Đầu năm 2013: Lo gạo ế
Mặc dù từ đầu năm đến nay, nước ta đã xuất khẩu (XK) gần 6,5 triệu tấn gạo, song thời điểm này, các doanh nghiệp XK gạo trong nước lại đang lo thiếu hợp đồng XK trong thời gian tới.
Tăng về lượng, giảm giá trị
Tính đến cuối tháng 10, số lượng gạo XK theo đăng ký hợp đồng đạt hơn 7,65 triệu tấn, tăng 11,5% so với cùng kỳ. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đặt kỳ vọng sẽ XK được 7,5 – 7,7 triệu tấn gạo trong năm nay, giữ vị trí số 1 thế giới về XK gạo. Tuy nhiên, cùng với tình hình chung của thế giới, gạo Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Chế biến gạo XK tại An Giang.
Theo VFA, tính đến cuối tháng 10, Việt Nam đã thực hiện XK được gần 6,5 triệu tấn gạo các loại. So với cùng kỳ 2011, số lượng XK tăng gần 3%, nhưng giá XK giảm bình quân 40USD/tấn. Lượng hợp đồng đăng ký mới trong tháng 10 tăng đáng kể so với tháng 9, đạt xấp xỉ 615.000 tấn. Số lượng hợp đồng còn lại giao từ tháng 11 khoảng hơn 1,1 triệu tấn.
Video đang HOT
Ông Trương Thanh Phong – Chủ tịch VFA cho rằng: “Dù chưa có thống kê chính xác, nhưng lượng tồn kho tại các doanh nghiệp hiện nay khoảng hơn 1,4 triệu tấn. Cùng với diện tích lúa thu đông còn chưa thu hoạch (khoảng 380.000ha) và hơn 200.000ha lúa mùa sắp thu hoạch, lượng lúa hàng hóa còn lại đủ để thực hiện mục tiêu XK 7,5 – 7,7 triệu tấn gạo”.
Sẽ thiếu hợp đồng ở quý I năm 2013?
Dù tạm thời đạt được mục tiêu XK đặt ra trong năm 2012, song các doanh nghiệp chế biến, XK gạo đang tỏ ra khá lo lắng bởi nhu cầu nhập khẩu của các thị trường truyền thống giảm nhiều. Ông Phan Văn Đông – Giám đốc Công ty CP Kigifac (Kiên Giang) chia sẻ:
“Sau khi Việt Nam triển khai hợp đồng XK 300.000 tấn gạo sang Indonesia trong tháng 10, giá gạo trong nước đã tăng từ 200 – 300 đồng/kg. Tuy nhiên, hiện tại giá lúa gạo đã chững lại, có nơi còn giảm nhẹ. Thêm vào đó, gạo Việt Nam vẫn đang được chào giá khá tốt, ở mức 450USD/tấn đối với gạo 5% tấm, trong khi giá gạo Ấn Độ, Pakistan đang xuống rất thấp, khoảng 435USD/tấn càng khiến gạo Việt Nam khó cạnh tranh”.
Theo ông Trương Thanh Phong, các nước có trồng lúa như Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Campuchia… đang vào vụ thu hoạch nên sản lượng toàn cầu lớn, dẫn tới tiêu thụ khó. Tuy nhiên, một số nước như Mỹ, Australia, Ukraina, Nga… lại giảm sản lượng hạt lương thực từ 30 – 50%, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam thúc đẩy XK gạo vào các thị trường này.
Còn theo ông Huỳnh Minh Huệ – Tổng Thư ký VFA, từ nay đến cuối năm doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện giao hàng đối với các hợp đồng đã ký. Việc ký thêm hợp đồng mới khó có thể thực hiện được do giá gạo trong nước ở mức cao, ngay cả thị trường gạo thơm cũng đang rất vắng lặng.
Ông Lê Việt Hải – Giám đốc Công ty CP Mê Kông cũng cho biết, việc Ấn Độ đẩy mạnh XK gạo giá thấp cùng với tồn kho Thái Lan quá cao, có thể khiến chúng ta phải hạ giá bán, sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu thụ lúa đông xuân 2013. “Nếu doanh nghiệp thương lượng được hợp đồng giá tốt thì cứ ký để giải quyết lượng gạo cũ, tránh hiện tượng tồn kho cao dẫn tới giá giảm mạnh” – ông Hải đề xuất.
Một điều đáng lo ngại nữa là năm nay do lũ thấp, bà con đồng bằng sông Cửu Long xuống giống vụ đông xuân sớm, nên sang tháng 1.2013 sẽ bắt đầu có thu hoạch, không phải đợi đến tháng 2 như mọi năm. Điều đó càng gây áp lực tăng cung lên thị trường lúa gạo nước ta.
Theo 24h
Việt Nam xuất khẩu gạo số một thế giới
Lũy kế 10 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất được 6,484 triệu tấn gạo, trị giá 2,877 tỷ USD.Tại cuộc họp "Sơ kết xuất khẩu gạo tháng 10, tình hình thị trường và kế hoạch xuất khẩu gạo tháng 11", Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định đến cuối năm, Việt Nam có thể xuất khẩu 7,7 triệu tấn gạo, cao nhất từ trước đến nay và trở thành nước xuất khẩu gạo số một thế giới.
Theo báo cáo của VFA, trong tháng 10, các doanh nghiệp đã xuất thêm 646.196 tấn gạo với giá bình quân 445,3 USD một tấn, tăng 5,23 USD một tấn so với tháng trước. Trong tháng 10, nhờ ký được hợp đồng xuất khẩu với Indonesia 300.000 tấn, giá lúa gạo trong nước đã tăng lên. Lúa hạt dài tại các tỉnh ĐBSCL hiện nay lên 6.185 đồng mỗi kg, lúa thường 6.025 đồng mỗi kg.
Dự đoán cả năm, Việt Nam sẽ xuất khẩu gần 8 triệu tấn gạo. Ảnh: NLĐ
Lũy kế 10 tháng đầu năm, Việt Nam xuất được 6,484 triệu tấn gạo, trị giá 2,877 tỷ USD. Theo kế hoạch, hai tháng cuối năm sẽ xuất tiếp khoảng 1,05 triệu tấn. Như vậy, dự kiến cả năm đạt 7,5 triệu tấn, thậm chí 7,7 triệu tấn nếu giá tốt và thuận lợi về thị trường.
Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA, cho biết tính đến ngày 30/9, Việt Nam đã vươn lên vị trí số một thế giới về xuất khẩu gạo. Tiếp theo là Ấn Độ với được 5,8 triệu tấn và Thái Lan 5,3 triệu tấn... Đến cuối tháng 10, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì được ngôi vị đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
Một số doanh nghiệp lo ngại việc xuất 7,7 triệu tấn gạo sẽ đẩy giá trong nước tăng lên, gây bất lợi cho xuất khẩu. Nhất là Ấn Độ đang bung gạo ra bán với giá thấp hơn Việt Nam đến 30 USD một tấn, còn gạo Myanmar thấp hơn đến 100 USD một tấn.
Tuy nhiên, theo ông Lê Minh Trượng, Tổng giám đốc Công ty Sông Hậu, nếu quá cẩn thận thì sẽ mất cơ hội như năm ngoái. Hơn nữa, nếu giá lên cũng có lợi cho nông dân. Đồng quan điểm, ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch VFA, cho biết nếu xuất 7,7 triệu tấn cũng không có gì đáng lo ngại vì lúa trong nước có quanh năm, nhất là năm nay ĐBSCL lũ không lớn, nhiều địa phương cũng tranh thủ xuống giống sớm.
Theo ông Trương Thanh Phong, từ nay đến cuối năm cũng như cả quý I/2013, gạo Việt sẽ phải cạnh tranh giá với gạo Ấn Độ, Pakistan và Myanmar. Đặc biệt, Thái Lan đang tồn hàng rất lớn và phải thuê kho để trữ. Tuy nhiên, ông cho rằng các nước sản xuất ngũ cốc lớn như Mỹ đang giảm 50% sản lượng, Australia giảm 30%, Ukraine giảm 50%... Do đó, các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam, sẽ có lợi thế.
Theo VNE
Xuất khẩu gạo trong năm 2102: Lượng tăng, giá trị giảm Ngày 18.10, ông Trương Thanh Phong, chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho hay khả năng trong năm nay doanh nghiệp sẽ xuất khẩu được 7,5 triệu tấn gạo, vượt xa con số 7,1 triệu tấn của năm 2011. Tuy nhiên, giá trị xuât khâu của mặt hàng này có thể thấp hơn ở mức 9% so với con sô...