Đầu năm, vật vờ trong giá rét ở chợ lao động
Sau Tết tranh thủ thời gian ở quê nhàn rỗi, nhiều lao động ở nông thôn lại lên Thủ đô “ tìm việc”. Nhưng cũng như trước tết, họ cũng phải mòn mỏi đứng chờ ven đường mà không có việc làm, thậm chí công việc còn ít hơn trước tết.
Sau những ngày ngắn ngủi trở về quê sum họp đón Tết cùng gia đình, nhiều lao động tự do ở các tỉnh lẻ lại kéo nhau lên Hà Nội tìm việc làm. Mỗi người họ lại có một hoàn cảnh khác nhau, nhưng tất cả đều vì cái khó khăn, vì cuộc sống vất vả.
Anh Dũng ( Cẩm Thủy – Thanh Hóa), sau ngày mùng 10 tháng Chạp đã có mặt ở chợ lao động đường Bưởi, cho biết: ” Lúc này ở quê cũng không có việc mấy lên tôi tranh thủ lên Hà Nội kiếm việc làm”- Nhưng cũng như trước tết, tìm việc vào thời điểm đầu năm với anh lúc này quả không dễ chút nào- “Trước Tết, công việc dù ít nhưng cũng kiếm được 70 đến 100 nghìn đồng/ 1 ngày, còn bây giờ mỗi ngày kiếm được 40 – 50 nghìn đã là may. Cũng bởi một phần ít người dọn nhà cửa, hay sửa chữa, xây dựng đầu năm”.
Vật vờ trong gió rét, chờ người đến thuê việc làm
Còn với anh Đặng Quang Tiến ( Giao Thủy – Nam Định), dù đã ra Hà Nội gần một tuần nhưng suốt ngày chỉ đứng “vật vờ”, ở đường Nguyễn Trãi. Anh nói : ” Năm nào cũng vậy, cứ ăn Tết xong tôi lại lên Hà Nội tìm việc, nhưng chưa năm nào ít việc như năm nay. Nhiều hôm sang ra ngồi, tối lại về không, tiền ăn, tiền trọ tiết kiệm hết sức một ngày cũng mất 30 – 40 nghìn đồng/ ngày. Không kiếm được tiền nên tôi phải vay tiền của mấy người ở cũng dãy trọ để sống”.
Với thời điểm như hiện nay, tại một số địa điểm như, đường Bưởi, chợ Phùng Khoang – Nguyễn Trãi, chân cầu vượt Phạm Hùng – Phạm Văn Đồng, ngã tư Giảng Võ… có khá đông cánh lao động tự do.
Anh Nguyễn Văn Hùng ( Thái Bình) lao động tự do tại chợ Bưởi cho biết: “Các năm trước, đầu năm ra cũng ít việc nhưng dù sao cũng túc tắc có việc làm túc tắc, nhưng năm nay thì công việc ít đi trông thấy, nên anh em chúng tôi cứ cả ngày đứng vật vờ như thế này đây”.
Nói thế nào đi nữa, công việc ít không kiếm được tiền nhưng những lao động ở các “chợ bán sức lao động”, vẫn phải cố bám trụ mảnh đất thủ đô này, bởi cuộc sống của họ ở quê cũng rơi vào cảnh “bế tắc”.
Anh Trần Văn Bình ( Thanh Liêm – Hà Nam) cho biết nhà anh có 3 sào ruộng, sau Tết, làm xong cả hai vợ chồng đã kéo nhau ra Hà Nội tìm việc. Nhưng vì không có việc nên vợ anh đã về quê đi cấy thuê cho các nơi khác. “Mới hôm qua tôi gọi điện về nhà xem có việc không nhưng vợ tôi nói không có việc, lại dặn tôi cố gắng ở lại tìm việc để kiếm lấy đồng ra đồng vào, chi tiêu cho gia đình, chứ về nhà không có việc gì làm thì cả nhà chết đói mất. Thôi đành bám trụ chờ hết tháng Giêng xem công việc có khá hơn không, chứ bây giờ về nhà cũng không có việc hai vợ chồng suốt ngày ngồi nhìn nhau lại chết đói … dài răng” – anh Bình nói.
Những lao động tự do đứng ngồi chờ người đến thuê làm việc
Video đang HOT
Ngay trong khu chợ Long Biên, nơi có chợ đầu mối lớn bậc nhất Hà Nội, tình hình cũng không mấy sáng sủa. Chị Phương (Tiên Lữ – Hưng Yên) cho biết, trước Tết gánh hàng thuê cũng kiếm được 70 – 80 nghìn đồng / 1 ngày. Nhưng qua Tết hôm nào có khách quen gọi cũng chỉ kiếm được 40 – 50 nghìn đồng thôi. Trước tình cảnh khốn khó như vậy, chị cũng tính đến đường về quê nhưng không được vì 3 đứa con chị đang tuổi ăn, tuổi học chỉ biết trông chờ vào gánh hoa quả thuê của chị.
Hôm 16-2, hơn chục người lao động đến từ Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên đứng ngồi chờ việc ở cầu vượt Phạm Hùng – Phạm Văn Đồng suốt từ đầu giờ sáng mà không có người thuê. Đến khoảng 11h trưa khi có người đàn ông trung tuổi đến thuê việc thì cả đám người ùa ra hỏi toán loạn, thế nhưng người thuê chỉ cần một người phụ giúp mấy ông thợ xây sửa bể phốt trong nhà với mức tiền 80 nghìn đồng/ ngày.
Sau những cái mời chào, cuối cùng anh Bình (Hà Nam) là người được thuê. Khi anh Hùng muốn cò thêm giá thì người thuê việc nói xanh rờn: ” 80 nghìn đồng/ ngày cộng cơm ăn là cao rồi, nếu anh không nhận lời thì tôi thuê người khác”. Ít việc nên anh Hùng đành nhận lời và trèo lên xe máy đi cùng với người thuê việc”.
Cũng chính vì không có việc nên đôi khi những lao động tự do ngoại tỉnh ra Hà Nội đành phải làm những công việc mà nói như họ nói là ” những việc không muốn làm”.
Một lao động quê Nam Định trên đường Nguyễn Trãi cho biết, có nhiều hôm anh em đứng vật vờ không có việc nên ai thuê gì cũng làm. Có hôm, có người đến thuê 7 đến 8 người đi…điểm danh hộ tại một Công ty XKLD trên đường Tam Trinh với mức giá 100 nghìn đồng/1 người nên cả đoàn đã đạp xe đạp “đi làm” ngay dù biết rằng công việc này không hay ho gì.
Theo ANTD
Nhiều xe tết vẫn chờ khách
Mặc dù đã cận kề tết nhưng lượng khách tại các bến xeở TP.HCM không đông như mọi năm. Mấy ngày qua, vé của nhiều tuyến vẫn được các doanh nghiệp vận tải bán ra phục vụ khách.
Ghi nhận của Thanh Niên Onlinetại Bến xe Miền Đôngsáng 5.2, ngoại trừ các hãng xe chất lượng cao đã hết vé, các hãng còn lại vẫn còn vé. Trong đó, còn nhiều nhất là vé của các xe tăng cường dịp tết.
Nhiều tuyến vẫn còn vé.
Trưa 5.2, ông Bùi Xuân Chính, tổ phó tổ bảo vệ ở Bến xe Miền Đông, cho hay lượng khách tại bến xe mấy ngày qua có nhích lên so với ngày thường nhưng vẫn không đông như dự báo. Thậm chí lượng khách ở một số tuyến giảm so với dịp tết năm trước.
"So với thời điểm tết này những năm trước, lượng khách một số tuyến giảm 30 - 40%. Nhiều xe vào bến nhưng không đủ khách để chạy. Từ sáng đến giờ riêng tuyến TP.HCM đi các tỉnh cao nguyên có bảy xe rớt tài vì không đủ khách", ông Chính nói.
Chủ một doanh nghiệp xe khách chạy tuyến TP.HCM - Bình Thuận cho biết dù đã cận tết nhưng khách đi tuyến này không nhiều. Chiều 4.2, một chiếc xe của doanh nghiệp này phải nằm lại bến vì bán được quá ít vé.
Bến xe Miền Đông ngày 5.2 (tức 25 tháng chạp) chưa đông khách như mọi năm.
Ông Thượng Thanh Hải, Phó giám đốc Bến xe Miền Đông cho hay đến cuối ngày 4.2, bến xe đã có 1.600 xe với khoảng 41.000 hành khách rời bến. Thống kê sơ bộ trong 5 ngày qua, lượng khách ở bến xe giảm 9 - 10% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân lượng khách giảm, theo ông Hải, là do kinh tế khó khăn nên người dân hạn chế đi lại dịp tết. Ngoài ra, nhiều công ty, xí nghiệp đã chủ động thuê xe đưa nhân viên, công nhân về quê ăn tết những ngày trước đó.
"Khách đi xe năm nay không tăng đột biến nên khó có tình trạng ùn ứ khách tại bến xe như những năm trước. Trong trường hợp ùn ứ, bến xe sẽ chủ động điều xe tăng cường đến ngay", ông Hải nói.
Các bến xe đều có phương án tăng cường xe nếu khách ùn ứ.
Tương tự Bến xe Miền Đông, lượng khách tại Bến xe Miền Tây mấy ngày qua cũng không đông. Ông Trần Văn Phương, Phó tổng giám đốc Bến xe Miền Tây cho hay lượng khách ở bến xe ngày 4.2 khoảng 28.000 khách, tăng 6.000 khách so với ngày thường.
Dự kiến, từ ngày 6.2 (tức ngày 26 tết), lượng khách ở Bến xe Miền Tây sẽ bắt đầu tăng cao, đạt trên 40.000 khách và ngày 7.2 hơn 63.000 khách.
"Hai ngày này lượng khách sẽ tăng cao nhưng bến xe đã có biện pháp dự phòng đáp ứng đủ xe cho khách", ông Phương nói.
Cận tết, Bến xe Hà Nội vẫn đìu hiu
Tại các bến xe ở Hà Nội, lượng khách chỉ tăng vọt vào hai ngày 1 và 2.2, do ngày nghỉ cuối tuần trùng với dịp Tết ông Công, ông Táo, lại đúng đợt nghỉ Tết của sinh viên các trường cao đẳng, đại học. Theo một số nhà xe, lượng người rời Hà Nội đợt này chủ yếu là sinh viên và người lao động nghèo. Đến ngày 3, 4 và 5.2, lượng khách đổ về các bến xe đã giảm nhiều.
Tại Bến xe Mỹ Đình, lượng người mua vé, đợi xe về quê không quá đông đúc, hoàn toàn khác với mọi năm khi thời điểm này bến xe lúc nào cũng đông nghịt người. Các xe chạy tuyến ngắn từ Hà Nội đi Nam Định, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên... cũng vắng kháchnhư ngày thường. Đặc biệt, với nhiều xe khách chạy tuyến đường dài từ Hà Nội đi Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên... mặc dù đã đến giờ xuất bến nhưng vẫn còn nhiều ghế, giường trống.
Chị Lê Thị Dung (35 tuổi, nhân viên bán vé xe khách chạy tuyến Hà Nội - Lào Cai) cho biết: "Lượng người về quê đón Tết đi xe năm nay giảm nhiều. Trong các ngày từ 3-4.2, xe xuất bến chỉ có 30 khách đi, còn trống 10 giường nằm, đến hôm nay còn nhiều giường trống hơn".
Khách vào bến Mỹ Đình vắng hoe - Ảnh: An Tuấn
Còn anh Nguyễn Văn Xuân (32 tuổi, nhân viên bán vé xe khách chạy tuyến Hà Nội - Sơn La) cho biết, trong đợt phục vụ hành khách về quê đón Tết dịp này, trung bình còn trống 20% giường nằm không có khách đi. Theo anh Xuân, so với năm trước, lượng khách đi xe đợt này giảm đáng kể, chưa kể năm nay có thêm nhiều nhà xe khác nên lượng khách ở mỗi xe giảm là điều tất yếu.
Những năm trước, đợt nghỉ Tết ông Công ông Táo, các xe khách chạy tuyến đường dài từ Hà Nội đi Nghệ An, Thanh Hóa... luôn chật cứng khách nhưng năm nay cũng chung tình cảnh. Đặc biệt, có nhiều nhà xe nhân viên phục vụ còn đông hơn lượng khách đi xe.
Những chuyến xe vắng khách khi xuất bến - Ảnh: An Tuấn
Theo nhận định của một số nhà xe, thời điểm này khi sinh viên được nghỉ học về quê đã vãn nên các bến xe mới đìu hiu vắng khách như vậy. Hơn nữa, do kinh tế khó khăn nên người dân hạn chế đi lại và thời điểm này phần lớn người lao động còn chưa về quê ăn Tết, cố nán lại ở Hà Nội để tìm việc, làm thuê ngày giáp Tết. Năm nay phải tầm đến khoảng 27, 28 Tết thì lượng khách đổ về các bến xe mới tấp nập.
Theo thống kê từ Công ty Quản lý Bến xe Hà Nội: từ 12 giờ ngày 31.1 tới 12 giờ ngày 1.2, tại Bến xe Giáp Bát có 983 lượt xe, 21.441 lượt khách tại Bến xe Mỹ Đình có 1.410 lượt xe, trong đó có 2 xe tăng cường từ Sở Giao thông vận tải Hà Nội, 32.439 lượt khách tại Bến xe Gia Lâm có 632 luợt xe, 13.611 lượt khách. Theo đó, khách đi tăng 31% so với ngày thường.
Còn từ 12 giờ ngày 1.2 cho tới 2.2, tại Bến xe Giáp Bát có 1.172 lượt xe, 22.268 lượt khách tại Bến xe Mỹ Đình có 1.547 lượt xe, với 17 xe tăng cường từ Sở Giao thông vận tải Hà Nội, có 33.261 lượt khách đi xe tại Bến xe Gia Lâm có 676 lượt xe, 11.492 lượt khách. Như vậy số khách đi xe đã tăng 30% so với khách đi ngày thường. Tới 14 giờ ngày 2.2, lượng khách đi xe đều đã trở lại bình thường.
Theo TNO
"Cơ quan nào cũng có người nhàn rỗi" Ở Văn phòng Chính phủ, có chuyên viên làm việc cả thứ 7, chủ nhật mà không hết việc, nhưng có người nhàn rỗi - Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam chia sẻ. Tại một hội nghị mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra con số 30% công chức "có cũng như không". Chiều 29/1, trả lời...