Đầu tháng 3, gửi tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất?
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đang có mức lãi suất tiền gửi cao nhất với 8,4%/năm.
Trong tháng 3, bên cạnh nhiều ngân hàng có động thái giảm lãi suất, vẫn có ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất tại một số kỳ hạn gửi. Tuy nhiên, đa số các ngân hàng vẫn giữ nguyên lãi suất tiền gửi tiết kiệm đã triển khai trước đó.
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vẫn đang có mức lãi suất tiền gửi cao nhất hệ thống ở mức 8,4%/năm, áp dụng cho khách hàng gửi tiết kiệm từ 500 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 13 tháng và 24 tháng.
Eximbank hiện có mức lãi suất tiền gửi cao nhất hệ thống ngân hàng.
Tiếp đó là Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) và Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) với lãi suất cao nhất là 8,3 và 8,2%/năm. Mức lãi suất này được áp dụng cho tiền gửi tại kỳ hạn 13 tháng.
Các ngân hàng tiếp theo cũng vẫn giữ nguyên lãi suất ngân hàng và thứ hạng không đổi so với bảng so sánh lãi suất vào tháng 2: VietBank (7,8%/năm), ACB (7,4%/năm), SCB (7,3%/năm), Ngân hàng Việt Á (7,2%/năm), Ngân hàng Kiên Long (7,1%/năm), Techcombank (7,1%/năm), MSB (7%/năm)….
Vietcombank và VPBank là hai ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi thấp nhất tháng 3/2021. VPBank duy trì ở mức 5,5%/năm, áp dụng cho khoản tiền từ 50 tỷ đồng trở lên gửi tại kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng. Trong khi Vietcombank triển khai lãi suất cao nhất cho mọi khoản tiền gửi tại kỳ hạn 12 tháng.
Video đang HOT
Nhỉnh hơn một chút là nhóm ba ngân hàng thương mại nhà nước (BIDV, Vietinbank, Agribank), cùng có lãi suất cao nhất ở mức 5,6%/năm.
Sau kỳ nghỉ Tết Âm lịch, thanh khoản hệ thống ngân hàng bắt đầu dồi dào trở lại. Điều này thể hiện rõ nhất trên thị trường liên ngân hàng khi lãi suất chào bình quân VND có những bước giảm lớn.
Cụ thể, đến phiên giao dịch ngày 3/3, lãi suất qua đêm VND trên liên ngân hàng chỉ còn ở mức 0,39%/năm, giảm tới 2,13 điểm phần trăm so với tháng trước.
Tại diễn biến khác, cầu tín dụng đầu năm vẫn chưa tăng cao. Riêng tại địa bàn Hà Nội trong 2 tháng đầu năm, tổng dư nợ mới đạt 2.217 nghìn tỷ đồng, tức chỉ tăng 0,6% so với thời điểm kết thúc năm 2020, trong đó dư nợ cho vay đạt 2.002 nghìn tỷ đồng, chiếm 90,3% tổng dư nợ.
Việc thanh khoản dồi dào nhưng cầu tín dụng chưa bật tăng chính là nguyên nhân khiến mặt bằng lãi suất tiết kiệm tháng 3/2021 tại nhiều ngân hàng không có nhiều thay đổi và tiếp tục duy trì ở mức thấp.
Rút tiền tiết kiệm, mang chục tỷ liều gom đất chờ thời ăn dày
Lãi suất huy động giảm, gửi tiền tiết kiệm không còn nhiều hấp dẫn. Nhiều nhà đầu tư cá nhân lại đổ tiền vào trái phiếu doanh nghiệp bất động sản và đất nền, với hy vọng sinh lời cao.
Lãi suất tiếp tục giảm
Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) tiếp tục giảm lãi suất huy động tiền đồng từ 0,1 -0,4% điểm phần trăm so với đầu tháng 9. Theo đó, lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng của nhà băng này còn 2,55-2,9%/năm, 3 tháng từ 2,75-3,1%/năm, 6 tháng từ 4,2-4,7%/năm, 12 tháng từ 4,8-5,2%/năm.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng vừa giảm 0,2 điểm phần trăm với tất cả kỳ hạn dưới 12 tháng. Lãi suất gửi tại quầy kỳ hạn 1 tháng giảm về 3,3%/năm, kỳ hạn 3 tháng xuống 3,6%/năm và 6 tháng còn 4,2%/năm.
Lãi suất huy động vẫn tiếp tục giảm
Trong khi đó, Ngân hàng Phát triển nhà TP.HCM (HDBank), giảm 0,15 điểm phần trăm cho kỳ hạn từ 1-6 tháng và giảm 0,4 điểm phần trăm với các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Ngân hàng Nam Á (Nam A Bank) giảm lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng còn 3,95%/năm, 6 tháng ở mức 6,3%/năm, 12 tháng ở mức 7%/năm. Ngân hàng Quốc dân (NCB) lại giảm lãi suất cho kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, cũng với mức giảm 0,2%/năm. Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBank) từ giữa tháng 9, điều chỉnh giảm 0,1 điểm phần trăm tại một số kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng.
Ngoài ra, Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank) có lãi suất huy động kỳ hạn 24 tháng lên tới 8,4%/năm, nhưng dành cho khách hàng gửi số tiền lớn từ 500 tỷ đồng trở lên.
Như vậy, mặt bằng lãi suất huy động vẫn tiếp tục giảm. Cụ thể, hiện lãi suất huy động phổ biến ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng. Trong khi đó, các kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng dao động từ 2,55%-4,1%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng từ 4-6,4%/năm; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,0-7,2%/năm.
Trong khi đó, lãi suất gửi tiết kiệm trực tuyến (online) đang được các ngân hàng niêm yết từ 0,1-7,85%/năm dành cho không kỳ hạn đến 24 tháng. Trong đó Ngân hàng Sài Gòn (SCB) có lãi suất cao nhất là 7,85%/năm cho kỳ hạn 24 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ.
Theo nhận định của giới chuyên môn, xu hướng giảm lãi suất tiết kiệm vẫn còn tiếp tục. Trong bối cảnh thanh khoản các ngân hàng rất dồi dào, nhu cầu tín dụng lại thấp do ảnh hưởng của dịch Covid 19 cùng với lạm phát cả năm nay dự báo ở mức 3,5%, vì vậy lãi suất huy động có thể giảm thêm khoảng 0,5-1 điểm %/năm nữa, nhất là với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
Tìm kiếm lợi nhuận cao
Lãi suất huy động giảm thì gửi tiết kiệm cũng giảm sự hấp dẫn. Câu hỏi đặt ra trong hoàn cảnh hiện nay, có tiền nhàn rỗi nên đầu tư vào đâu để sinh lời cao?
Với đại bộ phận dân chúng, thời buổi này tiền gửi ngân hàng mặc dù lãi suất xuống thấp nhưng vẫn tạo ra lợi nhuận trên tỷ lệ lạm phát. Nếu gửi tại quầy, thì một số ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ đang duy trì lãi suất 7,5%/năm với kỳ hạn 15 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ. Còn gửi tiết kiệm online kỳ hạn 24 tháng, có lãi suất 7,85%/năm, lĩnh lãi cuối kỳ.
Nhiều nhà đầu tư cá nhân lại đổ tiền vào trái phiếu doanh nghiệp bất động sản và đất nền, với hy vọng sinh lời cao.
Trong lúc nền kinh tế vẫn đang chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19, thì mục tiêu của người dân và các nhà đầu tư là giữ vững giá trị tài sản hơn tìm kiếm lợi nhuận. Kênh đầu tư mang tính phòng thủ tốt nhất lúc này không gì khác là gửi tiết kiệm. Hơn nữa, do lạm phát thấp, nên gửi kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, khách hàng vẫn được hưởng lãi suất thực dương.
Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư cá nhân cho biết họ vẫn hướng tới việc mua trái phiếu doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản để có lợi nhuận tốt hơn. Mặc dù đã có những cảnh báo về rủi ro, khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, nhưng nhiều nhà đầu tư cá nhân lại có nhìn nhận khác.
Một nhà đầu tư cá nhân cho hay nếu mua trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản lớn, có uy tín, có nhiều dự án đang triển khai thì độ rủi ro thấp. Những doanh nghiệp này đang phát hành trái phiếu với lãi suất 9%/năm cho các kỳ hạn 2-3 năm, cao hơn hẳn lãi suất tiết kiệm. Những doanh nghiệp này có vốn chủ sở hữu lên tới hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn tỷ đồng thì phát hành những lô trái phiếu có giá trị vài nghìn tỷ không hề tạo ra tài sản ảo, hoàn toàn có đủ khả năng trả nợ. Trái phiếu của những doanh nghiệp này có tài sản đảm bảo, lại được các đơn vị phát hành bảo lãnh, cam kết mua lại khi nhà đầu tư cần bán.
Cho dù lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn, nếu 2-3 năm nữa thị trường chưa khởi sắc, thì các doanh nghiệp này vẫn có thể phát hành những lô trái phiếu mới để thanh toán cho các trái phiếu tới hạn vì tài sản vẫn còn đó. Hơn nữa, nguồn cung bất động sản đang giảm và dự báo sau dịch Covid-19 giá sẽ tăng lên. Như vậy, hoàn toàn yên tâm, bởi trong tương lai thị trường bất động sản vẫn sinh lời.
Nhiều ngân hàng trong lúc thừa tiền, cũng đổ hàng nghìn tỷ mua trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, họ đã tính toán kỹ. Cứ nhìn các ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp bất động sản nào nhiều thì mua theo. Trên thực tế, trái phiếu của một số doanh nghiệp bất động sản lớn, cứ phát hành ra là hết ngay, phải thân quen với đơn vị phát hành mới có thể mua được, nhà đầu tư này nói.
Một số nhà đầu tư khác tiết lộ đã chuyển hướng sang đầu tư đất nền, tại những vị trí tốt, có tương lai. Giá đất nền đang thấp, nhưng sau vài 3 năm nữa chắc chắn sẽ tăng.
Các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất tiết kiệm Thời gian gần đây, lãi suất tiết kiệm tiếp tục được các ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm. Cụ thể, tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), lãi suất giảm khoảng 0,2%/năm, kéo lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng chỉ còn 2,55%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng 2,75%/năm; 6 tháng còn 4,3%/năm. Khách hàng giao dịch...