Đau lòng chuyện vợ sướng quá rửng mỡ đi ngoại tình
Gia đình hạnh phúc, được chồng yêu thương, con cái ngoan ngoãn nhưng hình như với 1 số người phụ nữ, điều đó là chưa đủ. Họ vẫn tìm đến những điều phù phiếm để sau đó phải trả giá đắt vì đã trót ngoại tình.
Tài (Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) làm cho một công ty nước ngoài, lương rất khá. Trong khi Như -vợ anh lại chỉ mới tốt nghiệp cao đẳng nên chỉ là nhân viên quèn cho một công ty tư nhân nhỏ.
Sau khi cưới, Như có bầu luôn nên cô nghỉ việc ở nhà, lo cơm nước cho chồng. Còn kinh tế gia đình đều do một tay Tài cáng đáng.
Sinh con xong, gửi con ở nhà trẻ, Như đi học thêm lớp Đại học tại chức buổi tối. Từ đó, gánh nặng kinh tế càng đè nặng lên vai Tài khi vừa phải lo chi tiêu sinh hoạt trong gia đình, vừa lo chi phí học cho Như. Tài phải nhận việc làm thêm, bận đến mức không có lúc nào ngẩng mặt lên được.
Mấy tháng nay, Tài phát hiện Như hay nhắn tin với người nào đó mà không lưu danh bạ. Tài có hỏi thì Như bảo là bạn học trên lớp hỏi về lịch học, bài vở mà thôi.
Tài một phần tin vợ, một phần cũng quá bận rộn với những lo toan kinh tế của gia đình. Nhất là khi nhà có thêm em bé nữa, các khoản chi tiêu đội lên một cách kinh khủng, nên anh cũng không để tâm nữa.
Hơn một năm sau khi sinh con đầu lòng, Tài vô tình biết Như có thai. Ban đầu Như định giấu Tài, nhưng khi bị Tài phát hiện thì cô đòi đi phá. Con trai đầu lòng mới hơn một tuổi, còn khá nhỏ để có tiếp bé thứ hai và kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn nhưng không có nghĩa là vì lí do ấy mà phải bỏ đi đứa bé vô tội.
Như lại viện cớ đã vô tình uống thuốc kháng sinh khi chưa biết mình có thai. Đến đây thì Tài đành thuận theo ý vợ nhưng anh cũng thấy nghi ngờ. Vợ chồng Tài tính toán rất kĩ, những ngày “nguy hiểm”, Tài đều dùngbao cao su, vậy nên xác xuất Như có thai là rất nhỏ.
Gần đây, Tài lại phát hiện Như bị một căn bệnh ở vùng kín mà có lẽ chỉ là bị lây nhiễm qua đường tình dục, trong khi Tài không có quan hệ ngoài luồng và không bị bệnh. Đến lúc này thì Tài có thể khẳng định vợ ngoại tình chắc chắn 99%.
Nhưng khi anh hỏi thì Như vẫn chối đây đẩy. Như khẳng định không hề có quan hệ nào khác ngoài chồng. Còn chuyện bị lây bệnh thì không biết nguyên nhân tại sao.
Vài ngày sau, Tài lại vô tình đọc được một tin nhắn trong máy vợ: “Em xem lại chồng em ấy! Từ khi có em, anh có quan hệ lăng nhăng với ai khác đâu!”. Tài thấy nội dung tin nhắn “nhạy cảm” thì tức nổ đom đóm mắt, gọi ngay Như đến làm ầm lên.
Lúc này, Như không còn có thể chối cãi được nữa. Cô đã phải thú nhận có quan hệ với anh chàng học cùng lớp tại chức, kém Tài một tuổi và chưa có vợ.
Tài hỏi lý do tại sao thì nhận được câu trả lời quen thuộc: do anh không quan tâm tới vợ, cứ mải miết với công việc. Tài thất vọng hoàn toàn. Anh cố gắng là vì ai, cho ai? Sao người vợ đầu gối tay ấp của Tài lại không thấu hiểu điều đó?
Ly dị thì Tài không đành vì con còn quá nhỏ. Nhưng nếu sống tiếp với nỗi ám ảnh vợlên giườngvới người đàn ông khác thì Tài khó có thể làm được. Tài quyết định chọn phương án ly thân. Có lẽ đây cũng là cách giải quyết tốt nhất cho hai người trong hoàn cảnh này.
Video đang HOT
Hai người chẳng gì có thể ngăn cản nổi nữa, tìm đến nhau trong sự đam mê và cuồng nhiệt (Ảnh minh họa).
Anh chị Thư – Hải (Quận 7, TP HCM) đã lấy nhau được gần 10 năm nay. Cuộc sống gia đình họ rất hạnh phúc với một bé trai vừa vào tiểu học. Hiện tại anh chị đang lên kế hoạch sinh bé thứ hai. Nhưng mọi chuyện có lẽ vẫn sẽ tốt đẹp như thế nếu không có chuyện chị Thư gặp lạingười yêu cũ.
Trước khi quen anh Hải, chị Thư có yêu một người đàn ông đã một lần lỡ dở, đang nuôi con gái riêng. Đó là một người đàn ông đẹp trai và thành đạt, không biết anh ta đã làm mê mệt biết bao trái tim các cô gái.
Vì không tự tin mình có thể lấy người đã qua một lần đò và có con riêng nên chị đã dùng hết lí trí bắt bản thân phải rời xa anh ta. Để rồi tình cờ cuối năm ngoái khi chị gặp lại người đàn ông ấy, tình cảm trước đây trong chị lại sống dậy.
Anh vẫn dịu dàng và ga lăng như thế. Thậm chí, anh còn có phần đàn ông và quyến rũ hơn sau những sóng gió cuộc đời. Hai người từ lần đầu gặp nhau đầy vui vẻ và bất ngờ đã thường xuyên liên lạc với nhau hơn. Từ chát, facebook rồi email, điện thoại và đi ăn trưa nói chuyện tâm tình.
Anh thổ lộ với chị rằng vợ chồng anh ta không được hạnh phúc vì hình như chị vợ đang có người khác. Còn chị, chị cũng có rất nhiều điều tâm sự với anh.
Cho đến một hôm khi hẹn hò ăn trưa, anh ta nắm tay chị và nhìn chị nồng nàn. Chị giật mình vì cảm xúc bỗng dưng trỗi dậy mãnh liệt trong mình. Hai người chẳng gì có thể ngăn cản nổi nữa, tìm đến nhau trong sự đam mê và cuồng nhiệt.
Sau đó chị và anh ta chính thức hẹn hò. Đi bên anh ta chị thấy mình như trẻ lại ở tuổi đôi mươi thuở nào. Chị thấy yêu đời hơn, ý thức rằng mình trẻ trung và xinh đẹp hơn.
Chồng chị gần như bàng quan với mọi thay đổi diễn ra ở vợ. Còn với anh ta, anh ta quan tâm từng chi tiết nhỏ nhặt ở chị. Không hiểu sao chỉ cái nho nhỏ đó đã làm chị thấy ấm lòng và lạc quan hơn hẳn so với mọi lo toan bộn bề và sự hiền lành đếnvô tâmcủa chồng.
Không gặp được anh ta là chị thấy nhớ, gặp thì chị lại xốn xang và e thẹn như thiếu nữ. Chị cứ trượt dài, trượt dài trong những cảm xúc sai trái ấy. Chị quên mất mình còn có một người chồng yêu vợ rất mực và con thơ cần mẹ chăm chút.
Rồi chị cũng có thai, anh vui mừng khôn xiết. Con trai nhỏ của vợ chồng anh cũng hào hứng vô cùng vì sắp có thêm em. Chỉ có chị là lo lắng, bất an với câu hỏi nhức nhối: “Đứa bé là con của ai?”.
Người đàn ông ga lăng và phong độ của chị sau khi nghe tin chị có bầu đã gần như biến mất tăm với lí do: “Chúng mình phải quay lại nơi ta vốn thuộc về thôi em à. Không thể tiếp tục làm chuyện tội lỗi với gia đình được nữa!”.
Chị không có lí do để bỏ đứa con này vì chồng chị đang rất mong chờ có con tập 2. Nhưng nếu đó là con của bồ mà sinh ra thì sẽ là bi kịch cho rất nhiều người, trong đó có cả đứa bé vô tội ấy.
Sau rất nhiều đêm mất ngủ suy nghĩ, chị đã xác định phải bỏ đứa bé. Và để chồng không nghi ngờ, chị đã làm giả một vụ tai nạn xe trên đường đi làm về và dẫn đến sảy thai.
Nhìn sự đau đớn và lo lắng trên khuôn mặt chồng khi chị mất đi đứa con, lòng chị quặn thắt lại. Chị biết, cả đời này chị cũng không thể trả hết lỗi lầm cho anh và con.
Theo Afamily
Thượng đỉnh Mỹ-Trung: Tranh chấp biển đảo và ba kịch bản nóng
Về cơ bản, có 3 kịch bản chính về tranh chấp biển đảo tại châu Á có thể diễn ra là: đối đầu, hợp tác và hòa hoãn.
Cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Trung vào ngày 7, 8/6 diễn ra trong bốicảnh cả Washingtonvà Bắc Kinh đều đang ra sức tăng cường ảnh hưởng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (CA - TBD). Đặc biệt, khi các mối quan hệ biển đảo ngày càng đan xen nhiều yếu tố lợi ích, thì quan hệ Mỹ - Trung cũng không thoát khỏi vòng xoáy của các tranh chấp.
Có thể nói, cuộc gặp lần này hứa hẹn nhiều chuyển biến trong quan hệ Mỹ - Trung và có ý nghĩa chiến lược. Bởi hai bên đều muốn xây dựng hình ảnh tích cực và khẳng định các cam kết của mình tại khu vực CA - TBD, vốn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của cả hai cường quốc trong thế kỷ 21.
Về cơ bản, có 3 kịch bản chính về tranh chấp biển đảo tại châu Á có thể diễn ra là: đối đầu, hợp tác và hòa hoãn.
Kịch bản 1: Đối đầu
Xu thế đối đầu có thể xảy ra khi cả hai quốc gia đứng từ góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực. Gần đây, các cáo buộc của Nhà trắng đối với Bắc Kinh về sự xâm nhập và đe dọa an ninh mạng đã phần nào đổ thêm dầu vào lửa cho các vấn đề biển đảo.
Chỉ huy trưởng Quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương Đô đốc Locklear và Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Qi Jianguo
Đối với Mỹ, an ninh là một sự đảm bảo tuyệt đối cho vị thế siêu cường. Sau chiến tranh Lạnh, Biển Đông đã trở thành nơi thử thách khả năng của người Mỹ. Các lợi ích sống còn về kinh tế- năng lượng, an ninh hàng hải - hàng không và các chiến lược là những điều mà Mỹ thường tuyên bố và đặt lên làm các ưu tiên hàng đầu.
Mâu thuẫn đang có dấu hiệu gia tăng khi hai nước đã xác lập mình ở hai chiến tuyến đối đầu nhau tại CA -TBD. Trong đó, Mỹ ở vị trí cảnh sát biển và người hòa giải xung đột, trong khi TQ lại là bên chủ động gây chiến và khiêu khích.
Từ sau khi Liên bang Xô viết tan rã, chưa khi nào người Mỹ lại quan ngại TQ như hiện nay. Đặc biệt, Bắc Kinh đang muốn thông qua biển Đông để tái hiện con đường siêu cường của Mỹ: đi lên từ "cường quốc biển" kết hợp với "cường quốc lục địa" để trở thành người lãnh đạo thế giới.
Thời gian gần đây, Mỹ đang tích cực tập trận và nâng tầm quan hệ với các nước đồng minh trong khu vực CA - TBD, như sửa đổi Hiệp ước an ninh với Nhật. Chiến lược "xoay trục" và nỗ lực thúc đẩy Hiệp ước đối tác xuyên TBD cho thấy Mỹ đang tích cực nâng cao vị thế chính trị, và thực hiện chiến lược thống nhất các nước trong khu vực về kinh tế.
Tại Diễn đàn Shangri-Lavừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết, nước này sẽ điều 60% lực lượng không quân ngoài lãnh thổ, cùng một loạt hệ thống vũ khí tiên tiến nhất tới CA - TBD nhằm thực hiện chính sách "tái cân bằng chiến lược".
Trong khi đó, Tập Cận Bình đang muốn từ bỏ chính sách ngoại giao mờ nhạt của người tiền nhiệm và thúc đẩy "Giấc mộng Trung Hoa" bằng cách tìm kiếm một vai trò lớn hơn tại Biển Đông.Không chỉ thường xuyên cử tàu đến Vịnh Aden ở ngoài khơi bờ biển châu Phi, TQ còn duy trì lượng tàu chiến khá lớn ở TBD và Ấn Độ Dương nhằm giảm vai trò của Mỹ và dùng quân sự để khôi phục giấc mơ Đại Hán.
Từ ý nghĩa đó, xung đột Biển Đông đã buộc Washington phải vào cuộc. Để đảm bảo an ninh và tự do hàng hải, cũng như uy tín với các đồng minh thân cận thì quan hệ Mỹ - Trung có khả năng trở thành đối đầu sâu sắc, ít ra là trên các diễn đàn ngoại giao.
Kịch bản 2: Hợp tác
Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng hợp tác giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Tập Cận Bình bày tỏ tin tưởng vào cuộc gặp lần này với nhận định "Quan hệ Trung - Mỹ hiện đang ởvào một thời điểm quyết định để xây dựng trên những thành công trong quá khứ, và mở ra những quy mô mới cho tương lai".
Đáp lời, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Donilon tin rằng: "Đối thoại và tương tác cấp cao chưa từng có, cũng như các kênh truyền thông khác giữa quan chức cấp cao hai nước là điều cần thiết để thúc đẩy hiệu quả mối quan hệ của chúng ta".
Xuất phát từ chủ nghĩa tự do với việc đề cao hợp tác và tăng cường đối thoại để xây dựng lòng tin, Washington và Bắc Kinh vẫn còn khá nhiều bất đồng như: vấn đề Triều Tiên, xung đột tại Syria,gián điệp không gian mạng,... Trong đó, vấn đề an ninh biển đảo tại CA - TBD là đảm bảo sống còn cho cả hai cường quốc.
Nhu cầu đảm bảo an ninh biển đảo và giải quyết các vấn đề toàn cầu không thể chấp nhận kịch bản"zero-sum game", mà chỉ có thể là định hướng "win-win". Hợp tác không chỉ để giải quyết các bất đồng mà còn góp phần ngăn chặn xung đột.
Biển Đông đã trở thành tâm điểm cạnh tranh Mỹ - Trung. Giờ đây, việc kết hợp "cái đầu lạnh" của người Mỹ (kêu gọi đảm bảo an ninh hàng hải và giải quyết tranh chấp bằng luật pháp quốc tế) và "trái tim nóng" của Trung Quốc (chủ nghĩa dân tộc cực đoan, khăng khăng song phương) là giải pháp đáng khích lệ. Nó giúp hai bên cùng nhau ngồi lại và thảo luận các giải pháp đảm bảo an ninh, thay vì đọ sức bằng quân sự và "đấu võ mồm" trên các diễn đàn.
Giải pháp hợp tác cũng có thể là ưu tiên khi TQ, mặc dù là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, nhưng vẫn yếu hơn khi Mỹ ngày càng củng cố hệ thống đồng minh hùng hậu tại Đông Á. TQ cũng sẵn sàng hợp tác hơn khi Obama có thể "nhượng bộ chiến thuật" để gắn nước này với các cam kết thịnh vượng tại CA - TBD.
Kịch bản 3: Hòa hoãn
Có thể nói, vấn đề an ninh hàng hải, mà cụ thể là Biển Đông và Biển Hoa Đông sẽ là một trong những tâm điểm thảo luận và chi phối quyết định của các nhà lãnh đạo Mỹ - Trung. Khó có thể nói trước một kịch bản hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, chiến lược hòa hoãn có thể là gợi ý đầy hứa hẹn cho sự kết hợp của chủ nghĩa hiện thực và tự do.
Bản chất của các cuộc gặp gỡ Thượng đỉnh cấp cao là nhằm hướng đến đối thoại và thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau. Có hiểu biết mới tin tưởng. Có tin tưởng mới hợp tác thành công. Bản chất quan hệ Mỹ - Trung gắn với xu thế phát triển của quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh Lạnh là "hợp tác và cạnh tranh cùng phát triển".
Ông Thẩm Định Lập, GĐ Trung tâm Nghiên cứu Mỹ của ĐH Phục Đán (Thượng Hải) nhận định, cốt lõi của Thượng đỉnh Mỹ - Trung là nhu cầu thảo luận những cách thức để tránh đối đầu, gia tăng hợp tác và giữ các bất đồng không vượt tầm kiểm soát. Với xu thế đó, cuộc gặp gỡ lần này có thể bao gồm hợp tác và đối đầu tùy thuộc từng vấn đề.
Đặc biệt, quan hệ biển đảo ở CA - TBD vốn bao gồm nhiều bên tranh chấp, với hàng loạt các vấn đề phức tạp, từ lịch sử tranh chấp đến ưu thế quân sự - ngoại giao, cho đến mức độ thiện chí khi ngồi vào bàn đàm phán. Không dễ gì để Mỹ - Trung đạt được tiếng nói chung trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển tại châu Á. Những tuyên bố có thể chỉ mang tính chất ngoại giao.
Khi "hợp tác và đối đầu" gặp nhau trên các diễn đàn, giải pháp tốt nhất vẫn là duy trì thế hòa hoãn chiến lược có lợi cho hai bên. Bình tĩnh để gác các mâu thuẫn lớn sang một bên và tập trung giải quyết các vấn đề nhỏ trước tiên sẽ là khôn ngoan cho cả Washington và Bắc Kinh, nếu cả hai phía đều muốn một kết thúc có hậu cho câu chuyện lần này.
Theo Dantri
Thủ tướng Nhật có thể gặp thượng đỉnh với lãnh đạo Triều Tiên Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm qua cho biết ông có thể cân nhắc gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để giải quyết một cuộc tranh cãi kéo dài về việc các công dân Nhật Bản bị Bình Nhưỡng bắt cóc. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ông Abe đưa ra tuyên bố trên trong bài phát biểu trước quốc...