Đau ngực do hồi hộp và đau tim, làm sao phân biệt?
Cơn đau nhói ở ngực kèm theo khó thở, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, run rẩy. Đây là những dấu hiệu đau tim phổ biến. Cơn hồi hộp nghiêm trọng cũng tạo ra triệu chứng tương tự, thậm chí là rất khó phân biệt với đau tim.
Đau ngực do hồi hộp, hoảng sợ thường xuất hiện khi phải đối mặt với nỗi sợ hãi hoặc cảm giác lo lắng tột độ – Ảnh minh họa: Shutterstock
Mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng đau ngực, đau tim và cảm giác hồi hộp, hoảng sợ vẫn có những điểm khác biệt rất cơ bản, theo US News.
Đau tim
Một cơn đau tim điển hình sẽ xảy ra khi một trong các động mạch vành có chức năng cung cấp máu cho cơ tim sẽ bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn, US News dẫn lời Tamara Horwich, phó giáo sư tim mạch tại Trường Y David Geffen thuộc Đại học California, Los Angeles (UCLA, Mỹ).
Hậu quả là làm giảm lưu thông máu đến cơ tim. Do đó, đau tim còn có tên gọi khác là nhồi máu cơ tim, bà Horwich cho biết.
Các triệu chứng điển hình của đau tim gồm:
Đau nghẹn hoặc căng tức ngực.
Video đang HOT
Đau một số nơi ở nửa trên cơ thể như cánh tay, cổ, lưng, hàm hoặc bụng.
Cảm giác khó tiêu, buồn nôn, khó thở.
Tim đập nhanh và mạnh, đổ mồ hôi lạnh.
Mặt tái nhợt và một số triệu chứng khác giống như bị cúm.
Các triệu chứng của đau tim thường kèo dài khoảng 30 phút hoặc lâu hơn. Những yếu tố làm tăng nguy cơ đau tim gồm hút thuốc, huyết áp cao, cholesterol cao, ít vận động và căng thẳng kéo dài, theo US News.
Để giảm bớt nguy cơ đau tim, mọi nười cần có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên. Nếu mắc các bệnh như cao huyết áp, nồng độ cholesterol cao thì cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Đau ngực do hồi hộp
Trong khi đó, cảm giác hồi hộp, hoảng sợ xảy ra khi phải đối mặt nỗi sợ hãi hoặc cảm giác lo lắng tột độ. Chúng có thể được kích hoạt bằng một sự việc nào đó gây căng thẳng như chuẩn bị cho một cuộc thuyết trình quan trọng hoặc bị đuổi việc, theo US News.
Các triệu chứng điển hình của đau ngực do hoảng sợ gồm:
Tức ngực.
Tim đập mạnh.
Đổ mồ hôi.
Sợ hãi dữ dội, đôi khi là mất kiểm soát.
Chóng mặt, buồn nôn.
Cảm giác tê hoặc ngứa ran.
Phụ nữ có nhiều khả năng bị những cơn hoảng sợ như vậy hơn nam giới, nhất là trong độ tuổi từ 18 đến 25, bà Horwich cho biết.
Để kiểm soát cơn hoảng loạn, các chuyên gia khuyến cáo mọi người hãy giữ bình tĩnh bằng cách hít thở sâu, vận động nhẹ, nói chuyện với bạn bè, người thân hoặc thiền.
Theo Thanh niên
Tiểu đường siêng tập lại dễ... đột tử vì hạ đường huyết?
Triệu chứng hạ đường huyết biểu hiện: mệt, bủn rủn tay chân, đói bụng, tim dập nhanh, đổ mồ hôi, choáng váng,... nặng có thể hôn mê do hạ đường huyết.
Ảnh minh họa
Bạn đọc Trần Văn Phong (nam 55 tuổi, quận Gò Vấp, TP HCM), hỏi: Tôi mắc bệnh tiểu đường, đang dùng thuốc, có thay đổi chế độ ăn, cắt giảm đường... Tôi nghe nói người mắc bệnh này, ngoài sợ tăng đường huyết còn sợ hạ đường huyết gây đột tử có đúng không? Tôi hay tập thể thao mỗi sáng bằng cách chạy bộ hay tập trong phòng tập vì được biết tăng cường vận động sẽ tốt cho việc trị bệnh. Nhưng cũng nghe nói có người tập quá sức mà hạ đường huyết....
Bác sĩ Trương Quang Anh Vũ, Trưởng phòng Kế hoạch - tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất, trả lời: Đúng như anh nói, hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường là biến chứng thường gặp và khá nguy hiểm.
Đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường được kiểm soát tốt nhờ các thuốc điều trị làm giảm sản xuất glucose tại gan, tăng tính nhạy cảm với Insulin tại các mô (metformin), kích thích tụy tăng tiết insulin (sulfunylurea, metiglinide), ức chế enzym DPP4..., làm tăng LGP1 nội sinh, tăng Insulin máu (Gliptin), từ đó làm hạ đường huyết. Ngoài ra, việc kiểm soát đường huyết còn nhờ chế độ ăn giảm đường, giảm tinh bột, tập thể dục vận động.
Tuy nhiên nếu bệnh nhân ăn uống kém, không cung cấp đủ lượng thức ăn (trong đó có đường, tinh bột) như thường ngày, hoặc tăng liều thuốc điều trị tiểu đường, hoặc tăng cường vận động sẽ dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết. Triệu chứng hạ đường huyết biểu hiện: mệt, bủn rủn tay chân, đói bụng, tim dập nhanh, đổ mồ hôi, choáng váng,... nặng có thể hôn mê do hạ đường huyết.
Để tránh hạ đường huyết, anh nên theo dõi đường huyết và tuân thủ tốt điều trị. Khi cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, anh nên kiểm tra đường huyết (tại bệnh viện hoặc test nhanh tại nhà) để điều chỉnh liều thuốc tiểu đường cho thích hợp. Anh nên ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa ăn. Khi tập luyện thể thao nhiều, nếu thấy mệt, đói bụng anh nên ăn ngay một ít bánh hoặc uống ít sữa.
Anh Thư ghi
Theo nguoilaodong
9 cách hỗ trợ người bị huyết áp thấp bảo vệ sức khoẻ Bạn có thể thêm hai muỗng cà phê đường với một nhúm muối trong một cốc nước và uống chúng nhằm tăng mức huyết áp nhanh chóng. Bạn có bao giờ ở trong tình cảnh đang đi xe buýt, xe lửa hoặc ở nơi làm việc mà đột nhiên cơ thể bắt đầu đổ mồ hôi, xung quanh có xu hướng trở nên...