Đau, tê bắp chân nhưng chậm đi khám, người đàn ông phải cắt cụt chân
Có triệu chứng tê bì, đau và tím lạnh vùng cẳng bàn chân trong 1 tuần, ông M.Đ.N. (65 tuổi) không ngờ mình phải cắt cụt chân.
Bác sĩ thăm khám lại cho ông N. – Ảnh: BVCC
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thông tin vừa tiếp nhận trường hợp người bệnh M.Đ.N. (65 tuổi, ở Nga Sơn, Thanh Hóa).
Qua khai thác, người bệnh có tiền sử đau bắp chân nhiều tháng trước nhưng không đi khám bệnh. Khoảng hơn 1 tuần trước, ông N. có biểu hiện đau cẳng chân nhiều lên nhưng vẫn tự điều trị tại nhà. Khi tình trạng không cải thiện, ông N. mới đi khám ở bệnh viện tỉnh.
Ông N. đến bệnh viện tỉnh với biểu hiện tê bì, đau nhức, tím vùng từ cẳng bàn chân trái xuống và được các bác sĩ chẩn đoán thiếu máu bán cấp cẳng bàn chân bên trái.
Các bác sĩ ở bệnh viện tỉnh đã khám, giải thích tình trạng bệnh cho gia đình cũng như nguy cơ cắt cụt chi cao. Sau đó, ông N. được chuyển từ bệnh viện tỉnh ra Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Video đang HOT
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán ông N. thiếu máu không phục hồi cẳng bàn chân trái, chỉ định cắt cụt đùi. Ông N. được phẫu thuật cấp cứu cắt cụt 1/3 giữa đùi trái.
BS CKII Vũ Trường Thịnh, khoa phẫu thuật chi dưới, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết: “Do không đến cơ sở y tế kịp thời ngay từ khi xuất hiện triệu chứng ban đầu nên từ một trường hợp thiếu máu mãn tính chuyển thành thiếu máu bán cấp và thiếu máu không hồi phục, khiến người bệnh phải cắt cụt chi. Nếu để muộn hơn nữa thì cẳng bàn chân sẽ hoại tử, nguy cơ gây nhiễm trùng nhiễm độc cho người bệnh và có thể dẫn tới tử vong”.
Bác sĩ Thịnh thông tin thêm: 6-10 tiếng là thời gian vàng để can thiệp kể từ khi người bệnh xuất hiện đau và tê bì ở bắp chân lần đầu. Trong khoảng thời gian đó, người bệnh nên khám ở các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được làm thăm dò sâu hơn nhằm phát hiện bệnh sớm.
Bác sĩ khuyến cáo những trường hợp có nguy cơ cao như: trên 60 tuổi, có các bệnh lý nền như rối loạn chuyển hóa mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp, nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị.
Khai thác tiền sử đi lại của người bị sốt có giống với truy vết COVID-19?
Nhiều người cảm thấy tò mò, thậm chí lo lắng khi ngành y tế TP.HCM đưa thông báo 'khai thác tiền sử đi lại của bệnh nhân có sốt' để xác định có sốt rét hay không. Ngành y tế nói gì?
Bác sĩ hỏi thăm, khám bệnh một bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) - Ảnh: XUÂN MAI
Theo lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP (HCDC), tất cả bệnh viện phải khai thác tiền sử đi lại của bệnh nhân có sốt để xem họ có đi qua vùng lưu hành sốt rét không là điều hết sức bình thường, không giống như truy vết COVID-19.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online trưa 11-6, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết khi khám bệnh có sốt (bệnh nhiễm), tất cả bác sĩ phải hỏi bệnh sử và yếu tố dịch tễ học. Bên cạnh đó, trong hồ sơ bệnh án ngành y tế cũng có quy định bác sĩ phải ghi nhận thông tin yếu tố dịch tễ học, nơi sống... của bệnh nhân.
Trong trường hợp khai thác được bệnh nhân có đi đến rừng núi, hay mới đi châu Phi về... và có sốt thì phải nghĩ ngay đến bệnh sốt rét bằng cách xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét trong máu.
"Tất cả đều là hoạt động thường quy như từ trước đến nay phải làm chứ không có gì phức tạp. Yêu cầu của sở chỉ là nhắc lại để các nhân viên y tế đã nhiều năm không gặp bệnh sốt rét thì có thể quên khai thác thông tin này" - bác sĩ Vĩnh Châu chia sẻ thêm.
Cùng trao đổi vấn đề này, bác sĩ Lê Hồng Nga - phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) - cũng cho rằng việc các bác sĩ ở các bệnh viện khai thác tiền sử đi lại của người bệnh đang sốt để xem họ có đi qua vùng đang lưu hành bệnh sốt rét hay không là điều hết sức bình thường.
"Đây là việc bác sĩ phải làm, phải biết bệnh nhân đến đâu, từ vùng dịch tễ nào; chứ không phải truy vết như dịch bệnh COVID-19" - bác sĩ Hồng Nga nhấn mạnh.
Trước đó, ngày 10-6, Sở Y tế yêu cầu tất cả cơ sở khám chữa bệnh khi tiếp nhận một trường hợp có sốt cần chú ý khai thác yếu tố tiền sử đi lại của bệnh nhân. Khi bệnh nhân đi từ các vùng có sốt rét lưu hành về, cần nghĩ ngay đến bệnh sốt rét và tiến hành xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét (test nhanh hoặc nhuộm lame máu) để kịp thời điều trị, ngăn ngừa biến chứng nặng và tử vong.
Bệnh sốt rét nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ xuất hiện các biến chứng nặng - thể sốt rét ác tính (như biến chứng não gây hôn mê sâu, co giật; suy gan, suy thận, thiếu máu nặng, tiểu huyết cầu tố do vỡ hồng cầu hàng loạt...) và khi đó nguy cơ tử vong rất cao.
Những người chưa từng bị sốt rét (chưa có miễn dịch) là nhóm có nguy cơ cao xuất hiện các biến chứng nặng và tử vong khi nhiễm ký sinh trùng sốt rét. Nhóm này cần được phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời.
Theo báo cáo của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP, trong 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận 5 trường hợp sốt rét, trong đó có 2 trường hợp sốt rét ác tính. Năm 2021 chỉ có 2 trường hợp sốt rét cơn, không có trường hợp sốt rét ác tính, không có tử vong. Còn trong năm 2020 tiếp nhận điều trị 5 trường hợp sốt rét, trong đó có 1 ca sốt rét ác tính.
Tất cả bệnh nhân sốt rét nhập viện và điều trị trong các năm qua là những trường hợp đi công tác tại vùng có sốt rét lưu hành ở rừng núi (huyện Đắk Ơ, tỉnh Bình Phước...) hoặc đi công tác tại các nước châu Phi.
Từ năm 2011 đến nay, TP.HCM không phát hiện ca bệnh sốt rét mà tất cả đều là các ca nhiễm từ các vùng dịch tễ lưu hành. TP đã được công nhận loại trừ sốt rét từ năm 2020, hiện nay đang trong giai đoạn "phòng ngừa sốt rét quay trở lại sau loại trừ".
Tại Việt Nam, bệnh sốt rét lưu hành quanh năm ở các tỉnh rừng núi miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; trong đó số ca bệnh sốt rét gia tăng trong mùa mưa.
Phẫu thuật, cắt bỏ khối u vú nặng 4,7 kg Các bác sĩ ở Bạc Liêu vừa phẫu thuật thành công, cắt bỏ khối u vú nặng đến 4,7 kg cho bệnh nhân 47 tuổi. Ngày 7.6, tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu cho biết các bác sĩ của bệnh viện vừa phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân có khối u vú nặng đến 4,7 kg. Bác sĩ...