Đậu rồng
Đậu rồng thuộc họ đậu, dạng cây thân leo sống được nhiều năm nên phải làm giàn cho cây phát triển tốt.
Từ lâu đậu rồng đã là nguồn thực phẩm dồi dào mà thiên nhiên ban tặng cho bà con miền trung du quê tôi. Kể cũng lạ, từ những hạt đậu giống nảy mầm bé tí xíu, qua sự chăm bón vun vén tỉ mỉ của con người là vài ngày sau những ngọn đậu xanh mướt nhanh chóng leo tới giàn, rồi mọc lan ra, phủ một màu xanh um. Giống đậu rồng ưa đất tốt, giàu mùn, thế nên những cây trồng gần chỗ ao hồ, đất ẩm thường phát triển xanh tốt sum suê và cho trái lủng lẳng đầy giàn.
Từ đậu rồng người ta chế biến nhiều món ăn dân dã, không những ngon miệng mà theo kinh nghiệm dân gian, ăn đậu rồng sẽ làm máu lưu thông, giải độc và giải nhiệt trong mùa nắng nóng; phòng chống thiếu máu, can xi; đặc biệt là cung cấp vitamin A, C, E… làm đẹp da, sáng mắt, giúp tăng sức đề kháng.
Đậu rồng có trái quanh năm nhưng rộ nhất từ tháng chạp đến ra giêng. Thời gian này chẳng cần phải lựa, trái đậu nào cũng, xanh mướt. Ưu điểm nổi trội của đậu rồng so với các loại cùng họ đậu khác là ăn sống hoặc ăn chín đều được và có thể chế biến thành nhiều món ngon. Đậu hái về còn tươi, nhặt bỏ rác bám hoặc trái sâu rồi tước xơ, rửa sạch, cho vào chiếc rổ con để ráo nước. Đậu rồng luộc hay ăn sống, chấm với nước mắm, mắm ruốc kho hay mắm cái tùy khẩu vị mỗi người. Ngoài ra còn có món đậu rồng xào; hoặc nấu canh chua chung với cá và me trái, ăn cũng rất bắt cơm.
Phan Thị Thanh Ly
Theo thanh niên
Video đang HOT
Bài thuốc quý chữa bệnh từ dứa dại
Nhiều bộ phận của cây dứa dại được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian chữa bệnh gan, thận.
Dứa dại tên khác là dứa gai, dứa gỗ... là một cây nhỏ, cao 1-2m. Thân có rễ phụ dài. Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa gồm hoa đực và hoa cái. Quả to khi chín màu vàng.
Nhiều bộ phận của cây dứa dại được dùng làm thuốc
Rễ
Thu hái quanh năm. Loại rễ non chưa bám đất càng tốt, đào về rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Khi dùng lấy 8g rễ (nướng qua) phối hợp với vỏ cây đại (sao vàng), rễ si, rễ cau non, hương nhu, tía tô, hoắc hương đều 8g, hậu phác 12g tất cả thái nhỏ sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần, chữa phù thũng.
Bệnh viện Ba Vì (Hà Tây cũ) đã chữa chứng tiểu rắt, tiểu ít, nước tiểu vàng đục, phù thận bằng bài thuốc kinh nghiệm sau: Rễ dứa dại 200g, râu ngô 150g, củ sả 50g, trấu gạo nếp (sao thơm) 50g, nõn tre 25g, cam thảo dây 25g. Tất cả nấu với 2 lít nước cho sôi kỹ trong 30 phút, đem lọc, thêm đường, uống trong ngày. Người lớn mỗi lần 200 - 300ml trẻ em 100 - 150ml. Ngày 2-3 lần. Một đợt điều trị 5 ngày. Nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục đợt nữa cho khỏi hẳn.
Đọt non
Đọt đứa dại được thu hái vào mùa xuân, dùng tươi hay sấy khô, được dùng chữa sỏi thận: Đọt non dứa dại 20g, ngải cứu 20g, cỏ bợ 30g, đường phèn 10g, tất cả rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, thêm nước rồi gạn uống.
Chữa tiểu rắt, tiểu buốt có máu: Đọt non dứa dại 20g, mầm rễ cỏ gừng 20g. Sắc uống trong ngày.
Chữa kinh phong ở trẻ em
Đọt non dứa dại 12g, lá chua me, lá xương sông, búp mít mật, cỏ nhọ nồi, mỗi thứ 8g, nhân hạt đào 5 cái. Tất cả giã nhỏ hòa với một chén nước đun sôi để nguội, gạn lấy nước trong, thêm ít đường, uống cách 2 giờ một lần. Cứ mỗi tuổi uống một thìa cà phê.
Có thể thực hiện bài thuốc như sau:
- Có đờm khò khè, thêm chua me và xương sông.
- Nóng sốt nhiều thêm dứa dại và búp mít.
- Co giật, thêm dâm hôi.
- Tiểu ít, táo bón thêm đào nhân.
- Trẻ em đang bị tiêu chảy không được dùng.
Dùng đắp ngoài: đọt non dứa dại, lá đinh hương (lượng bằng nhau), đắp chữa đinh râu rất tốt.
Quả: dùng tươi hoặc phơi khô.
Chữa xơ gan, cổ trướng: quả dứa dại 200g thân cây ráy gai 200g, vỏ cây quao nước, vỏ cây vọng cách, lá trâm bầu, lá cối xay, rễ cỏ xước, mỗi vị 50g. Có thể thêm 50g cỏ hàn the hoặc 50g cỏ tranh. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước, còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày...
Dứa dại chữa xơ gan, viêm gan mãn tính
Để chữa viêm gan mạn tính, lấy quả dứa dại 100g, chó đẻ răng cưa 50g, sắc uống ngày một thang.
Theo tài liệu nước ngoài, hạt dứa dại 9 hạt, giã nhỏ nhồi vào 1 khúc ruột già lợn, ninh thật nhừ. Ăn cái, uống nước làm một lần trong ngày, chữa bệnh đái tháo đường.
Theo DS. Đỗ Huy Bích (Sức khỏe & Đời sống)
Đoán giới tính thai nhi theo kinh nghiệm dân gian Đây là những kinh nghiệm đoán giới tính thai nhi trên khắp thế giới mà chúng tôi đã thu thập được, bạn có thể tò mò một chút để chiêm nghiệm xem thai nhi của mình là &'hoàng tử' hay &'công chúa' và dù đã biết được giới tính thai nhi qua siêu âm thì bạn cũng nên tham khảo những kinh nghiệm...