Dầu thải đầu độc sông Đà: Chủ tịch Gốm sứ Thanh Hà Nguyễn Đức Truyền loanh quanh nói dối?
Ông Nguyễn Đức Truyền – Chủ tịch Công ty Gốm sứ Thanh Hà liên tục bị phát hiện nói dối, từ chức danh đến việc con gái liên quan đến đối tượng Lý Đình Vũ, việc ký hợp đồng xử lý chất thải với Công ty Minh Phúc mà thực chất hợp đồng đã kết thúc từ 2 năm trước.
Liên quan vụ xả thải đầu độc nước sông Đà, mới đây, đại diện Công ty Cổ phần Môi trường xanh Minh Phúc khi trao đổi với báo chí đã vạch trần lời nói dối của ông Nguyễn Đức Truyền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Gốm sứ Thanh Hà (thị xã Phú Thọ, Phú Thọ) – nơi cung cấp dầu thải cho các đối tượng xả thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà.
Theo Lao Động dẫn lời đại diện Công ty Cổ phần Môi trường xanh Minh Phúc cho biết, đơn vị này đã hết hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại với Công ty Cổ phần Gốm sứ Thanh Hà từ lâu. Theo hợp đồng nguyên tắc được ký kết giữa Công ty Cổ phần Môi trường xanh Minh Phúc với Công ty CP Gốm sứ Thanh Hà về thu gom vận chuyển xử lý chất thải đã hết hạn từ tháng 12/2017 và sau đó, không ký tiếp hợp đồng nào khác.
Đáng chú ý, trước đó, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Gốm sứ Thanh Hà Nguyễn Đức Truyền nói rằng, công ty đã ký với Công ty CP Môi trường xanh Minh Phúc (có địa chỉ tại Khu 6, thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) để xử lý chất thải. Nhưng cũng phải tích đủ một khối lượng nhất định thì Công ty Cổ phần Môi trường xanh Minh Phúc mới đến chở đi.
Ông Nguyễn Đức Truyền, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Gốm sứ Thanh Hà.
Điều đó cho thấy, ông Nguyễn Đức Truyền đã nói dối về việc ký hợp đồng với Công ty Minh Phúc để xử lý chất thải nguy hại bởi trên thực tế đã 2 năm qua, hai công ty này đã không còn liên quan đến nhau trong việc thu gom xử lý chất thải.
Trước đó, ông Nguyễn Đức Truyền cũng được phát hiện nói dối để bao biện cho con gái Trang khi nói con gái ông không hề quen biết Lý Đình Vũ.
Video đang HOT
Cụ thể, trao đổi với báo chí ngày 21/10, liên quan đến vụ xả dầu thải đầu độc nước sông Đà, ông Nguyễn Đức Truyền – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Gốm sứ Thanh Hà (thị xã Phú Thọ, Phú Thọ) cho biết, ông Trần Thành Trung, thủ kho vật tư tại Công ty Cổ phần gốm sứ Thanh Hà mới là người cung cấp dầu thải cho Lý Đình Vũ mang đi xả thải và việc mua bán này công ty không hay biết và cũng không liên quan. Đồng thời, ông Truyền nói rằng, con gái ông làm ở bộ phận kinh doanh tại công ty và bản thân ông đã hỏi Trang và người phụ nữ này khẳng định không hề quen biết Lý Đình Vũ.
Tuy nhiên, mới đây, biên bản kiểm tra của đoàn kiểm tra Cục Cảnh sát môi trường – Bộ Công an ngày 19/10 cho thấy, giữa Nguyễn Huyền Trang (nhân vật được Vũ nhắc đến trong lời khai ban đầu) và Lý Đình Vũ từng có thỏa thuận để xử lý dầu thải.
Cụ thể, biên bản đề cập đến quá trình chuyển giao chất thải nguy hại tại công ty CP gốm sứ Thanh Hà cho thấy, khoảng tháng 9/2019, Lý Đình Vũ (SN 1982, trú tại xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh giới thiệu là người thu gom xử lý dầu thải liên lạc qua điện thoại với bà Nguyễn Huyền Trang (SN 1988, trợ lý giám đốc công ty) đề xuất việc tiếp nhận, xử lý, tái chế số dầu thải đang lưu giữ tại công ty CP gốm sứ Thanh Hà (CTH) và được bà Trang đồng ý. Theo thỏa thuận miệng, bà Trang sẽ phải trả cho ông Vũ số tiền đề thu gom, vận chuyển, xử lý dầu thải là 1000 đồng/lít.
Sáng ngày 7/10, Vũ gọi điện cho bà Trang để đến thu gom dầu thải. Do bà Trang đi vắng nên đã giao lại việc cho ông Trần Thành Trung (cán bộ phòng vật tư của công ty) để ông Trung chuyển giao dầu thải cho Vũ. Khoảng hơn 8h sáng cùng ngày, Nguyễn Chương Đại điều khiển xe tải BKS 99C-08783 cùng với Thám tới công ty CP gốm sứ Thanh Hà để lấy dầu cho Vũ. Tại đây, ông Trần Thành Trung đã gặp và trao đổi với Thám và Đại, đồng thời giao cho một nhân viên tên Cường hỗ trợ việc hút dầu thải từ các téc dầu loại 1 m3 và loại 120 lít.
Quá trình hút dầu, xe tải có sẵn các thùng chứa loại 1m3. Đại và Thám sử dụng bơm có sẵn trên xe để hút dầu thải từ 4 téc vào các thùng còn lại. Đến khoảng 13h cùng ngày thì hút dầu thải xong. Xe đi qua trạm cân của công ty với lượng dầu thải là gần 9.000 kg. Việc giao dịch tài chính giữa bà Trang và ông Vũ đến nay bà Trang chưa thực hiện được và không liên lạc được với Vũ nữa.
Với việc liên tục bị phát hiện loanh quanh nói dối, dư luận nghi ngờ động cơ của vị Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Gốm sứ Thanh Hà vừa muốn che dấu hành vi vi phạm trong quản lý chuyển giao chất thải nguy hại vừa để bao biện cho hành vi của con gái Nguyễn Thị Huyền Trang, trợ lý giám đốc tại công ty này.
Đáng chú ý, theo nội dung biên bản của đoàn kiểm tra cho thấy, đoàn công tác đã kết luận công ty CP gốm sứ Thanh Hà chuyển giao chất thải nguy hại (dầu thải) cho tổ chức, cá nhân không có chức năng xử lý chất thải nguy hại theo quy định. Cụ thể, công ty đã chuyển gần 9.000 kg dầu thải cho hai đối tượng Đại và Thám để mang đi xử lý. Tuy nhiên, công ty không ký hợp đồng, không thu thập hồ sơ về tư cách pháp nhân, chức năng xử lý chất thải nguy hại của các đối tượng trên.
Theo nội dung biên bản, ông Trần Trung Thành – Phó Giám đốc Công ty thừa nhận hành vi vi phạm trong việc quản lý và chuyển giao chất thải nguy hại (dầu thải) cho đơn vị không có chức năng xử lý chất thải nguy hại và những vi phạm như đã nêu ở trên. Đại diện công ty cam kết sẽ thực hiện tốt pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện đúng, đầy đủ nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết đã được phê duyệt. Công ty cũng cam kết sẽ cung cấp các chứng từ chất thải nguy hại, các báo cáo quản lý chất thải nguy hại trong thời gian từ năm 2014 đến nay theo yêu cầu của đoàn kiểm tra.
Theo quy định của pháp luật với những hành vi vi phạm nêu trên, Công ty Cổ phần Gốm sứ Thanh Hà có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Cụ thể là hành vi vi phạm luật môi trường, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại nghị định số 155/2016/NĐ-CP Về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Tâm Đức
Theo kienthuc
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình: Công ty nước sạch sông Đà phải chịu trách nhiệm
Trả lời về vụ nước sạch sông Đà có mùi do bị đổ trộm dầu thải nhưng đến thời điểm này công ty vẫn chưa có lời nào "xin lỗi" dân, ĐBQH Trần Đăng Ninh cho rằng, là người cung cấp nước sạch mà sản phẩm có vấn đề thì doanh nghiệp trước hết phải nhận trách nhiệm.
Ông Trần Đăng Ninh trả lời báo chí tại hành lang Quốc hội
Sáng nay, 22-10, bên lề kỳ họp Quốc hội, ông Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình đã trả lời báo chí xung quanh vụ việc đổ trộm dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước sạch sông Đà, đang gây bức xúc dư luận những ngày qua.
Theo ông Ninh, thông tin từ báo cáo của Công an tỉnh Hòa Bình mà ông nắm được, đến nay, cơ quan Công an vẫn đang tạm giữ hình sự đối với Lý Đình Vũ, Nguyễn Chương Đại (trú tại tỉnh Bắc Ninh) và Hoàng Văn Thám là nghi phạm đổ dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà.
Trước mắt, tỉnh Hòa Bình đang có hướng đề nghị công ty nước sạch sông Đà phải lấy nguồn nước sản xuất chính là nước nước mặt sông Đà, tức phải bơm nước từ sông Đà lên và có bể chứa, sau đó mới bơm lên sản xuất và chuyển về Hà Nội.
Còn hiện tại, công ty nước sạch sông Đà xử lý nước phần lớn từ nước mặt sông Đà và có cả nước hồ Đầm Bài với diện tích 16 km2.
Riêng về vụ đổ trộm dầu thải ảnh hưởng đến nguồn nước sạch sông Đà vừa qua, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình Trần Đăng Ninh cho biết, đây là vấn đề kiểm soát nguồn vào và nhà máy phải nâng cao trách nhiệm hơn trong việc này.
Trước câu hỏi "trong cuộc họp báo mới đây, đại diện của công ty nước sạch sông Đà chưa nói lời "xin lỗi" đến người dân liên quan đến sự cố mà thậm chí còn nói mình là nạn nhân chịu thiệt hại lớn, quan điểm của ông thế nào?", ông Trần Đăng Ninh cho biết, đã cung cấp nước sạch thì phải đảm bảo chất lượng nước cho người dân.
"Khi anh chưa đảm bảo được thì trước hết phải nhận trách nhiệm vì là người cung cấp nước cho người dân. Dù thực chất một số số liệu về chỉ tiêu chất lượng của nước vẫn đảm bảo nhưng người dân phản ánh nước đó có mùi khét thì mình phải chịu trách nhiệm" - ông Trần Đăng Ninh nói.
Cũng theo ông Trần Đăng Ninh, vụ việc đổ trộm dầu thải vào nguồn nước sạch sông Đà, cơ quan điều tra đang làm. Đây là vụ việc xảy ra ở mức độ nghiêm trọng thì phải xử lý nghiêm, sau này cũng phải rút kinh nghiệm để bảo đảm an ninh nguồn nước.
Trước những ý kiến cho rằng, trong vụ việc này, chính quyền địa phương tỉnh Hòa Bình vào cuộc chậm, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình cho biết, khi nhận được thông tin, cán bộ huyện sở tại, tỉnh đã đi xác định ở các vị trí được phản ánh.
"Chính tôi đến điểm bên ngoài nhà máy thì thấy mùi khét như cao su cháy và mùi rất khủng khiếp" - ông Ninh chia sẻ. Vị lãnh đạo tỉnh Hòa Bình cho biết thêm, khi ông trao đổi với lãnh đạo nhà máy nước sạch sông Đà thì phía nhà máy báo cáo tất cả thông số đều không có gì bất thường nên họ không dừng cấp nước ngay.
Theo anninhthudo
Bộ trưởng Trần Hồng Hà : 'Cung cấp thuốc giả đi tù thì cung cấp nước bẩn cũng có thể đi tù' "Những người tham gia đổ dầu và cung cấp nước bẩn thì theo quy định pháp luật phải xử lý hết sức nghiêm khắc", Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định. Trả lời phỏng vấn báo chí bên hành lang Quốc hội, chiều 22/10, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cho rằng cần phải xử lý nghiêm khắc những kẻ làm đổ...