Đấu súng dữ dội, 12 lính Philippines bị khủng bố giết hại
Chỉ ít ngày sau khi Tổng thống Duterte yêu cầu xóa sổ nhóm khủng bố khét tiếng ở Philippines, 12 binh sĩ nước này đã bị chính phiến quân này bắn chết.
Tỉnh Mindanao là tâm điểm các phong trào li khai thời gian qua ở Philippines.
Ít nhất 12 binh sĩ Philippines đã bị giết hại trong cuộc giao tranh ác liệt với phiến quân khủng bố Abu Sayyaf ngày hôm qua 29.8. Đây được xem là ngày đẫm máu nhất kể từ khi Tổng thống Duterte nhậm chức từ tháng 5 tới nay.
Abu Sayyaf là nhóm khủng bố quy mô nhỏ nhưng được cho là bạo lực nhất ở miền nam Philippines. Với tên gọi “Người mang kiếm”, tổ chức khủng bố này thường xuyên bắt cóc và tấn công dân thường cũng như quân đội.
Phát ngôn viên quân đội nước này nói rằng 12 binh sĩ thiệt mạng khi đấu súng với 70 phiến quân Abu Sayyaf gần thành phố Barangay Maligaya. 5 binh sĩ khác bị thương nặng.
Tổng thống Duterte tuần trước ra lệnh xóa sổ tổ chức Abu Sayyaf sau khi nhóm này đã chặt đầu một con tin vì không thể trả nổi tiền chuộc.
Quan chức Philippines cho biết vụ đụng độ xảy ra sau khi 21 phiến quân khủng bố bị tiêu diệt trước đó ít hôm. Trong số những kẻ bị bắn chết có một thủ lĩnh của Abu Sayyaf.
Trước đó vào ngày 28.8, tám tay súng liên hệ tới tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đã trốn khỏi nhà tù Lanao del Sur. 20 tay súng từ nhóm vũ trang Maute đã ập vào nhà tù ở thành phố miền nam Marawi và cứu 8 tên này.
Video đang HOT
Phiến quân Maute đã thực hiện nhiều vụ đánh bom và bắt cóc ở miền nam tỉnh Mindannao. Khu vực này diễn ra nhiều phong trào đòi ly khai trong hàng chục năm qua. Tại đây có lượng lớn người Hồi giáo Philippines sinh sống trong khi phần lớn dân cư nước này theo đạo Thiên Chúa.
Đầu năm nay, tổ chức Maute mang theo cờ IS đã tấn công quân đội, chặt đầu một sĩ quan và giết hại 2 dân thường. Nhiều tổ chức khủng bố khác đã thề trung thành với IS dù chưa có bằng chứng về sự hợp tác này.
Theo Quang Minh – BBC (Dân Việt)
Nạn săn người bạch tạng lấy xương man rợ ở Malawi
Người bạch tạng ở Malawi có nguy cơ bị tuyệt chủng vì ngày càng nhiều người "bị săn như động vật" lấy xương đem bán.
Người bạch tạng ở Malawi đang "bị săn như động vật"
Mỗi ngày, Agness Jonathan đều phải đấu tranh tư tưởng xem có nên đưa cô con gái bị bạch tạng đi học hay không. Cô luôn lo sợ nguy hiểm rình rập có thể giết chết con của cô để đáp ứng một nhu cầu dã man.
Theo báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế vừa được phát hành, ở Malawi, một quốc gia châu Phi, những người bị bạch tạng đang bị săn như những con vật.
Bạch tạng là một loại bệnh di truyền khiến da, tóc và mắt của người bệnh bị mất sắc tố. Nhiều người Malawi tin rằng các bộ phận cơ thể, đặc biệt là xương của người bạch tạng có thể mang lại giàu có, hạnh phúc và may mắn. Chính vì thế, những người bạch tạng trở thành mục tiêu, họ có nguy cơ bị giết hại, lột da lấy xương và đem bán.
Con gái bị bạch tạng Chakuputsa của chị Agness
Bản báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế ghi chép lại cuộc sống hàng ngày của những người bạch tạng và sự gia tăng các vụ giết người bạch tạng ở đây.
Tháng đẫm máu nhất là tháng 4 năm nay, khi Tổ chức Ân xá nói 4 người đã bị sát hại, trong đó có một em bé.
Một trong những nạn nhân là một thiếu niên 17 tuổi Davis Fletcher Machinjiri. Em đi xem bóng đá với một người bạn, nhưng đã không quay trở lại.
Cảnh sát Malawi cho biết Davis đã bị 4 người đàn ông bắt cóc và bán sang Mozambique để giết hại. Mô tả cái chết khủng khiếp của nạn nhân, cảnh sát nói: "Họ đã cắt nhỏ tay và chân của Davis và lấy xương. Sau đó họ chôn phần còn lại của em trong một ngôi mộ."
Từ năm 2014, ít nhất 18 người bạch tạng đã bị giết hại, 5 người bị bắt cóc đến nay vẫn chưa tìm thấy.
Người bạch tạng có nguy cơ bị giết hại, lột da lấy xương và đem bán
Nếu không nhờ những người hàng xóm, cô con gái bạch tạng Chakuputsa của chị Agness cũng đã trở thành nạn nhân.
Chakuputsa đã bị 3 người đàn ông bắt cóc khi mẹ đi làm đồng. Vì dân làng đuổi theo, cuối cùng những người đàn ông phải bỏ lại em. Hóa ra một trong 3 người đàn ông đó là người thân với mẹ Agness. Cô coi người đó như anh trai. Việc này cho thấy nạn giết người bạch tạng lấy xương đang trở nên phổ biến ở nước châu Phi này.
Những kẻ tấn công bán các bộ phận cơ thể người cho "phù thủy" ở Malawi và đất nước láng giềng Mozambique với hy vọng kiếm được một khoản tiền nhanh.
Nhiều người tin rằng các bộ phận của người bạch tạng có thể mang lại giàu có, hạnh phúc và may mắn
Tổ chức Ân xá cho biết "hàng ngàn người bạch tạng có nguy cơ bị bắt cóc và giết hại bởi các cá nhân và băng nhóm tội phạm". Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng người bạch tạng ở Malawi có nguy cơ "tuyệt chủng hoàn toàn".
Grace Mazzah, một thành viên của Hiệp hội Người Bạch Tạng ở Malawi luôn nhận thức được các mối nguy hiểm, nói: "Việc này thực sự càng làm tăng sự sợ hãi. Tại sao mọi người lại săn tôi như đang săn bắn động vật để ăn vậy?"
Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng người bạch tạng ở Malawi có nguy cơ "tuyệt chủng hoàn toàn"
Theo Danviet
Cá mập voi khổng lồ bị giết hại, "treo cổ" ở Trung Quốc Chỉ hai ngày sau khi những bức ảnh tuyệt đẹp về con cá mập quý hiếm được đăng tải trên mạng xã hội, đã có người đi lùng sục và giết hại nó dã man. Con cá mập voi quý hiếm bị giết hại, treo xác ở Quảng Tây, Trung Quốc Ngày 5.5, quan chức chính phủ của thành phố Bắc Hải ở...