Đậu mùa khỉ có cách lây gần giống HIV
Theo BSCKII Huỳnh Thị Thúy Hoa, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, Mpox (đậu mùa khỉ) không dễ lây lan ra cộng đồng, Mpox có cách lây gần giống HIV do tiếp xúc, cọ sát với mụn nước, quan hệ tình dục với người đang mắc bệnh.
Vào tối 8/10, Sở Y tế TP HCM đã báo cáo tình hình mới nhất về đậu mùa khỉ cùng các hoạt động phòng, chống dịch bệnh đến UBND TP HCM.
Báo cáo của Sở Y tế TP HCM cho biết: Trong ngày 6/10, TP HCM đã phát hiện thêm 4 ca mắc đậu mùa khỉ mới, đưa tổng số ca nhiễm lên 13 ca. Trong số những ca mắc, có một ca được phát hiện tại Đài Loan (Trung Quốc) vào tháng 7/2023 và hai ca là trường hợp xâm nhập.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới và Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ qua các trường hợp được báo cáo trong đợt bùng phát Mpox tại hơn 100 quốc gia trên thế giới vào năm 2022-2023, bệnh Mpox hiện nay có 2 đặc điểm quan trọng và đây sẽ là cơ sở kiến thức để người dân hiểu và biết cách phòng bệnh cũng như bình tĩnh, không hoang mang quá mức nếu không thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
Thứ nhất, hầu hết bệnh xảy ra trên những người đồng tính nam (MSM), người song tính (bisexual) và đáng chú ý những người có nhiều bạn tình hoặc người mới có bạn tình là nhóm có nguy cơ rất cao, Mpox chủ yếu lây qua đường quan hệ tình dục.
Video đang HOT
Thứ hai, đa số bệnh nhân Mpox có phát ban, bóng nước xuất hiện ở bộ phận sinh dục: dương vật, tinh hoàn, môi âm hộ, âm đạo, hậu môn… do liên quan đến đường lây là quan hệ tình dục không an toàn, không dùng bao cao su bảo vệ.
“Qua 2 đặc điểm mô tả trên, chúng ta có thể thấy rằng: Mpox không dễ lây lan ra cộng đồng, Mpox có cách lây gần giống HIV do tiếp xúc, cọ sát với mụn nước, quan hệ tình dục với người đang mắc bệnh. Tuy nhiên, Mpox sẽ tự thải trừ hoàn toàn vi rút và lành bệnh nếu bệnh nhân có miễn dịch tốt. Mpox chỉ diễn tiến nặng thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng đối với người suy giảm miễn dịch (AIDS, xơ gan, tiểu dường,…). Các triệu chứng của bệnh Mpox nặng bao gồm các tổn thương da lớn hơn, lan rộng hơn (đặc biệt là ở miệng, mắt và bộ phận sinh dục), nhiễm trùng thứ phát ở da dẫn đến nhiễm trùng máu và viêm phổi nặng”, bác sĩ Hoa phân tích.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định bệnh Mpox không dễ lây lan cho tất cả mọi người trong cộng đồng, chỉ dễ lây lan trên 1 số nhóm người có nguy cơ như đồng tính nam (MSM), người song giới (bisexual), người có nhiều bạn tình quan hệ tình dục không an toàn, không bảo vệ bằng bao cao su…. Do đó, người dân không phải lo lắng quá mức và hãy cảnh giác, chủ động phòng ngừa tích cực nếu thuộc nhóm nguy cơ cao và tránh tiếp xúc gần với người có triệu chứng nghi ngờ Mpox.
“Nếu có các triệu chứng nghi ngờ Mpox thì đến các cơ sở y tế địa phương để được chẩn đoán xác định, hỗ trợ điều trị và cách ly, tránh lây cho người khác”, bác sĩ khuyến cáo.
TPHCM ghi nhận thêm 4 ca mắc đậu mùa khỉ
TPHCM đã ghi nhận thêm 4 ca mắc đậu mùa khỉ. Những bệnh nhân này hiện đang được cách ly và điều trị ổn định.
Vào tối 8/10, Sở Y tế TPHCM đã báo cáo tình hình mới nhất về đậu mùa khỉ cùng các hoạt động phòng, chống dịch bệnh đến UBND TPHCM.
Theo đó, trong ngày 6/10, TPHCM đã phát hiện thêm 4 ca mắc đậu mùa khỉ mới, đưa tổng số ca nhiễm lên 13 ca. Trong số những ca mắc, có một ca được phát hiện tại Đài Loan (Trung Quốc) vào tháng 7/2023 và hai ca là trường hợp xâm nhập.
Các trường hợp đậu mùa khỉ đang được giữ cách ly và điều trị theo dõi. Sở Y tế TPHCM đã và đang tăng cường giám sát nhằm phát hiện sớm và điều trị bệnh đậu mùa khỉ.
Ngoài ra, từ đầu năm 2023 đến nay, TPHCM đã ghi nhận tổng cộng 28.248 ca mắc bệnh tay chân miệng. Có 318 trường hợp đang được điều trị tại các bệnh viện. Trong đó, có 317 trường hợp là trẻ em dưới 6 tuổi (chiếm 99,6% tổng số ca).
TPHCM ghi nhận 4 ca mắc đậu mùa khỉ mới chỉ trong vòng một ngày.
Số ca nặng của bệnh tay chân miệng là 41, trong đó có 24 trường hợp đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1, 3 trường hợp tại Bệnh viện Nhi đồng 2, 7 trường hợp tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố và 7 trường hợp tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.
Đối với sốt xuất huyết, TPHCM đã ghi nhận 13.680 ca mắc, trong đó có 174 trường hợp đang điều trị tại bệnh viện. Trong số này, có 114 trường hợp là người lớn (bao gồm 3 phụ nữ mang thai) và 60 trường hợp là trẻ em.
Trong số các ca nặng, có 13 trường hợp, trong đó 5 trường hợp tại TPHCM, 6 trường hợp tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, 6 trường hợp tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố và 1 trường hợp tại Bệnh viện Nhi đồng 1, trong đó có 3 trường hợp đang thở máy.
Về dịch bệnh đau mắt đỏ, mỗi ngày có khoảng 800-900 ca đến các bệnh viện tại TPHCM để khám và điều trị.
Ngành y tế TPHCM đang tiếp tục theo dõi, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, nganh, UBND quận, huyện, TP Thủ Đức để giám sát tình hình dịch bệnh trong Thành phố và các khu vực lân cận, sẵn sàng ứng phó kịp thời với mọi tình huống có thể xảy ra. Công tác phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, sốt xuất huyết, tay chân miệng và đau mắt đỏ vẫn được chú trọng và thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế.
Đồng thời, việc truyền thông và cung cấp thông tin cho người dân về cách phòng tránh các bệnh truyền nhiễm cũng được đẩy mạnh.
TP.HCM đã có 13 ca bệnh đậu mùa khỉ Chỉ riêng trong ngày 6.10, TP.HCM phát hiện 4 ca bệnh đậu mùa khỉ. Hiện tại các ca bệnh đậu mùa khỉ đang được cách ly, điều trị ổn định. Ngày 8.10, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã có báo nhanh tình hình và các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn cho UBND TP.HCM, trong đó đáng quan tâm...