Đau lòng những mối tình câm chốn pháp trường
Bị cáo và bị hại trong các vụ án này đều là những người bị câm điếc bẩm sinh, vì thiếu hiểu biết pháp luật, thiếu kiềm chế mà kẻ thành bị cáo, người thành bị hại.
Nếu theo dõi những phiên tòa mà người bình thường phạm tội, người dự khán cảm thấy đau lòng một, thì với các bị cáo là người khuyết tật, câm điếc, nỗi đau ấy càng nhân lên gấp nhiều lần.
Sa vào lao lý vì “trái cấm”
Ngày 23/12, TAND quận 8 (TP HCM) tiến hành xét xử vụ án Nguyễn Văn Hồng (39 tuổi, bị câm điếc bẩm sinh) phạm tội “Giao cấu với trẻ em”. Tuy có nhược điểm về thể chất nhưng vì tốt tính, lại khỏe mạnh, chịu thương chịu khó nên thời trẻ Hồng cũng thuộc dạng đào hoa. Anh ta từng có một gia đình nhỏ, với người vợ duyên dáng và hai đứa con ngoan.
Bị cáo Nguyễn Văn Hồng.
Nhưng rồi, người vợ đã dứt áo ra đi vì không chịu được khổ, không chịu đựng được nỗi vất vả, hy sinh khi phải chung tay với một người chồng câm. Từ ngày vợ bỏ đi, Hồng một mình “gà trống nuôi con” trong nỗi cô đơn mòn mỏi. Anh ta phải làm đủ thứ nghề: Thợ hồ, cửu vạn để kiếm tiền nuôi hai đứa con nhỏ dại.
Vào năm 2007, trong một lần đến nhà bạn chơi, tình cờ Hồng quen với Diễm Trang, khi cô bé này chưa đầy 15 tuổi, cùng hoàn cảnh câm điếc như Hồng. Trái tim người đàn ông cô đơn bỗng loạn nhịp trước vẻ đẹp trong trẻo dịu dàng của thiếu nữ tuổi trăng rằm. Ngược lại, Diễm Trang cũng đắm say bởi vẻ chu đáo, từng trải của người đàn ông gấp đôi tuổi mình. Hai người nhanh chóng trở nên thân thiết và hẹn hò, đi chơi với nhau.
Khi biết hoàn cảnh éo le của Hồng: Bị vợ bỏ, lại phải vất vả bận rộn kiếm tiền nuôi con, chăm sóc gia đình, Diễm Trang đã tự nguyện đến nhà người tình chơi và đỡ đần anh ta việc nhà. Đầu năm 2009, hai người chung sống với nhau như vợ chồng tại nhà Hồng. Đến ngày 18/6/2009, mẹ cô bé Diễm Trang biết chuyện nên dẫn con gái đến công an trình báo.
Tại cơ quan điều tra, bị cáo Hồng và Trang thừa nhận đã ba lần làm “chuyện vợ chồng” với nhau. Do “yêu” Diễm Trang từ khi cô bé dưới 16 tuổi nên Nguyễn Văn Hồng phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi giao cấu với trẻ em.
Tại phiên tòa ngày 23/12, Hồng khai nhận trong thời gian chung sống, Hồng chỉ quan hệ với Diễm Trang hai lần. Biết việc sống chung như vậy là trái pháp luật nên Hồng đã chủ động khuyên cô gái về nhà nhưng Trang không chịu, và còn khóc lóc rất nhiều. Việc Trang tự nguyện đến ở chung với Hồng, và không chịu rời xa người tình dù đã được Hồng động viên về nhà – bà con dân phố đều biết và đứng ra làm chứng cho Hồng.
Bị cáo khai tiếp, biết quan hệ với Trang là có tội nên rất nhiều lần Hồng đã phải lấy lý do đi làm về mệt để từ chối Trang. Được nói lời sau cùng, bị cáo tha thiết xin được giảm nhẹ hình phạt để sớm được trở về, tiếp tục đi làm thợ hồ nuôi hai con nhỏ. Từ ngày bị bắt tạm giam, Hồng vô cùng lo lắng vì không biết thiếu bàn tay chăm sóc của mình, các con sẽ sống ra sao?. Do có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên Nguyễn Văn Hồng được Tòa chỉ tuyên mức án 2 năm tù về tội “Giao cấu với trẻ em”.
9 năm tù vì hậu họa tình bất chính
Trước đó, vào ngày 17/11/2010, TAND TP HCM đã xét xử vụ “Giết người”. Theo hồ sơ vụ án, bị cáo Tòng Văn Cường (27 tuổi, bị câm điếc bẩm sinh) đã sát hại một thanh niên đồng cảnh ngộ do người này can ngăn mối tình bất chính của Cường với một cô gái câm khác.
Video đang HOT
Bị cáo Tòng Văn Cường.
Tòng Văn Cường có vẻ ngoài khá khôi ngô, điển trai, lại hiền lành chịu khó nên rất được mọi người quý mến. Vài năm trước, Cường dẫn về nhà một cô gái khá xinh xắn cũng bị câm điếc bẩm sinh, giới thiệu với gia đình và xin bố mẹ cho làm đám cưới.
Từ khi có vợ, Cường đi đẩy xe thuê kiếm tiền, cô vợ chỉ việc ở nhà lo việc nội trợ. Hạnh phúc của đôi vợ chồng khuyết tật càng nồng đượm khi năm sau, họ sinh hạ được một cậu con trai còn đẹp hơn cả bố và mẹ, lại hoàn toàn mạnh khỏe như bao đứa trẻ khác.
Thế nhưng, tổ ấm của họ đã tan vỡ bởi sự thay lòng đổi dạ của Cường. Trong một lần sinh hoạt với nhóm bạn cùng hoàn cảnh như mình, Cường quen và đem lòng mê đắm một cô gái câm điếc khác tên là Bảo Vy.
Bắt đầu từ đây, anh ta bỏ bê gia đình, mặc cho người vợ trẻ và đứa con trai một mình để lao vào mối tình bất chính với Bảo Vy. Khi biết Cường đã có gia đình, một người bạn của Bảo Vy tên là Thúy Vân đã phản đối nên Cường nảy sinh mâu thuẫn với chị Vân.
Khoảng 1h sáng 17/12/2009, trong khi cô bạn Thúy Vân đang phụ bán cà phê tại công viên 23-9 (quận 1, TP HCM), điểm hẹn của những người câm điếc thì Cường chở Bảo Vy cùng một vài người bạn khác đến. Thấy Cường, chị Vân liền đuổi đi nơi khác nhưng Cường không đi mà lấy ghế nhựa đánh vào tay Vân.
Thấy Vân bị đánh, anh Phạm Ngọc Bình cũng là người câm điếc đang ngồi nhậu kế bên liền đứng dậy, dùng hai tay ôm bụng Cường kéo ra khiến Cường ngã xuống nền xi măng. Tức giận, Cường đứng dậy dùng tay đấm vào mắt trái anh Bình rồi dùng hai tay nhấc bổng anh Bình lên, sau đó buông tay để anh Bình ngã ngửa xuống nền xi măng ba lần.
Khi Cường bỏ đi về, anh Bình được mọi người đỡ dậy xoa dầu. Đến 5h chiều cùng ngày, nhân viên bảo vệ công viên phát hiện anh Bình nằm ở gốc cây nên gọi công an và đưa anh Bình đi cấp cứu. Tuy vậy, anh Bình đã không qua khỏi vì bị chấn thương sọ não.
Tại Tòa, Cường tỏ ra ân hận vì quá nóng giận thiếu kiềm chế mà đã gây ra cái chết cho bị hại Bình. Đại diện cho gia đình bị hại cũng đã có lời xin giảm nhẹ hình phạt cho Cường. Bởi vậy, Tòng Văn Cường chỉ phải nhận mức án 9 năm tù về tội “Giết người”.
Theo dõi những phiên tòa mà bị cáo là người bình thường về thể chất nhưng vì thiếu kiềm chế mà trót sa vào lao lý, người ta cảm thấy đau lòng một thì với các bị cáo là người khuyết tật, câm điếc như Nguyễn Văn Hồng và Tòng Văn Cường trong các vụ án trên, nỗi đau ấy càng nhân lên gấp nhiều lần. Bởi vì họ là những người bị khiếm khuyết về thể chất lại sa vào lao lý trong những hoàn cảnh ngặt nghèo.
Dẫu biết rằng pháp luật đã rất nhân đạo khi cân nhắc đến các tình tiết đặc biệt về nhân thân để giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo, nhưng những vụ án trên vẫn khiến người ta không tránh được tiếng thở dài..
Theo Pháp Luật Việt Nam
Hậu họa từ cuộc tình với thiếu nữ bị câm
Dù anh đã khuyên nhủ, nhưng tình yêu cháy bỏng của thiếu nữ cùng hoàn cảnh câm điếc đã khiến hai người vượt qua sự ngăn cấm của gia đình và pháp luật...
Người đàn ông có gương mặt hốc hác, nhăn nhó cứ thấp thỏm trước vành móng ngựa trong khán phòng rộng lớn của TAND quận 8 (TP HCM). Ánh mắt âu lo cứ bám riết lấy người phụ nữ đứng tuổi tại chiếc bàn được kê chếch phía trái của phòng. Bà là hiệu trưởng của trường khuyết tật Hy Vọng quận 8, cô giáo Tôn Nữ Thị Nhi. Còn anh là Nguyễn Văn Hồng (39 tuổi), vốn câm điếc bẩm sinh bị truy tố về tội "giao cấu với trẻ em".
Thấy cô Nhi ra hiệu, anh lật đật đứng dậy, ngơ ngác nhìn quanh. Tiếng thẩm vấn của vị chủ tọa oang oang nhưng anh chỉ chăm chú vào những cử chỉ của người phụ nữ ấy. Thật lâu, rất khó khăn, anh mới diễn tả được về lý lịch của mình. Anh không thể nhớ tên cha mẹ vì họ đã mất từ lâu, anh cũng không thể nhớ đầy đủ tên họ của vợ bởi chị đã bỏ anh đi từ nhiều năm trước.
Người đàn ông khuyết tật thừa nhận hành vi của mình. Ảnh: Vũ Mai.
Tỏ vẻ ái ngại cho bị cáo khi khán phòng không một người dự khán, chủ tọa công bố 7 anh em của Hồng đều từ chối làm người giám hộ cho anh. Vì thế theo quy định của pháp luật, cơ quan xét xử đã phải mời một cán bộ phường làm thay. Vội gật đầu đồng ý, Hồng như đã biết trước điều này.
Theo cáo trạng, Hồng là người bị câm điếc bẩm sinh, từng có vợ và đang nuôi 2 con nhỏ. Năm 2007, trong một lần đến nhà bạn chơi, người này quen biết với Lê (16 tuổi), cô gái cùng khiếm khuyết như mình. Đầu năm 2009, Hồng đưa Lê về nhà mình chung sống. Đến ngày 18/6/2009, mẹ Lê biết chuyện nên dẫn con gái đến công an trình báo. Tại cơ quan điều tra, cả hai thừa nhận đã 3 lần làm "chuyện vợ chồng" với nhau. Hồng bị bắt ngay sau đó.
Khai với tòa, Hồng không tự trình bày như những bị cáo khác mà chỉ có thể trả lời từng câu hỏi rất ngắn của vị chủ tọa. Miệng người đàn ông liên tục mấp máy nhưng tuyệt nhiên không có một âm thanh nào thốt ra. Những thớ thịt trên gương mặt cũng luôn thay đổi theo từng vẻ biểu cảm. Đôi tay không ngừng quơ cào, Hồng khai đã quen với Lê từ khi cô chỉ 14 tuổi. Do cùng hoàn cảnh với nhau nên hai người nhanh chóng thân thiết và thường cùng nhau đi chơi. Dần dần, cả hai nảy sinh tình cảm nên Lê hay đến nhà mình chơi. Đến năm 2009, cô gái tự ý đến sống chung với Hồng. Dù nhiều lần anh bảo cô về nhà nhưng Lê không đồng ý. Trong 3 tháng "làm vợ", họ chỉ quan hệ tình dục 2 lần.
"Bị cáo có biết quan hệ với người dưới 16 tuổi là vi phạm pháp luật không?" chủ tọa hỏi.
Hồng thú nhận biết pháp luật không cho phép "yêu" người nhỏ tuổi nên nhiều lần phải lấy lý do đi làm về mệt để từ chối Lê. "Tôi biết mình sai nhưng cô ấy khóc lóc nhiều quá...", Hồng nhăn mặt, đưa tay diễn tả.
"Không biết ai sẽ chăm sóc cho 2 đứa con thơ của tôi?". Ảnh: Vũ Mai.
"Bị cáo có muốn trình bày gì thêm không?", chủ tọa hỏi.
"Bị cáo muốn sớm được về để đi làm thợ hồ nuôi 2 con nhỏ. Bị cáo đang rất lo lắng không biết có ai lo cho chúng không? Ăn uống thế nào? Chắc bây giờ chúng đang khóc nhiều lắm". Người đàn ông lại tiếp tục nhăn mặt.
Được tòa mời lên thẩm vấn, người đại diện hợp pháp của bị cáo cho biết bà công tác tại phường, nơi bị cáo cư trú nên biết khó rõ về chuyện của Hồng. "Cô gái đó tự đến nhà bị cáo sống, gia đình bị cáo đã nhiều lần đuổi cô ấy về. Thậm chí còn nhờ công an đến bắt đi nhưng cô ta cứ đến ở, khóc lóc rất nhiều...", bà này nói.
Trả lời câu hỏi của luật sư, cô giáo Nhi trùng giọng: "Hơn 20 năm dạy những học trò kém may mắn, tôi biết rõ các em không hiểu gì về luật. Giảng dạy vấn đề này với họ là một điều rất khó khăn nhưng các em chỉ nhận thức được một phần rất nhỏ. Huống chi bị cáo hoàn toàn không được đi học thì không thể hiểu pháp luật như thế nào đâu".
Như có duyên với những vụ án của người khuyết tật, đây là lần thứ hai luật sư Trịnh Bá Thân (Đoàn luật sư TP HCM) nhận bào chữa cho bị cáo câm điếc bẩm sinh. Ông cho rằng vụ án xảy ra cũng có một phần lỗi của gia đình người bị hại trong vấn đề giáo dục, quản lý con cái. Hồng cũng có nhân thân tốt, thành khẩn. Hoàn cảnh gia đình bị cáo thật sự "đặc biệt" khi có tới 7 anh chị em nhưng đều từ chối làm đại diện hợp pháp cho mình.
"Thật khó nói chính xác về tâm trạng của bị cáo lúc này, nhưng có thể chắc điều lo lắng nhất của bị cáo là về số phận của hai đứa con thơ. Tôi tha thiết mong HĐXX xem xét đến hoàn cảnh đáng thương của bị cáo, cho bị cáo được hưởng án treo để có cơ hội chăm sóc những đứa con của mình", luật sư khẩn thiết.
Giờ nghị án, Hồng không ngừng trao đổi với cô Nhi, ánh mắt thấp thoáng buồn. Cô hiệu trưởng cho biết đang khuyên bị cáo rút phải kinh nghiệm trong cuộc sống sau này. Đáp lại lời cô, Hồng bảo đã quá sợ hãi về bài học này, khi nào được về với các con sẽ cạo đầu để tu thân lo cho con trẻ.
Vị luật sư và người giáo viên trường khuyết tật viết những dòng chữ đầu tiên của lá đơn kháng cáo xin cho Hồng được hưởng án treo. Ảnh: Vũ Mai
Nhìn người đàn ông bằng ánh mắt đầy thương cảm, cô giáo kể, những lần vào trại giam phiên dịch cô rất đau lòng khi thấy Hồng ngày càng tiều tụy. Nghe cán bộ trại giam nói Hồng đã thức trắng nhiều đêm, cô hỏi thì người này đã rơi nước mắt bảo rất thương nhớ và lo lắng cho các con. Chỉ vài tháng, tóc Hồng đã điểm bạc.
Tòa tuyên án. Người đàn ông thở dồn, dán chặt mắt vào những cử chỉ của cô Nhi để biết được số phận cuộc đời mình.
Đánh giá hành vi phạm tội của Hồng là rất nguy hiểm, nhưng bị cáo cũng có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên chỉ cần xử dưới khung hình phạt cũng đủ sức răn đe. Từ đó, HĐXX đã tuyên phạt Hồng mức án 2 năm tù (VKS đề nghị 3-4 năm) về tội "giao cấu với trẻ em".
Tra tay vào còng, Hồng chỉ kịp cúi đầu cảm ơn luật sư và cô hiệu trưởng rồi bị dẫn đi ngay. Dưới sân tòa chang chang nắng, vị luật sư và người giáo viên trường khuyết tật ấy vẫn cặm cụi viết những dòng chữ đầu tiên của lá đơn kháng cáo xin cho Hồng được hưởng án treo.
Vũ Mai
Theo VnExpress
* Tên nạn nhân đã được thay đổi.
Mối tình lầm lỗi của người khuyết tật Dù đã có vợ con nhưng Cường vẫn yêu một cô gái khác. Trong lần xô xát với người bạn ngăn cản "tình yêu" của mình, Cường đã quật một thanh niên xuống đất khiến nạn nhân tử vong. Điều đau lòng ở vụ án là tất cả họ đều bị câm điếc. Sáng hôm qua, tòa án TP HCM đã đưa vụ...