Dâu mới thà không có còn hơn
Cách đây mấy tháng ông bà Phùng còn đứng ngồi không yên với cậu con trai duy nhất đã ngót nghét 38 mà vẫn chưa vợ con. Khi quý tử về thưa chuyện cưới xin, lại đòi rước dâu ngay trước Tết, vợ chồng già mừng như bắt được vàng.
Nhà có 3 người con, hai cô con gái đều đã theo chồng đi xa, năm hết Tết đến chỉ vỏn vẹn ông bà già với cậu trai út. Nhiều khi cậu lên cơ quan trực Tết, hai thân già cứ lủi thủi đi ra đi vào nhìn xuân về trên tuổi đời đã cằn cỗi. Tết này có dâu mới, cả nhà phấn khởi lên hẳn. Ông bà Phùng như trút được gánh nặng, gia đình sẽ xôm tụ, họ rồi sẽ có cháu nội. Nghĩ thế nên chẳng nề hà cảnh nhà cô dâu thiếu thốn, trước khi cưới bố mẹ chồng vui vẻ đầu tư một khoản lớn để xin việc làm ổn định, mua xe mới cho con dâu. Họ chỉ mong có được nàng dâu hiền hậu, việc nhà cũng chẳng mong cô động tay vì đã có người giúp việc và mẹ chồng quán xuyến. Nhưng hi vọng giản dị của ông bà già giờ đã quá xa xỉ.
Căn nhà vốn yên ấm có dâu mới về bỗng trở nên ồn ào, không ngày nào không có tiếng cãi vã phát ra từ phòng vợ chồng trẻ. Cái Tết đầu tiên có thêm thành viên tưởng sẽ rạo rực hạnh phúc lại hóa ảm đảm, buồn bã. Chẳng biết cô con dâu vì thấy nhà chồng hiền lành nên làm quá hay từ nhỏ đã mang “khí chất” sư tử Hà Đông. 7 giờ tối cơm nước xong anh chồng rủ đi chúc Tết họ hàng, cô bĩu môi bảo không thích thế là chồng hậm hực đi một mình. Đồng hồ điểm 9 giờ chưa thấy chồng về, cô khóa trái cửa phòng đi ngủ. Bà Phùng nửa đêm dậy uống nước thấy con trai nằm ngủ lạnh lẽo trên ghế sofa thì xót vô cùng. Sáng hôm sau bà nhỏ to khuyên nhủ con dâu, bảo đừng khắt khe giờ giấc quá, ai đời đuổi chồng ra khỏi phòng, đến mảnh chăn còn không mang cho nó. Nàng dâu ngang nhiên đáp “mẹ thương thì mẹ cứ việc mang chăn cho anh ấy”.
Lạnh nhạt với chồng đã đành, đối với bố mẹ chồng cô cũng không biết nể sợ. Mỗi lần vợ chồng xích mích hay gặp chuyện bực bội trên cơ quan, cô lại mang về nhà bộ mặt nặng như chì, không thèm chào hỏi chuyện trò, nhiều lúc còn bỏ ăn, bữa cơm gia đình bỗng nặng nề vô cùng. Ông bà Phùng đều là hưu trí, cả đời theo đạo Phật, gặp cô con dâu không biết ăn ở thì lòng buồn xo. Hai người gầy đi trông thấy, tâm trạng lúc nào cũng bất an.
Hôm rồi tổ chức họp gia đình, mời cả ông bà thông gia đến dự. Ông Phùng nghiêm nghị chỉ ra những điểm sai của các con để còn rút kinh nghiệm. Anh con trai điềm tĩnh vâng lời, hết xin lỗi lại đến động viên vợ thay đổi tính khí nhưng nàng dâu vùng vằng mãi, chuyện vãn chưa xong đã đùng đùng bỏ về phòng. Bố mẹ đẻ cũng chỉ biết lắc đầu xin lỗi nhà nội. Trước cảnh nhà rối rắm, hai thân già nhìn nhau trút tiếng thở dài. Họ nhớ về mái ấm yên bình trước đây, tuy không đông vui nhưng ít ra còn được thanh thản chuyện trò.
Video đang HOT
Theo VNE
Mẹo giúp dâu mới 'ghi điểm' ngày Tết
Nàng dâu sẽ sớm xóa tan khoảng cách với nhà chồng nếu dành thời gian để chuyện trò, đi chúc Tết, đi chùa... với các đấng sinh thành của chàng.
Trong cái Tết đầu tiên ở nhà chồng, các nàng dâu mới thường không tránh khỏi tâm trạng lo lắng khi bị "soi" về khả năng vun vén, chăm lo nhà cửa, giao tiếp, đối ngoại... Bí quyết "ghi điểm" cho nàng dâu trong mắt gia đình chồng là hãy luôn có tinh thần cầu thị, quan tâm chân thành tới các thành viên trong gia đình chồng. Hãy luôn tin rằng, những gì xuất phát từ trái tim thì sẽ được đền đáp bằng trái tim.
Hỏi ý kiến của bố mẹ chồng
Mỗi gia đình có một "nếp nhà" khác nhau và để tránh làm những điều trái ý với truyền thống của gia đình bên chồng, bạn nên hỏi ý kiến của các đấng sinh thành. Không những thế, điều này còn giúp nàng dâu gia tăng mối quan hệ gần gũi với bố mẹ chồng. Nàng dâu cũng ít nhiều được đánh giá cao về tinh thần cầu thị. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết các phong tục truyền thống cơ bản để không phải hỏi gia đình chồng tất cả mọi vấn đề. Bởi hỏi quá nhiều và hỏi những chuyện quá nhỏ nhặt có thể bị đánh giá là "không biết gì", "cái gì cũng phải hỏi".
Nói rõ những điểm yếu của bạn
Trên thực tế, không phải nàng dâu nào cũng giỏi "tề gia nội trợ". Nếu là một cô vợ vụng về trong nấu nướng, bạn nên lựa lời nói với mẹ chồng và xin được phụ giúp mẹ chồng trong chuyện bếp núc. Nếu chàng có chị em gái, bạn đừng ngần ngại mà hãy "thú nhận" nhược điểm để nhận sự trợ giúp từ họ, tránh tự mình "đạo diễn" tất cả.
Ảnh minh họa: H.B.
Chuyện trò cùng bố mẹ chồng
Để hiểu gia đình chồng hơn, bạn nên dành thời gian để ngồi nói chuyện với bố mẹ chàng. Bạn có thể bắt đầu bằng cách cùng ngồi xem phim với họ sau đó đưa đẩy câu chuyện đi xa hơn. Với tâm lý "dâu là con, rể là khách", các ông bố, bà mẹ nhà chồng cũng sẽ nhiệt tình tham gia câu chuyện của bạn để giúp bạn hòa nhập với gia đình. Chắc chắn, nỗ lực xóa tan khoảng cách của bạn sẽ được đánh giá cao hơn việc bạn ở lì trong phòng riêng sau khi làm xong mọi việc.
Cùng mẹ chồng đi sắm Tết
Các bà mẹ chồng hẳn sẽ không bao giờ từ chối khi được con dâu đưa đi sắm Tết. Điều này cực kỳ có lợi vì nhờ nó mà bạn vừa được tiếng là "dâu thảo", vừa biết được thói quen chi tiêu của mẹ chồng phóng khoáng hay chi li, tiết kiệm; kỹ tính hay dễ tính... Bạn sẽ có những ứng xử phù hợp khi hiểu thêm về tính cách của mẹ chồng.
Ngoài đi sắm Tết, bạn còn có thể đi chúc Tết cùng bố mẹ chồng để làm quen với họ hàng, đi chùa cầu may đầu năm. Càng gắn bó với gia đình chồng bao nhiêu, bạn sẽ được họ quý mến bấy nhiêu.
Quan tâm tới các thành viên khác trong gia đình chàng
Nếu chàng có anh chị em, bạn cũng nên gần gũi với các thành viên này bởi họ cũng à anh chị em của bạn. Mối quan hệ giữa bạn và gia đình chồng sẽ vẹn toàn hơn khi bạn có thể quan tâm tới tất cả mọi thành viên trong gia đình, thể hiện qua lời hỏi thăm thân tình hay một món quà nhỏ... Khi thiết lập mối quan hệ gần gũi với các thành viên trong gia đình chàng, bạn sẽ không còn cảm giác là "khách" trong nhà, mà thay vào đó là sự ấm áp, gần gũi như chính gia đình của mình.
Theo VNE
Chuyện cái dây phơi Ngày mới chuyển về xóm trọ mới, chị ái ngại nhìn chiếc dây phơi quần áo chung. Cả dãy có tới mươi hộ mà chỉ duy nhất cái dây dài chừng bảy mét chăng ở giữa. Ai phơi, ai đừng? Nnghĩ thì nghĩ vậy, việc phơi chị vẫn phải phơi. Giống như cuộc tranh giành lặng lẽ nhưng không kém quyết liệt, thoạt...