Đầu năm ra mắt nhà bạn trai, cô gái đáng thương lủi thủi đi về sau khi rửa xong chồng bát
Từ nhà bạn trai ra đến chỗ có xe ôm cũng gần 200m nhưng chẳng ai trong nhà anh đề nghị đưa cô ra, dù tất cả đều đang ngồi rỗi nhâm nhi nước chè.
Ảnh minh họa
Yến và Đăng yêu nhau đến nay đã hơn 1 năm. Tình cảm hai bên khá tốt, công việc cũng đều ổn định. Vì thế Tết nhất xong, đầu năm Đăng quyết định nhân dịp gia đình có đám giỗ bèn dẫn Yến về ra mắt luôn. Bố Đăng là con trưởng nên đám giỗ được tổ chức ở nhà anh, người đến toàn anh em họ hàng, nhưng vì họ nhà Đăng đông nên tính sơ sơ cũng gần chục mâm cỗ.
Hôm ấy Yến đến nhà bạn trai từ rất sớm, nai nịt gọn gàng để còn phụ giúp mọi người nấu nướng, chuẩn bị. Cô cũng mua quà chu đáo cho bà nội, bố mẹ và em gái Đăng, khiến ai cũng hài lòng. “Biết thân biết phận” mình sẽ là dâu con tương lai của nhà Đăng, lại là dâu trưởng, vì thế Yến một mực cặm cụi trong bếp, thấy việc gì là xông xáo vào làm, không dám lười biếng phút nào, chẳng hề nghĩ đến việc mình hiện tại mới là người yêu của Đăng, xét đến cùng thì vẫn còn là khách.
Cơm nước xong xuôi, Yến cùng mọi người tất bật dọn mâm, nhưng tới tiết mục rửa bát thì chỉ còn mỗi mình cô ở lại. Đàn ông và những cô bác có tuổi một chút, mặc định là không có trách nhiệm trong vụ rửa bát này. Nhà Đăng cũng không phải không có con dâu, con gái và các cháu gái tầm tuổi Yến, nhưng có mấy người lấy lí do “chị vừa làm móng, em rửa bát hộ chị nhé”, người thì bận về đi học, đi làm, đi việc riêng, người thì thẳng thừng bảo “dâu mới thôi thì chịu khó một chút nhé”. Không ai bảo ai tất cả đều mất hút, chỉ còn lại mình Yến với chồng bát đĩa cao ngất của gần chục mâm cỗ.
Yến chán nản ngồi xuống rửa bát, vừa nghe tiếng trò chuyện rôm rả bên ngoài. Tuyệt nhiên chẳng ai vào hỏi thăm cô lấy một câu, thậm chí là cả bố mẹ Đăng. Hình như mọi người đều mặc định, con dâu là phải đảm trách việc này, và cô nên tập dần cho quen, việc để cô 1 mình rửa 10 mâm cỗ cũng là điều hoàn toàn bình thường thì phải.
Rửa được 2 mâm bát, nước mắt Yến đã muốn rơi xuống. Nghĩ đến ở nhà, mẹ cô chẳng bao giờ để cô nấu cơm, rửa bát 1 mình, nếu rảnh bà luôn vào bếp làm cùng cô cho vui. Trong họ có công có việc gì cũng là mấy chị em tụ tập lại cùng làm, vừa vui vừa nhanh xong việc. Thế mà đến nhà Đăng cô lại rơi vào thảm cảnh thế này đây, cô có khác gì một người giúp việc, mặc định đây là những việc cô phải làm, làm tốt làm đương nhiên, còn hơi sơ suất thì thể nào cũng bị chê trách!
Video đang HOT
Khá lâu sau, một người cô của Đăng có tạt qua bếp, thấy Yến vẫn đang rửa bát thì kêu lên: “Ôi vẫn chưa xong hả cháu? Nhanh tay lên một chút, cháu rửa chậm quá đấy. Dâu trưởng sau này trách nhiệm nặng nề, không đảm đang tháo vát, chịu khó chịu khổ là không làm được đâu!”. Yến nghẹn ứ ở cổ họng, chẳng nói được gì, chỉ đành cúi đầu cười gượng. Lúc trước cô đã bấm điện thoại nhiều lần gọi cho Đăng, để mong anh xuống hỗ trợ mình thì chỉ nhận được câu trả lời vô tâm: “Anh say rượu quá, anh phải nghỉ một lát đây. Em cứ rửa đi, chiều anh dậy rồi anh đưa về!”.
Chồng bát chất ngất vơi dần, nhưng nỗi ấm ức và tủi thân trong lòng Yến thì lại ngày càng dâng cao. Bố mẹ nuôi cô hơn 2 chục năm trời, yêu thương, nâng niu cô, cho cô ăn học thành người, chứ nào có phải phường kém cỏi không ra gì đâu cơ chứ! Vậy tại sao cô phải đến đây cho người khác khinh thường, coi rẻ, phụ sự mong đợi của bố mẹ là muốn cô có được một cuộc sống hạnh phúc? Có đáng không? Cho chính bản thân cô, và cho bố mẹ cô?
Yến gạt nước mắt, thu xếp gọn ghẽ bát đĩa đã được rửa xong. Sau đó cô ra ngoài xách túi chào xin phép bố mẹ Đăng ra về. Hai bác ấy cũng níu giữ vài câu cho có lệ, nhưng thấy Yến kiên quyết muốn về nên đành thôi. “Thằng Đăng nó say quá, còn đang ngủ, thôi cháu chịu khó đi xe ôm về nhé!”, mẹ Đăng cười áy náy. Yến gật đầu, không còn cười nổi được nữa, dù chỉ là một nụ cười gượng gạo.
Từ nhà Đăng ra đến chỗ có xe ôm cũng gần 200m, nhưng chẳng ai trong nhà anh đề nghị đưa cô ra, dù tất cả đều đang ngồi rỗi nhâm nhi nước chè. Vừa cuốc bộ mà nước mắt Yến không kìm được lại rơi. Đăng vô tâm một, thì người nhà anh còn vô tâm 10, hoặc xuất phát từ tư tưởng coi con dâu như “siêu nhân”, như người giúp việc “vạn năng”. Nếu cô kết hôn với Đăng, và vào ở trong một gia đình như thế, chắc chắn cuộc sống của cô sẽ “lấy nước mắt chan cơm”. Thôi thì biết trước cũng tốt, tuy rằng cô vẫn còn yêu Đăng, nhưng chuyện tình yêu của cô và anh đến đây đã được định là kết thúc rồi…
Theo Afamily
Con gái ơi, đầu năm hãy nhớ "Con gái không sợ ế, chỉ sợ lấy nhầm chồng"
Thanh nghe xong chỉ biết ngán ngẩm, bị bồ đánh cho thâm tím mặt mày mà thằng chồng chỉ biết trơ mắt ra đứng nhìn, không biết còn nước còn tát là còn ở đâu.
Ảnh minh họa
Thanh đã 26 tuổi mà vẫn đi về lẻ bóng một mình, bố mẹ Thanh sốt ruột ra mặt, liên tục mai mối cho cô con gái hết đám nọ đến đám kia nhưng Thanh thì vẫn kén chọn, chê người này vô duyên, người kia hút thuốc, người nữa thì nghiện rượu.
Mẹ Thanh mắng: "Mày kén vừa vừa thôi, lấy chồng là ấm cho cái thân mày nữa chứ có phải sướng cho chúng ta đâu. Ngọc còn có vết, mày tìm đâu được thằng hoàn hảo 100% để mà lấy làm chồng".
Nghe xong Thanh chỉ tặc lưỡi vâng dạ rồi lại tót đi chơi, đằng nào Thanh cũng còn đám bạn cùng cảnh ngộ như mình nên chẳng việc gì phải nao núng.
Thanh sợ lấy chồng, thực sự là như thế. Xung quanh Thanh có quá nhiều tấm gương khổ sở, tủi nhục vì chồng rồi nên Thanh chẳng dại mà đi vào vết xe đổ ấy. Mấy chị đồng nghiệp của Thanh, 5 chị thì đến 4 chị phải đi đánh ghen 5 lần 7 lượt mà chồng vẫn lăng nhăng, đem tiền cho gái suốt ngày. Chưa kể có chị đụng trúng con bồ đầu gấu, nó đánh lại không nương tay suýt phải vào viện.
"Tại sao phụ nữ cứ phải tìm mọi cách hành hạ lẫn nhau chỉ vì một gã đàn ông chẳng ra gì như thếhả chị? Mình có tiền, lo được cho bản thân cơ mà!", Thanh vừa đổ ô xi già ra bông thâm cho chị bị đánh kia vừa hỏi.
Chị kia vừa xuýt xoa đau vừa nói: "Nhưng còn con còn cái có dễ đâu em, giờ bỏ nó thì mẹ con chị sống với ai, con chị lại thành đứa trẻ không có bồ à em? Không thể như thế được! Còn nước còn tát em ạ"
Thanh nghe xong chỉ biết ngán ngẩm, bị bồ đánh cho thâm tím mặt mày mà thằng chồng chỉ biết trơ mắt ra đứng nhìn, không biết còn nước còn tát là còn ở đâu.
Đúng là lấy chồng như đánh bạc, đâu có ai biết trước được vận mệnh của mình. Thế nên Thanh chẳng dại mà chọn bừa chọn đại. Thanh thấy cuộc sống độc thân chẳng có vấn đề gì, cô vẫn thấy vui, yêu đời mỗi ngày. Chẳng bù cho cái chị đầu ngõ nhà Thanh, từng là hoa khôi của trường Đại học mà giờ tiều tụy, thảm thương vì vớ phải thằng chồng lô đề, cờ bạc. Tết nhất mà chị ấy chẳng dám về nhà vì sợ bọn đòi nợ đến hăm dọa. Thằng chồng phá cho tan hoang cửa nhà, chỉ còn mỗi cái xác nhà không mà vẫn lấy sổ đỏ đem gán nợ tiếp.
Tết này ai đến nhà chúc Tết cũng lại hỏi Thanh chừng nào lấy chồng. Thanh cười: "Cháu còn lâu lắm cô, bác ơi."
Dì Thanh cốc đầu Thanh nói: "Mày cứ định lông bông thế để bố mẹ mày lo lắng à?"
"Chồng có phải mớ rau, lạng thietj đâu mà muốn là có ngay ạ? Lấy nhầm thì có mà khổ cả con cả bố mẹ con à? Thế nên không thể vội được dì ạ!"
Dì Thanh trầm ngâm, chắc cũng đang nghĩ lại phận mình 30 năm nay điêu đứng với lão chồng vũ phu, rượu vào là đánh vợ chửi con. Dì thở dài, vuốt toc Thanh rồi nói:
- Ừ phận đàn bà nó khổ thế đấy. Nhưng mà kiểu gì cũng phải lấy chồng.
Nói rồi dì Thanh đứng dậy, ra ngoài can ông chồng mặt đã đỏ gay vì uống rượu nốc thêm chai nữa. Thanh nhìn theo mà thở dài, đấy, cùng gia đình mà số phận những người phụ nữ như dì Thanh và mẹ Thanh có sung sướng nhờ tấm chồng đâu. Lấy chồng mà khổ như thế thì thà ế mà sung sướng tự do còn hơn. Thanh quyết thà ế chứ không chịu lấy nhầm chồng!
Theo blogtamsu
Đầu năm mẹ chồng đay nghiến: 'Cả nhà tôi xui xẻo chỉ vì cô' Những lời mẹ chồng nói khiến tôi thấp thỏm không yên. Chắc chắn trong một năm, gia đình tôi sẽ gặp ít nhiều những điều không may mắn. ảnh minh họa Tôi đi làm dâu đã được 3 năm. Vợ chồng tôi sống cùng bố mẹ chồng. Mọi việc lớn bé trong nhà đều do mẹ chồng tôi quán xuyến. Bà nói gì,...