Đau lưng cảnh giác với u cột sống
Các triệu chứng của u cột sống giống với thoát vị đĩa đệm, rất đau và gây chèn ép thần kinh.
Người bệnh không nên chủ quan, khi có biểu hiện cần đi khám sớm để loại trừ bệnh ác tính.
Liệt 2 chân do u cột sống
Bệnh nhân nữ 65 tuổi, đau cột sống ngực, tê nhẹ chân gần 1 năm nay không đi bệnh viện khám, tự chữa thuốc nam nhưng không đỡ, chân yếu dần…
Khoảng 3 tháng gần đây, bệnh nhân không đi lại được, chân tê buốt nhiều, gia đình đã đưa bệnh nhân đi tìm “thầy lang vườn” bốc thuốc và châm cứu nhưng không khỏi…. Bệnh nhân liệt ngày càng nặng thêm, đến lúc đau buốt lên ngực, khó thở… mới chịu đi bệnh viện khám.
Bệnh nhân vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang trong tình trạng đau nhiều cột sống ngực, tê buốt sang 2 bên sườn xuống 2 chân, đại tiểu tiện khó, 2 chân mất vận động hoàn toàn, phù loạn dưỡng, các khớp gối và cổ bàn chân khá cứng…
Sau khi được thăm khám, chụp chiếu, làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u lớn trong tủy sống ngực đoạn T3-4 (đoạn ống sống rất hẹp) chèn ép toàn bộ tủy.
Các bác sĩ Khoa Ngoại Thần kinh phối hợp với Khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức thực hiện phẫu thuật cột sống, lấy toàn bộ khối u giải phóng chèn ép tủy thành công.
Sau mổ 1 tuần, hiện tại, bệnh nhân đã đỡ tê buốt nhiều, đại tiểu tiện tự chủ, chân đã nhúc nhích được chút ít… Bệnh nhân tiếp tục được theo dõi và điều trị tiếp.
Hình ảnh khối u cột sống.
Dấu hiệu cảnh báo u cột sống
U cột sống là tình trạng có khối u bất thường ở cột sống, bao gồm u ở tủy sống hoặc u ở ống sống. Biểu hiện thường gặp là đau lưng nhất là ở vùng giữa hoặc vùng thấp của lưng.
Đau lưng này không liên quan chấn thương, stress hoặc vận động thể lực. Tuy nhiên cơn đau có thể tăng khi vận động và thường đau nhiều về đêm. Đau có thể lan xuống hông, chân, bàn chân, cánh tay và có thể nặng dần theo thời gian, thậm chí khi đã dùng đến các biện pháp giảm đau thông thường được dùng để điều trị đau lưng cơ học.
Tùy thuộc vào vị trí và loại của u, có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác. Đặc biệt là khi khối u ác tính phát triển và chèn ép tủy sống, rễ thần kinh, mạch máu, hoặc các đốt sống.
Video đang HOT
Triệu chứng kèm theo bao gồm:
Mất cảm giác hoặc yếu cơ ở chân, tay, ngực
Đi lại khó khăn, có thể gây té ngã
Giảm cảm giác đau, nóng, lạnh
Mất hoạt động bình thường của ruột và bàng quang (táo bón, bí tiểu)
Liệt có thể xảy ra nhiều mức độ khác nhau và ở nhiều nơi khác nhau trong cơ thể, tùy thuộc vào dây thần kinh bị chèn ép
Vẹo cột sống hoặc các bất thường cột sống khác là hậu quả của một u lành tính kích thước lớn.
Khi có biểu hiện đau lưng, tê bì chân tay cần đi khám sớm.
Dấu hiệu cảnh báo của u cột sống ở mỗi người là khác nhau nhưng thường thấy là rối loạn cảm giác xúc giác ở tay, chân hoặc bàn tay, bàn chân. Đôi khi cảm giác đau chạy dọc từ lưng, mặt dưới mông, mặt sau của đùi, bắp chân tương tự như đau thần kinh tọa.
Một số người bệnh có thể bị yếu cơ ở tay hoặc chân, khó khăn khi đi lại, thậm chí là liệt; rối loạn chức năng ruột, tiêu tiểu không tự chủ… Người bệnh không nên chủ quan khi có các triệu chứng này, cần thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Lời khuyên thầy thuốc
Bệnh u cột sống là một bệnh lý nguy hiểm, điều trị khó và sau điều trị người bệnh cũng cần được chăm sóc đúng cách, giúp phục hồi tốt hơn. Các bác sĩ sẽ tư vấn cách chăm sóc phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.
Chăm sóc đúng cách giúp giảm cảm giác đau đớn cho người bệnh, cải thiện khả năng phục hồi. Người bệnh được chăm sóc tốt tại bệnh viện có thể tăng hiệu quả điều trị. Người bệnh không được vận động nhiều, phần lớn quá trình sinh hoạt ở bệnh viện nên nhờ người nhà và nhân viên y tế giúp đỡ.
Sau khi xuất viện về nhà, người bệnh cần học cách dùng dụng cụ hỗ trợ như xe lăn, dụng cụ kích thích cơ bằng điện, các dụng cụ cơ học. Bên cạnh đó, luyện tập, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày, tập thở giúp người bệnh không lệ thuộc vào các thiết bị hỗ trợ hô hấp.
Một số biến chứng u cột sống có thể gây liệt vĩnh viễn nên người bệnh cần được hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà. Mất phản xạ tự động cũng là hậu quả của u cột sống chèn ép, dễ gây táo bón. Người nhà cần chuẩn bị cho người bệnh các món ăn mềm, dễ tiêu hóa và giàu chất xơ, uống nhiều nước để phân mềm. Khi mắc u cột sống người bệnh cần kiên trì với sự động viên, hỗ trợ từ người thân và bác sĩ.
Bôi, đắp thuốc thảo dược chữa bệnh được nhiều người ưa chuộng, ai có thể sử dụng?
Thấy con trai 4 tháng tuổi bị mẩn đỏ, ngứa vùng mặt, một gia đình ở Ba Chẽ, Quảng Ninh đã tự ý lấy thuốc nam để đắp lên hai má con với hy vọng bé sẽ khỏi.
Thế nhưng bệnh đã không khỏi bé trai còn bị loét trợt, nề đỏ, chảy dịch nơi đắp lá.
Theo lời kể của gia đình. Từ nhiều ngày trước, bé xuất hiện nổi mẩn đỏ, ngứa vùng mặt. Người nhà đã dùng thuốc nam đắp lên hai bên má trẻ trong khoảng 1 tuần. Sau khi đắp thuốc nam, má trẻ xuất hiện loét trợt, phù nề, chảy nước. Trẻ khó chịu, quấy khóc.
Bé trai đã được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) để được cứu chữa. Tại đây các bác sĩ qua thăm khám cho biết hai má trẻ bị loét trợt, nề đỏ, chảy dịch do tự chữa viêm da tại nhà.
Nhiều người vẫn giữ quan niệm thuốc nam, thuốc đông y có nguồn gốc cây cỏ tự nhiên, an toàn, lành, không gây hại cho sức khỏe.
Một số bà con, nhất là ở vùng sâu, vùng xa thường có thói quen sử dụng thảo dược rừng để chữa bệnh, điều trị vết thương. Trên thực tế đã có rất nhiều tai biến xảy ra do người dân tự ý đắp, bôi các loại lá cây trị bệnh.
Bé trai 4 tháng tuổi ở Quảng Ninh bị loét má do gia đình tự đắp lá chữa mẩn đỏ ở má.
Việc sử dụng thuốc thảo dược theo kinh nghiệm và chưa được kiểm chứng, không đảm bảo vệ sinh khi bôi, đắp vào các vị trí tổn thương như: Chân, tay, ngón tay, ngón chân... dẫn đến các vết thương bị hoại tử, có trường hợp bị nhiễm trùng, áp xe.
Hiện có rất nhiều loại cây có thể chữa được bệnh nhưng cũng gây độc hại cho sức khỏe con người nếu không sử dụng đúng bài thuốc.
Một số ít loại lá cây còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, bụi bặm, vi trùng khiến các tổn thương nghiêm trọng hơn.
Trường hợp nào có thể bôi, đắp thuốc thảo dược để chữa bệnh?
Bôi, đắp thuốc thảo dược bản chất là một trong những phương pháp điều trị bằng Y học cổ truyền, nhưng mỗi phương pháp lại có những chỉ định, chống chỉ định, ưu điểm, nhược điểm riêng.
Một số bệnh, nhóm bệnh dưới đây khi áp dụng bôi, đắp lá sẽ đem lại hiệu quả điều trị như:
- Nhóm bệnh cơ xương khớp - thần kinh: Đau lưng cấp, đau vai gáy cấp, đau do thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, bong gân không có vết thương hở, không có đứt dây chằng, viêm quanh khớp vai, tê bì chân tay...
- Nhóm bệnh ngoài da: Mụn nhọt, bỏng độ 1, chàm, vảy nến, viêm da cơ địa...
Bên cạnh đó việc dùng thảo dược để bôi, đắp sẽ có một số lưu ý và chống chỉ định như sau:
Người có cơ địa dị ứng, dễ bị mẩn ngứa mề đay không nên dùng.
Không bôi, đắp, rửa trực tiếp vào các vết thương hở dù nhỏ.
Có thể giã đắp xung quanh vết thương, không đắp vào các vết thương loét, chảy dịch.
Khi có các dấu hiệu tăng nặng cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn hoặc đến cơ sở y tế thăm khám.
Trước khi dùng nên rửa sạch các vị thuốc, sát khuẩn sạch vị trí tổn thương.
Không dùng các vị thuốc có dấu hiệu hỏng, không rõ nguồn gốc.
Về nguyên tắc, bất kể tân dược hay đông dược đã là thuốc đều có thể xảy ra những tác dụng không mong muốn, thậm chí gây ngộ độc với hậu quả nghiêm trọng.
Vì vậy, người bệnh và người nhà bệnh nhân không nên chủ quan trước những vết thương nhỏ, đặc biệt đối với các chấn thương, tổn thương hở tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng bất cứ loại thuốc gì khi chưa có chỉ định của bác sĩ, người có chuyên môn.
Khi mắc bệnh người dân cần đến khám tại các cơ sở y tế được cấp phép.
Lời khuyên của thầy thuốc
Việc tự ý sử dụng các loại lá thuốc, cây thuốc theo kinh nghiệm dân gian truyền miệng hoặc những bài thuốc do người bốc thuốc không có chuyên môn, chẩn đoán không đúng bệnh sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ làm bệnh nghiêm trọng hơn, xuất hiện nhiều biến chứng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng như bội nhiễm, hoại tử vết thương, suy đa tạng, thậm chí nhiễm trùng máu nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy, khi nhận thấy cơ thể có các triệu chứng bệnh hoặc bị tổn thương ngoài da, người dân cần đến các cơ sở y tế được cấp phép để khám tổng thể, đánh giá toàn diện. Có thể kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại để được chẩn đoán chính xác, tư vấn cụ thể và lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất. Tránh tự ý đắp các loại lá cây không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh, không đúng bệnh lên các vị trí tổn thương, nhất là đối với các vết thương hở.
Tư thế ngủ giúp giảm đau lưng và hông Nếu bạn thường thức dậy với cảm giác đau lưng hoặc hông, hãy thử tư thế ngủ này. Các chuyên gia cho biết có một tư thế ngủ độc đáo giúp giảm đau lưng và hông. Đó là ngủ kê gối giữa 2 chân. Tư thế này có thể giúp giảm đau lưng và hông khi ngủ nghiêng. Nó giúp giữ cho xương...