Đau lòng những đám cưới “chạy nghiện”
Quá mệt mỏi vì đứa con nghiện ngập, nhiều ông bố bà mẹ nơi thành thị tính chuyện kiếm cho chàng con nghiện ngập ấy một cô vợ những mong hôn nhân sẽ khiến con thay đổi, hoặc chí ít thì cũng “để có người lo cho nó”.
Con dâu mà các gia đình này nhắm đến thường là những cô gái nhà nghèo hoặc gái quê con nhà lành, chịu thương chịu khó, ít đòi hỏi và phản kháng. Để mọi chuyện trót lọt, họ ít khi tiết lộ tình trạng của con trai mình, thậm chí còn cố che đậy lý lịch nghiện ngập cho đến khi “gạo đã nấu thành cơm”.
Trai nghiện mác “công tử”, “đại gia”
Ở nhiều vùng quê bây giờ bỗng dưng xuất hiện mấy cậu thanh niên từ thành phố về sống cùng với họ hàng, cô bác để thay đổi không khí. Hóa ra những ông bố, bà mẹ của các chàng trai này đang tìm cách ly gián các cậu quý tử của mình với đám bạn bè ăn chơi, hư hỏng, phá gia chi tử ở thành phố. Không ít trong số ấy về quê theo diện… cai nghiện ma túy. Nhờ cái “mác” thành phố và đá đưa cái lưỡi tài tình, galăng, chịu chơi khiến họ nổi bật hơn hẳn đám trai làng hiền lành chân chất, không ít chàng đã “cưa đổ” những cô gái thôn quê xinh đẹp, hiền lành, rồi “điệu” cha mẹ về cưới hỏi.
Lan ở Kim Bảng, Hà Nam – một cô gái thanh tú, không ít chàng trai từng theo đuổi nàng 3 năm phổ thông nhưng không thành. Gái lớn phải dựng chồng đó là quy luật muôn thuở từ xưa đến nay, nhiều chàng trai gia đình khá giả trong làng đến có lời cưới hỏi Lan, nhưng cô đều lần lượt khước từ. Người ta xì xào với nhau rằng, Lan được ăn học tử tế có bằng cấp, công việc ổn định trên Hà Nội lý nào lại lấy trai làng. Số khác lại cho rằng, gia cảnh nghèo khó trước đây, với bao năm ăn học, sinh sống trên Thủ đô đã quen với môi trường ồn ào, náo nhiệt làm thay đổi suy nghĩ cô gái thôn quê ngày nào. Lan muốn đổi đời, người chồng tương lai của cô phải là người có địa vị hay hộ khẩu Hà Nội. Đến một ngày, làng quê vốn yên tĩnh bỗng xảy ra một việc bất thường. 3 chiếc xe ô tô sáng loáng nối đuôi, một đoàn người hiếu kỳ già trẻ lớn bé, nhí nhố nói cười theo sau về con đường mới trải đá bên ven sông. Mọi người xì xào: “Xe từ trên Thủ đô cau trầu đặt lễ ăn hỏi con Lan. Nghe đâu anh này tên Hùng, con duy nhất của một đại gia bất động sản có tiếng trên Hà Nội. Bố mẹ Hùng còn hứa sẽ cho đôi trẻ ra ở một ngôi nhà sang trọng mặt phố, cấp vốn bán hàng…”. Nghe bà con bàn tán, gia đình Lan cũng mát dạ, khấp khởi vui mừng con gái mình tốt số… lấy được trai phố.
Ngày cưới, có lẽ đúng là chưa cái đám cưới nào lại đông người đến xem như thế. Cỗ bàn sang trọng cảnh trí bày biện rực rỡ vào diện “xưa nay hiếm” của vùng quê nghèo. Người ta kháo với nhau rằng ông bà Q. hưởng phúc lớn. Tiền đám cưới cũng do nhà trai chu cấp từ A đến Z. Thế mới biết “sự lịch thiệp và cái giá lấy được chồng Hà Nội nó cao quý và hãnh diện như thế nào”.
Video đang HOT
Sau đám cưới, đúng như lời hứa, vợ chồng Lan được ra ở riêng, ngôi nhà mặt phố rộng rãi giữa khu dân cư có buôn gì cũng hái được ra tiền. Lan bỏ việc ở công ty mở một cửa hàng đồ điện, còn Hùng vẫn theo nghiệp bất động sản. Những ngày đầu, Lan hụt hẫng khi thấy chồng thường xuyên vắng mặt, và không tỏ ra mặn mà, ăn nói bỗ bã trái với thái độ ngọt ngào trước kia, khi thì giở điên coi vợ như công cụ tình dục. Nhưng cô lại tự an ủi, đời sống vợ chồng cũng phải có lúc thế này khi thế kia.
Một thời gian sau, Lan thấy Hùng có nhiều biểu hiện khác thường, lúc ngẩn ngơ khi thì thao thao diễn thuyết chuyện trên trời dưới biển. Cô bắt đầu nghi ngờ và tìm hiểu những mối quan hệ của chồng mình, cô điếng người khi biết chồng mình đúng là một công tử điển trai thật nhưng nghiện ngập đã lâu. Đã thế tiền của trong nhà cứ liên tục “biến mất”. Nhiều lần vốn liếng thâm hụt, những tưởng là trong quá trình bán hàng do tính toán sai mà ra thì nay ngỡ ngàng chồng nghiện lấy tiền đi mua thuốc. Khi phát hiện ra chồng nghiện ngập, Lan quản chặt chi tiêu, thế là cô bị chồng đánh thậm tệ. Lan cay đắng đến nhà mẹ chồng thì mẹ chồng cô ngọt nhạt bảo: “ Sao con nói mẹ lừa con? Chuyện nó nghiện ai chả biết, mẹ vì tế nhị nên không nói thẳng ra, nhưng mẹ tưởng con phải tìm hiểu kỹ rồi mới cưới chứ?” rồi bà lại an ủi: “Thôi con ạ, phận làm vợ là phải theo chồng, tròn méo gì cũng chấp nhận”. Sự tuyệt vọng khiến Lan không đủ sức giữ im lặng để khỏi làm đau lòng bố mẹ đẻ, cô không còn mặt mũi nhìn các em và hàng xóm láng giềng nơi quê nhà.
Những cuộc hôn nhân “kiểu chạy nghiện ma túy” thường không đem lại kết quả tốt đẹp (Ảnh minh họa)
“Ván đã đóng” mới biết “lý lịch” thật
Lúc gia đình đã nhận lễ hỏi, Vân Anh (22 tuổi, Thường Tín, Hà Nội) mới được mẹ chồng tương lai thủ thỉ tiết lộ, Hưng, vị hôn phu của cô, từng nghiện ma túy. Bà nói, Hưng đã cai được ít lâu nên muốn lấy vợ để làm lại cuộc đời. “Nó bỏ được rồi, vì vậy con chỉ cần giữ sao cho nó không quay trở lại với cái thứ đó thôi. Còn vài ngày nữa mới đến đám cưới, con cứ suy nghĩ đi”, bà nói. Dù rất sợ hãi trước tin vừa nghe nhưng vì mọi thứ cho đám cưới đã chuẩn bị sẵn sàng, và ngoài chuyện nghiện ra, Hưng là một đám đáng mơ ước nên Vân Anh không có can đảm hoãn hay ngừng hôn lễ. Cô tự nhủ, dù sao anh cũng đã cai được.
Nhưng đến khi đã trở thành vợ Hưng, cô mới ai oán trách mình ngu ngốc bởi thực tế anh ta chưa hề ngừng dùng ma tuý lấy một ngày. Hai vợ chồng trẻ cũng được cho ra ở riêng trong căn nhà cất cạnh nhà bố mẹ để tự chăm sóc nhau với một chút vốn liếng. Chán nản vì tưởng lấy được chồng có của ăn của để, không ngờ vớ ngay anh nghiện, Vân Anh cảm thấy đời mình đã lỡ một bước. Rồi những cuộc cãi vã liên tiếp xảy ra.
Những cuộc hôn nhau đau lòng như trên làm tôi nhớ lại câu chuyện “Bị lừa lấy chồng nhiễm HIV” mà báo chí đã từng đăng tải. Ngay sau khi biết cậu con trai duy nhất nhiễm HIV, người ta đã nhẫn tâm về quê tìm một cô gái nông thôn nghèo để cưới cho con. Xuất thân từ nông thôn nên khi lấy được chồng là con trai thành phố, cô gái nghèo đó hy vọng cuộc sống của mình sẽ bớt khổ. Ai dè khi khám thai cô mới ngã ngửa trước thông tin kinh hoàng này. Điều khiến cô sửng sốt hơn cả là khi bác sĩ yêu cầu đưa chồng đi khám thì mẹ chồng nói luôn “nó bị nhiễm rồi, không cần làm xét nghiệm”.
Cảnh giác với kiểu “hôn nhân chạy nghiện”
Theo chuyên gia Trần Thị Hồng Hà, Trung tâm tư vấn Tình yêu, hôn nhân và gia đình, những cuộc hôn nhân “kiểu chạy nghiện ma túy” như trên thường không đem lại những kết quả mà ông bố, bà mẹ có con nghiện mong đợi, bởi nó xuất phát từ sự lừa dối và lợi dụng lẫn nhau. Gia đình chàng trai dùng vật chất để hấp dẫn cô gái mà không nói thật về tình trạng của anh ta, trong khi cô gái vì nghĩ mình sẽ được làm dâu nhà giàu mà chấp nhận lên xe hoa dù chưa có tình yêu. Những anh chàng “phố nghiện” không thể có một cuộc đời khác, nếu không từ bỏ ma túy, đừng hy vọng lấy được một cô gái nông thôn thì sẽ thay đổi cuộc đời.
Và những cô gái quê, con nhà lành ngoan ngoãn hãy cảnh giác và tỉnh táo trước những cám dỗ, cạm bẫy hôn nhân của các anh chàng “phố phiện”. Đừng để đến khi những cảnh tượng đau lòng xảy ra, tỉnh lại sau giấc mộng thị thành, hy vọng làm lại một cuộc đời lành lặn là cả một chặng đường quá dài.
Theo 24h
Gái Hà Nội quyết lấy chồng Thanh Hóa
Bố mẹ bắt chị em tôi phải thấm nhuần tư tưởng: "Lấy chồng gần nhà và đừng bao giờ vớ phải trai Thanh Hóa".
Quê hương là gốc rễ, nguồn cội và là niềm tự hào của mỗi người. Thế nhưng trong xã hội, vẫn tồn tại một bộ phận người kỳ thị những vùng quê khác. Tôi - một cô gái Hà Nội cũng đang gặp phải sóng gió trên con đường xây dựng hạnh phúc chỉ vì anh là người Thanh Hóa.
Tôi và anh quen nhau khi tôi là sinh viên năm cuối trường Nhân văn, còn anh là sinh viên năm cuối trường Xây dựng. Nhà tôi cách trường học chừng chục cây số, tôi xin bố mẹ cho ở trọ để tiện việc học hành. Cùng xóm trọ, anh thường giúp đỡ tôi những lúc khó khăn, bên tôi những lúc cô đơn nhất, an ủi, động viên khi tôi buồn. Thời gian trôi, tôi hiểu, trái tim tôi đã hoàn toàn thuộc về anh. Và bằng sự nhạy cảm của người con gái, tôi cũng hiểu được tình yêu thầm lặng anh dành cho mình bấy lâu nay...
Mặc dù yêu anh nhưng chưa bao giờ tôi bộc lộ tình cảm của mình dành cho anh bởi tôi đã biết trước được sự phản đối kịch liệt từ gia đình. Bố mẹ tôi, những người tạm gọi là "có chức sắc" đã bắt chị em tôi phải thấm nhuần tư tưởng: "Lấy chồng gần nhà và đừng bao giờ vớ phải trai Thanh Hóa".
Nhưng rồi, thời gian dần trôi, tôi ngã vào lòng anh khi nào không hay biết. Ngày nhận lời yêu anh, tôi khóc như mưa bởi, trước mắt tôi sẽ là những ngày giông bão...
Vài năm sau ngày ra trường, tôi có được công việc ổn định gần nhà, thu nhập cũng kha khá. Anh cũng đã có được vị trí tốt tại một công ty xây dựng lớn. Bố mẹ tôi nhiều lần bóng gió nhắc nhở chuyện không được yêu đương với người Thanh Hóa nhưng chúng tôi vẫn động viên nhau vượt qua mọi thử thách. Và khi cảm thấy tình yêu của mình đã chín muồi, tôi quyết định đưa anh về ra mắt gia đình... nếu lành thì làm gáo, vỡ thì làm muôi...
Gặp anh lần đầu, bố mẹ tôi lịch sự đáp lại những lời chào hỏi của anh. Nhưng khi anh ngồi xuống ghế chưa ấm chỗ thì bố tôi đã lạnh lùng nói: "Cháu là bạn với con bác thì được, tiến xa hơn thì dứt khoát không. Trâu ta ăn cỏ đồng ta/ Khi nào không có lân la đồng người, cháu nhé". Nói rồi bố mẹ tôi bỏ đi, bỏ lại chúng tôi trong sự thất vọng bẽ bàng.
Sau ngày đó, sức ép ghê gớm từ gia đình đổ xuống đầu tôi. Bố mẹ ra sức ngăn cấm nên tôi chỉ dám gặp anh lén lút sau mỗi giờ tan sở. Cùng thời gian ấy, những thông tin phân biệt lao động vùng miền, tẩy chay lao động Thanh Hóa trên báo nhan nhản khiến bố mẹ, bạn bè lại được dịp "khuyên răn" tôi "Đừng dại mà rước phải trai Thanh Hóa"
Lúc đó, tôi đã đưa ra lý lẽ để bảo vệ tình yêu của mình rằng, quê hương là cội nguồn, là niềm tự hào của mỗi người. Chúng ta không thể lựa chọn nơi mình sinh ra, cũng như không cho phép mình được chọn lựa gia đình, gia cảnh... Tại sao ở thời đại này vẫn còn sự phân biệt vùng miền như vậy? Và tiếc thay, trong đó lại có bố mẹ, bạn bè, đồng nghiệp của tôi...
Gái Hà Nội quyết lấy chồng Thanh Hóa, Bạn trẻ - Cuộc sống, trai thanh hoa, gai que, gai ha noi, gai pho yeu trai que, ban tre, gioi tre, bao, chuyen tinh yeu, ban tre cuoc song, bao phu nu, hanh phuc, yeu thuong
Có thể tôi sẽ ở mãi nơi này, tránh xa ánh đèn náo nhiệt thành phố (Ảnh minh họa)
Khi bị bố mẹ quản lý chặt chẽ về công việc, thời gian, chúng tôi dường như không còn cơ hội để gặp gỡ nhau nữa. Và khi không thể chịu nổi sức ép, anh đã chủ động nói lời chia tay.
Mặc dù hai đứa đang bị áp lực rất lớn nhưng khi nghe anh nói lời chia tay, tôi không dám tin vào tai mình. Xung quanh tôi, trời đất như tối sầm lại, trái tim tôi dường như vụn vỡ... Anh là mối tình đầu của tôi, là người đã cùng sát cánh bên tôi suốt bốn năm qua, là người đã hứa hẹn sẽ đi cùng tôi suốt cuộc đời này... thì tại sao anh lại có thể dễ dàng buông xuôi tình yêu của mình như vậy? Vật vã, khóc lóc và nghĩ đến những ngày tới, trên con đường tôi đi không có bóng hình anh khiến tôi sợ hãi vô cùng...
Anh chuyển công tác về quê, thay số điện thoại... để lại mình tôi với những đêm dài không ngủ. Xa anh, tôi đã khóc cạn nước mắt cho mối tình ngang trái ấy nhưng tôi vẫn chẳng thể nào quên được bóng hình anh. Tôi sống, làm việc như người mất hồn bởi trong tâm trí tôi chỉ có mỗi bóng hình anh.
Có những đêm nhớ anh, tôi lẻn ra khỏi nhà và đi như ngây dại trên những con đường, nơi tôi và anh đã cùng nhau hò hẹn. Rồi những ngày sau đó, tôi đến những quán cà phê, những dãy ghế đá, góc công viên... nơi anh đã trao cho tôi những nụ hôn ấm nóng, ôm ấp tôi trong những đêm đông giá lạnh... Dù biết anh đã rời xa nơi này, rời xa tình yêu của tôi... nhưng trong tôi vẫn luôn hy vọng được gặp lại anh, nhìn thấy nụ cười hiền từ của anh nơi chốn cũ.
Tôi nói dối gia đình công ty cho đi công tác bốn ngày, tôi đã về tận Thanh Hóa tìm anh. Trước mắt tôi không còn là một anh chàng điển trai, vui vẻ ngày nào... mà anh tiều tụy đi thấy rõ.
Chúng tôi gặp nhau, mừng mừng, tủi tủi. Hai đứa không nói với nhau một lời nào đã vội vã lao vào nhau như những con thiêu thân. Và đêm hôm đó, trên triền đê làng anh, tôi đã trao thân gửi phận cho người đàn ông tôi yêu...
Những ngày ở bên anh, tôi thấy mình được là chính mình, dù cuộc sống quê anh khó khăn nhưng nó thật bình yên, hạnh phúc.
Hai ngày nữa thôi, thời hạn tôi nói dối đi công tác đã hết, tôi rất sợ phải xa anh và trở về cuộc sống đơn độc nơi phố thị. Chúng tôi đang bàn nhau, có thể tôi sẽ ở mãi nơi này, tránh xa ánh đèn náo nhiệt thành phố, tránh xa những lời nói cay nghiệt, miệt thị của những người thân của tôi dành cho anh. Nhưng anh vẫn muốn cùng tôi lên Hà Nội xin phép gia đình cưới xin, nếu bố mẹ vẫn một mực phản đối thì anh sẽ để tôi được lựa chọn cuộc sống của mình.
Từ nhỏ tới giờ, tôi chưa bao giờ dám làm trái lời cha mẹ... nhưng tôi lại không thể nào sống thiếu tình yêu của người đàn ông tôi yêu. Tôi phải làm sao bây giờ? Tại sao cuộc sống lại nghiệt ngã với tôi như vậy?
Tôi rất mong độc giả của Bạn trẻ cuộc sống cho tôi những lời khuyên bổ ích để giúp tôi thoát khỏi khó khăn này!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Theo Ngoisao
Hoàng Quyên Idol không ngại khi bị chê là 'gái quê' Trước nhận xét ăn mặc quê mùa và luộm thuộm, top 3 Vietnam Idol trả lời: "Tuỳ quan điểm từng người, riêng tôi thấy "quê" hay "phố" không quan trọng bằng mình có sống tốt, sống thật". Khán giả có đang nhận xét hơi khắt khe? - Trước đêm công bố kết quả top 2 vào tối nay, chị nghĩ mình có bao...