Đau nửa đầu: Bệnh thường gặp ở phụ nữ
Đau nửa đầu thường xuất hiện có tính chất chu kỳ, với biểu hiện: cơn đau khu trú ở bên đầu, đau theo nhịp mạch đập (đau giật giật), có thể kèm theo nôn, buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động. Đây là căn bệnh tương đối phổ biến, chiếm khoảng 10% dân số, nữ thường mắc nhiều hơn nam, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh.
Cơn đau khó chịu
Tùy cơ địa mà mức độ cũng như thời gian đau của mỗi người khác nhau, nhưng triệu chứng điển hình của bệnh như sau: Cơn đau đầu: Cơn đau chỉ khu trú ở một nửa đầu, đôi khi đau đầu có thể xuất hiện luân phiên từ bên nọ lại chuyển sang bên kia, cứng cơ cổ. Trong cơn đau, người bệnh có cảm giác đau nặng đầu rất khó chịu, đau giật giật theo nhịp mạch đập, mức độ từ vừa phải đến dữ dội, có thể nối tiếp từ cơn này đến cơn khác. Thời gian của mỗi cơn đau kéo dài trung bình từ 4 – 12 giờ (nếu không được điều trị). Kèm theo người bệnh có thể buồn nôn, nôn, sợ tiếng động và ánh sáng, dễ bị kích thích và cáu gắt… Sau cơn đau đầu, nếu được nghỉ ngơi và có được một giấc ngủ sâu, sức khỏe sẽ phục hồi tốt. Ngược lại, nếu người bệnh không ngủ được hoặc ngủ không sâu sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu âm ỉ và nặng đầu sẽ kéo dài một vài ngày.
Cơn đau nửa đầu làm người bệnh rất khó chịu.
Video đang HOT
Tần suất xuất hiện cơn đau nửa đầu có thể là 1-2 lần/tháng, nhưng cũng có thể cao hơn: 4-5 lần/tháng. Trong một số trường hợp có xuất hiện triệu chứng báo trước cơn đau như thay đổi tâm lý, rối loạn thị giác, rối loạn tiêu hóa..
Nguyên nhân không rõ ràng
Nguyên nhân gây bệnh đau nửa đầu đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Có nhiều yếu tố sinh bệnh như: co giãn mạch máu ở đầu (đau do co mạch, sau đó giãn mạch), các chất trung gian hóa học (trong đó có vai trò của serotonin – một chất có chức năng truyền tải các tín hiệu thần kinh lên não), sự tích tụ bất thường calci bên trong tế bào thần kinh. Chứng đau nửa đầu còn hay xảy ra đối với rất nhiều phụ nữ do sự thay đổi hormon thời kỳ kinh nguyệt, trưởng thành, mang thai và mãn kinh. Ngoài ra còn có các yếu tố khác cũng gây đau nửa đầu như: căng thẳng, thay đổi thời tiết, giấc ngủ thất thường,…
Điều trị như thế nào?
Khi bị đau nửa đầu cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bệnh đau nửa đầu thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng các cơn đau tái diễn liên tục nếu không được điều trị tốt sẽ làm suy giảm nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần, khả năng lao động cũng như chất lượng sống của người bệnh.
Không có biện pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh đau nửa đầu, nhưng có thể kiểm soát bằng cách cắt cơn đau và dự phòng cơn đau đầu. Để điều trị cơn đau đầu, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc giảm đau thông thường đối với những người bị đau nhẹ hoặc vừa phải, cơn đau thưa, nhanh chấm dứt. Đối với các trường hợp đau nặng, cơn đau dày dùng thuốc chống viêm giảm đau và thuốc dự phòng cơn đau. Việc dùng thuốc tuyệt đối phải theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Theo SKDS
Đau nửa đầu - chị em chớ có xem thường!
Đau nửa đầu là bệnh thường gặp ở phụ nữ làm cho người bệnh hết sức khó chịu mỗi khi lên cơn đau và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như công việc hàng ngày.
Nguyên nhân gây đau nửa đầu
Cho đến nay người ta vẫn chưa biết một cách chắc chắn nguyên nhân của bệnh đau nửa đầu. Tuy vậy có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh đau nửa đầu như viêm xoang mạn tính hoặc cấp tính; bệnh đau răng; một số bệnh nhiễm khuẩn ở vùng tai, mũi, họng, mắt.
Bệnh tăng huyết áp hoặc bệnh huyết áp thấp cũng rất có thể là đau nửa đầu. Một số bệnh chấn thương thực thể hoặc chấn thương tâm lý cũng gây đau nửa đầu. Bệnh đau nửa đầu cũng có thể do tác động của ngoại cảnh làm ảnh hưởng đến tâm lý mà người ta thường gọi là stress như công việc căng thẳng hay gặp sự cố không thuận lợi trong công việc.
Người ta cũng hay bắt gặp đau nửa đầu ở những người nghiện thuốc lá, người nghiện rượu hoặc không uống được rượu nhưng vẫn cố gắng uống hoặc bệnh đau nửa đầu cũng có thể gặp ở người có cân nặng quá mức bình thường (béo phì), rối loạn giấc ngủ (ngủ ít, ngủ hay thức giấc, ngủ chập chờn hoặc không thể ngủ được trong một thời gian dài).
Một số người khi dùng một loại thuốc nào đó để chữa một bệnh khác nhưng khi uống thuốc đó lại xuất hiện một bệnh khác đó là cơn đau nửa đầu.
Ngoài ra một số tác giả cho rằng đau nửa đầu cũng có thể gặp do di truyền. Về mặt cơ chế gây đau nửa đầu có những ý kiến cho rằng do thiếu hụt lượng serotonin trong máu và làm giảm lượng máu lưu thông về não bộ gây nên đau nửa đầu.
Triệu chứng của bệnh đau nửa đầu
Đau, nhức dữ dội kéo dài có khi vài ba tiếng, có khi cơn đau kéo dài vài ba ngày. Cơn đau đầu có khi như theo nhịp đập của tim.
Mức độ đau đầu và tần số đau đầu không giống nhau ở mỗi một người. Kèm theo đau đầu có thể buồn nôn, nôn; có thể gây cứng gáy; mệt mỏi và hay cáu gắt vô cớ nhất là khi lên cơn đau nửa đầu có ánh sáng chói chang hoặc tiếng ồn ào ở cường độ lớn (nghe tiếng nhạc, tiếng trống rền vang...).
Bệnh rất dễ tái phát và mỗi lần tái phát tthường làm cho người bệnh rất khó chịu, chóng quên và có thể gây rối loạn tiêu hoá và tiểu tiện. Ở một số người mỗi lần cơn đau đầu tái phát có thể có dấu hiệu báo trước như tim đập mạnh, nhanh, hoa mắt, chóng mặt.
Phụ nữ đã mắc chứng đau nửa đầu thường hay tái phát nhất là vào lúc đang có chu kỳ kinh hoặc áp lực công việc gia đình hoặc chấn thương tâm lý vì có sự mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày hoặc nóng, lạnh đột ngột...
Để ngăn ngừa bệnh đau nửa đầu thì khi mắc một trong các bệnh về tai mũi họng, răng, bệnh nhiễm khuẩn, thoái hoá đốt sống hoặc bệnh tăng hoặc huyết áp thấp cần được khám bệnh để điều trị dứt điểm không được để bệnh trở thành mạn tính.
Nên chọn chế độ ăn thích hợp và năng tập thể dục như đi bộ, bơi, chơi cầu lông, tập các động tác thể dục nhẹ nhàng để chống béo phì, chống tăng huyết áp.
Cần vệ sinh răng, miệng, họng hàng ngày như đánh răng, súc họng bằng nước muối nhạt. C
Cần bỏ thuốc lá và cần bỏ rượu càng sớm càng tốt vì rượu mà nhiều bệnh ngày một nặng thêm (bệnh gan, dạ dày, đại tràng, trĩ) và dễ gây tái phát (bệnh đau nửa đầu) mặc dù số phụ nữ nghiện thuốc lá, rượu chưa nhiều.
Nếu vì stress thì nên tìm mọi cách khống chế và loại trừ nó, ví dụ như làm tăng thêm giấc ngủ, đi nghỉ ngơi, tìm bạn bè thân thích trò chuyện, đến câu lạc bộ đọc sách, báo, truyện, nếu có điều kiện thì đi du lịch cùng gia đình, bạn bè...
Điều trị bệnh
Đau nửa đầu là một bệnh mà chưa biết rõ nguyên nhân cho nên việc điều trị cũng gặp không ít khó khăn, vì vậy việc xác định các yếu tố nguy cơ là hết sức cần thiết. Cần khám bệnh định kỳ để bác sĩ phát hiện những bệnh có khả năng liên quan đến bệnh đau nửa đầu.
Một số chị em khi dùng thuốc tránh thai mà thấy tần suất xuất hiện bệnh đau nửa đầu tăng lên thì nên báo cho bác sỹ biết để có thay đổi biện pháp tránh thai khác thích hợp với bản thân hơn nhằm giảm bớt cơn đau nửa đầu tái phát.
Việc dùng thuốc gì, hàm lượng và liều lượng bao nhiều phải do chính bác sĩ khám bệnh cho mình kê đơn, tuyệt đối không tự động mua thuốc hoặc do sự mách bảo của bạn bè, người thân mà mua thuốc dùng thì sẽ lợi bất cập hại vì đa số các thuốc điều trị bệnh đau nửa đầu đều có nhiều tác dụng phụ.
Theo Sức khỏe Gia đình
Những điều cần biết về bệnh ung thư thực quản Đây là một trong 10 dạng ung thư hay gặp nhất ở Việt Nam, thường xảy ra ở lứa tuổi trên 50, tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao gấp 2-5 lần nữ. Bệnh nhân ung thư thực quản nếu không được điều trị kịp thời sẽ bị tử vong trong tình trạng suy kiệt do không ăn uống được. Các yếu tố...