Dầu thô, cổ phiếu đều giảm giá sau khi Fed hạ lãi suất
Cục Dự trữ liên bang Mỹ ( Fed) ngày 31.7 thông báo hạ lãi suất cơ bản lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tuy nhiên Chủ tịch Jerome Powell lưu ý đây chỉ là hoạt động điều chỉnh nhằm hỗ trợ nền kinh tế số một thế giới tiếp tục tăng trưởng thuận lợi chứ không phải dấu hiệu bắt đầu một chu kỳ giảm lãi suất lâu dài.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) vừa hạ lãi suất cơ bản – Ảnh: PBS
Trước diễn biến trên, các chỉ số dầu thô quốc tế trong phiên giao dịch 1.8 đều quay đầu giảm mạnh sau 6 ngày tăng liên tiếp. Giá dầu Brent (chuẩn quốc tế) mất đến 85 cent xuống còn 64,20 USD/ thùng, giá dầu WTI thị trường Mỹ mất 89 cent xuống còn 57,69 USD/ thùng.
Theo nhà phân tích Tamas Varga thuộc công ty môi giới PVM: “Tâm trạng lạc quan dành cho tài sản rủi ro có một bước ngoặt ngoạn mục khi Fed hạ lãi suất. Đồng USD mạnh khiến thị trường dầu mỏ và cổ phiếu rơi vào hỗn loạn”.
Lượng dầu dự trữ của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến và sản lượng OPEC tháng 7 giảm là hai động lực đẩy giá tăng. Nhưng nguồn cung dồi dào do Mỹ tăng sản lượng cộng thêm tình trạng nhu cầu suy yếu vì xung đột thương mại, Anh rời EU (Brexit) cùng một loạt sự kiện khác đã góp phần kéo giảm giá dầu.
Video đang HOT
Các chỉ số dầu thô đều giảm xuống dưới mức 65 USD/ thùng - Ảnh: Reuters
Các thị trường chứng khoán chịu chung số phận với dầu thô. Tại phố Wall, chỉ số S&P 500 mất 1,1% điểm – tồi tệ nhất trong hai tháng qua, hai chỉ số Dow Jones cùng Nasdaq đều có cùng mức giảm 1,2%.
Ở Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite cùng Hằng Sinh lần lượt mất 0,8% và 0,7%. Thị trường New Zealand, Đài Loan, Đông Nam Á cũng giảm điểm.
Tại châu Âu, chỉ số STOXX 600 chỉ giảm 0,2% nhờ cổ phiếu ngân hàng giữ được mức giá tích cực.
Cẩm Bình (theo Reuters, Market Watch)
Nhà đầu tư Mỹ bán mạnh cổ phiếu sau khi Fed hạ lãi suất
Không ít nhà đâu tư đã tin rằng Fed sẽ đưa ra tuyên bô tiêp tục hạ lãi suât trong năm nay.
Ảnh: Jerome Powell
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh trong phiên ngày thứ Tư, giới đầu tư chứng khoán Mỹ thất vọng với quyết định hạ lãi suất của Fed để cứu nền kinh tế khỏi những tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại mà Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động chống Trung Quốc nhưng lại không muốn hạ lãi suất thêm nhiều lần nữa.
Đóng cửa ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1,23% và như vậy có ngày giảm điểm sâu nhất tính từ 31/5/2019.
Chốt phiên giao dịch, Dow Jones mất 1,23% và đóng cửa ở mức 25.864 điểm. S&P 500 giảm 32 điểm tương đương 1,1% xuống 2.980 điểm. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq giảm 98 điểm tương đương 1,19% xuống 8.175 điểm.
Còn tính cả tháng 7/2019, chỉ số Dow Jones tăng 15%, S&P 500 tăng 18% còn Nasdaq tăng 23%.
Giới đầu tư tài chính đã kỳ vọng về khả năng Fed hạ lãi suất 0,25%, tuy nhiên một phần trong số họ thất vọng khi Fed không hạ lãi suất nhiều hơn mức đó hoặc phát đi tín hiệu về khả năng sẽ còn nhiều đợt hạ lãi suất nữa.
Trong buổi họp báo, Chủ tịch Fed Jerome Powell nói thêm rằng Fed phải hành động dựa trên quan điểm thích ứng, quyết định mới nhất được đưa ra như một phần trong quá trình điều chỉnh giữa chu kỳ, chiến tranh thương mại đang gây ra nhiều tác động lên nền kinh tế và sự chững lại của ngành sản xuất toàn cầu đang lớn hơn so với kỳ vọng vào năm ngoái.
Dù vậy, tuyên bố của Fed rằng việc hạ lãi suất trong ngày thứ Tư là một phần của sự điều chỉnh giữa chu kỳ nhưng không phải sự bắt đầu của một chu trình nới lỏng chính sách tiền tệ đã thất vọng nhiều nhà đầu tư tin rằng sẽ có thêm các đợt hạ lãi suất khác trong năm nay.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Chứng khoán toàn cầu giảm điểm chờ quyết định lãi suất của FED Hầu hết các thị trường chứng khoán thế giới mất điểm trong phiên 29/7 khi thị trường thận trọng chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách của FED trong tuần này. Thị trường cổ phiếu toàn cầu giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 29/7 trong khi đồng USD tăng lên mức cao nhất trong 2 tháng khi các nhà giao dịch...