu" nền kinh tế khỏi nguy cơ suy thoái cũng đã được lên kế hoạch và triển khai. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã hối thúc nước này triển khai các biện pháp "chưa từng có" để ứng phó những hậu quả kinh tế của dịch. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) đang xem xét tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để bàn thảo về khả năng cắt giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Trong khi đó, tại nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới là Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết sẽ xem xét các lựa chọn khác nhau, bao gồm đề xuất tạm thời cắt giảm thuế tiêu dùng để hỗ trợ nền kinh tế.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thách thức đối với các ngân hàng trung ương lúc này là họ đang cạn kiệt các biện pháp tiền tệ sau một thời gian dài ứng phó với tác động tiêu cực của các cuộc chiến thương mại, căng thẳng địa chính trị và tác động của lạm phát thấp. Một số người đã kêu gọi các chính phủ điều chỉnh mức chi tiêu, song vấn đề nợ công vẫn là một thách thức.
Các chuyên kinh tế hy vọng rằng một khi dịch Covid-19 được kiểm soát, môi trường lãi suất thấp hơn sẽ tạo ra những khoảng trống để làm dịu đi những khó khăn tài chính của nhiều công ty và giúp nền kinh tế thế giới nhanh chóng phục hồi một khi virus đã được kiểm soát./.
Theo VOV.VN
Giá dầu tiếp tục trượt dốc, xuống sát 30 USD/thùng khi dịch bệnh đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu Giá dầu tiếp tục sụt giảm vào hôm nay 16/3 do việc cắt giảm lãi suất khẩn cấp của Fed đã không thể làm dịu đi thị trường tài chính toàn cầu đang hoảng loạn vì sự lây lan nhanh chóng của virus Covid-19. Dầu thô Brent loại LCOc1 sáng nay giảm 1,83 USD xuống còn 32,02 USD/thùng, kéo dài sự sụt giảm...