Đấu thầu lại 182.000 tấn gạo dự trữ vì doanh nghiệp ‘xù’ ký hợp đồng
Tổng cục Dự trữ Nhà nước cho biết mới chỉ ký được 7.700 tấn gạo dự trữ. Do đó, sẽ tổ chức đấu thầu lại với số lượng 182.300 tấn gạo để đảm bảo đủ chỉ tiêu gạo Thủ tướng giao.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước ( Bộ Tài chính) cho biết đến hết ngày 8/4, trong tổng số 190.000 tấn gạo dự trữ quốc gia do Thủ tướng giao, đã có 178.000 tấn gạo có nhà thầu trúng. Tuy nhiên, cơ quan này mới chỉ ký được hợp đồng 7.700 tấn gạo. Số gạo các nhà thầu từ chối ký hợp đồng là 170.300 tấn.
Do đó, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã báo cáo Bộ Tài chính cho tổ chức đấu thầu lại đối với số lượng 182.300 tấn gạo để bảo đảm đủ chỉ tiêu 190.000 tấn gạo nhập kho dự trữ quốc gia.
Đơn vị này cho biết đang khẩn trương triển khai tiếp các thủ tục để tổ chức đấu thầu mua số lượng gạo còn lại.
Trong tháng 5, dự kiến hoàn thiện các thủ tục lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu cung cấp gạo cho dự trữ; thời gian kết thúc nhập kho trong tháng 6.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước dự trữ 190.000 tấn gạo nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu gạo và đảm bảo an ninh lương thực, dự trữ quốc gia. Ảnh: Hoàng Hà.
Video đang HOT
Trong khi đó, đánh giá của các chuyên gia, các doanh nghiệp và báo cáo của các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực cho thấy các nhà thầu trúng thầu nhưng từ chối ký hợp đồng bởi nhu cầu dự trữ và mua tạm trữ lương thực của các doanh nghiệp, người dân trong nước tăng cao từ ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Những tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp đi các nước như Philippines, Malaysia, Trung Quốc… tăng mạnh, thị trường giao dịch gạo rất sôi động. Giá gạo tăng cao kể từ thời điểm các nhà thầu dự thầu so với thời điểm có thông báo kết quả trúng thầu nên các nhà thầu không thực hiện ký hợp đồng và đã có văn bản từ chối.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã giao các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực theo thẩm quyền phân cấp xử lý các nhà thầu đã trúng thầu nhưng từ chối ký hợp đồng theo đúng quy định của Luật Đấu thầu.
Trước đó, ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý hải quan (Tổng cục Hải quan), cho biết trong danh sách doanh nghiệp đăng ký tờ khai xuất khẩu gạo lại có những doanh nghiệp trúng thầu dự trữ quốc gia mặt hàng gạo nhưng không đến ký hoặc từ chối ký hợp đồng.
Cụ thể, Tổng công ty Lương thực miền Bắc trúng thầu 4.500 tấn gạo, sau đó đăng ký xuất khẩu 7.200 tấn; Công ty TNHH Phát Tài trúng thầu 17.940 tấn gạo, đăng ký xuất khẩu 13.000 tấn.
Công ty CP Mỹ Tường và Công ty CP XNK Thuận Minh cũng nằm trong danh sách trúng thầu nhưng không ký hợp đồng, sau đó đăng ký tờ khai xuất khẩu trên 10.000 tấn.
“Cơ quan Hải quan cho rằng hiện tượng này làm phát sinh nguy cơ không đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đảm bảo dự trữ quốc gia”, đại diện Cục giám sát quản lý hải quan nói.
Ông Âu Anh Tuấn cho biết hiện nay chưa có chế tài buộc doanh nghiệp ký hợp đồng đối với lượng gạo đã trúng thầu dự trữ quốc gia thì mới được xuất khẩu.
Văn Hưng
Vẫn mua chưa đủ số lượng gạo dự trữ quốc gia năm 2020
Đến ngày 14/4, Tổng cục Dự trữ Nhà nước mới mua vào được 7.700 tấn gạo dự trữ, trong tổng số 190.000 tấn gạo dự trữ quốc gia năm 2020 theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Nông dân xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) tập trung lúa thu hoạch bán cho thương lái. (Ảnh: TTXVN)
Theo ông Đỗ Việt Đức, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính), đến ngày 14/4, Tổng cục Dự trữ Nhà nước mới mua vào được 7.700 tấn gạo dự trữ, trong tổng số 190.000 tấn gạo dự trữ quốc gia năm 2020 theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Trong khi đó, mới đây Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định hủy thầu các gói thầu cung cấp 8.000 tấn gạo nhập kho dự trữ quốc gia năm 2020 của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hải Hưng, 9.000 tấn gạo nhập kho dự trữ quốc gia năm 2020 của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Trung Bộ.
Bên cạnh đó, các gói thầu cung cấp gạo tương tự ở Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Tây Nguyên cũng được hủy.
Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước Đỗ Việt Đức cho biết nguyên nhân chủ yếu là do nhà thầu từ chối ký hợp đồng và bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Với các doanh nghiệp hủy thầu, bỏ thầu, theo ông Nguyễn Việt Đức phải bị xử lý theo Luật Đấu thầu và sẽ phải đấu thầu lại để mua đủ số lượng gạo theo yêu cầu.
Lãnh đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước cũng cho biết việc đấu giá mua gạo sắp tới, sẽ phải làm ngắn nhất về thời gian và trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, cố gắng theo quy định trong vòng 10 ngày để đấu thầu và mua được đủ số gạo theo quy định.
"Về giá đấu thầu, Tổng cục Dự trữ Nhà nước không xây dựng mà do địa phương gửi về, Bộ Tài chính giao cho Cục Quản lý giá thực hiện," ông Đỗ Việt Đức nói.
Trước đó, tại văn bản gửi Bộ Công Thương về việc tham gia ý kiến đối với dự thảo báo cáo Thủ tướng về phương án điều hành xuất khẩu gạo; trong đó, Bộ Tài chính cho biết, Tổng cục Dự trữ nhà nước đã đấu thầu và trúng được 178.000/190.000 tấn gạo mua dự trữ năm 2020, nhưng có hiện tượng các doanh nghiệp trúng thầu cung cấp gạo cho dự trữ quốc gia kéo dài thời gian ký hợp đồng và không thực hiện thương thảo hợp đồng.
Chỉ ít ngày sau, nhiều doanh nghiệp đã được Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt kết quả trúng thầu và thông báo kết quả trúng thầu lập tức có văn bản từ chối ký hợp đồng.
Ngày 10/4, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4/2020. Ngay trong ngày 10/4, Bộ Công Thương công bố hạn ngạch xuất khẩu gạo trong tháng 4/2020, áp dụng đối với mặt hàng gạo (mã hàng hóa HS là 10.06) với số lượng 400.000 tấn.
Tổng cục Dữ trữ Nhà nước đã đấu thầu rộng rãi mua 190.000 tấn gạo, loại 15% tấm, gạo. Thời gian mở thầu từ 12/3, dự kiến hoàn thành nhập kho trước ngày 15/6./.
Thùy Dương
Nhiều doanh nghiệp không ký hợp đồng, gạo dự trữ quốc gia mới mua được 7.700 tấn Nhiều doanh nghiệp trúng thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia nhưng sau đó đã từ chối ký hợp đồng. Ngày 14-4, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đỗ Việt Đức, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính), cho biết đến thời điểm hiện tại mới mua được 7.700 tấn gạo trên tổng...