Đau lòng chàng trai tự vẫn vì vết bẩn trên nền nhà
Vụ việc xảy ra chiều 5/8 khiến người dân xã Thanh An ( huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) chưa hết bàng hoàng. Chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ giữa hai cha con mà cậu thanh niên Trương Văn Lâm (SN 1993, ngụ địa chỉ trên) đã nhảy cầu tự vẫn, cướp công người cha gần 20 năm trời một mình cực khổ gà trống nuôi con.
Cha con cãi vã chỉ vì vết bẩn trên nền nhà
Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Lâm khiến những người nghe kể đều phải chép miệng nói câu “Không đáng!”. Số là chiều ngày 5/8, do không có việc làm nên ông Trương Văn Sơn (SN 1965, cha của nạn nhân) rủ bạn bè về nhà nhậu cho đỡ buồn. Khi buổi nhậu của cha kết thúc thì cũng là lúc con trai đi nhậu với bạn bè về. Trong lúc dọn dẹp mâm bát, thấy nền nhà bẩn, Lâm khó chịu nói với ông Sơn: “Lần sau có nhậu thì đừng nhậu với những “thằng” này”.
Bạn nhậu vẫn còn đang ngồi chơi đầy nhà, ông Sơn xấu hổ nạt con: “Thằng này là thằng nào? Tất cả đều là bậc cha chú của mày đấy! Người ta đến nhà bày cách cho mày làm ăn đấy. Đã xác định mời khách đến nhà nhậu thì phải chấp nhận nhà phải dơ, phải dọn dẹp chứ”.
Trước những lời mắng của cha, Lâm tức giận lấy tay đập vỡ tấm kính trên cửa ra vào. Người cha thấy con mình nổi khùng lên đập kính, phần vì tiếc của, phần vì giận con, ông nhặt lấy miếng kính vỡ ném về phía thằng con bất trị. Miếng kính vỡ không ngờ trúng tay Lâm khiến máu chảy ròng ròng. Người em họ vội vàng lấy xe chở Lâm ra trạm y tế Nông trường cao su gần nhà sơ cứu.
Địa điểm nơi đứa con cạn nghĩ tự vẫn
Ông Nguyễn Văn Long, Y sĩ Trạm y tế Nông trường cao su Thanh An là người trực tiếp sơ cứu cho Lâm kể lại: “Chiều tối ngày 5/8, Lâm được một người em họ dẫn đến sơ cứu vết thương ở cổ tay. Nghe người em họ này nói lại thì do cha của Lâm ném miếng kính vỡ, Lâm đưa tay ra đỡ nên bị miếng kính đâm vào làm rách cổ tay. Theo chẩn đoán ban đầu thì vết rách làm đứt tĩnh mạch khiến máu chảy rất nhiều. Nhưng tôi chưa kịp khâu lại vết rách, mới chỉ băng tạm thời thì Lâm đã vùng chạy ra cổng. Ngay từ lúc mới đến, Lâm đã tỏ ý không hợp tác, không cho tôi sơ cứu vết thương ở tay của Lâm. Vừa vùng vẫy, Lâm vừa khóc”.
Người em họ thấy anh có những biểu hiện lạ, nhưng vẫn vòng về nhà lấy tiền, đồng thời báo thêm người nhà ra để cấp cứu cho Lâm. Trong lúc đó, Lâm đã chạy ra khu vực hồ Cần Nôm, cách trạm y tế khoảng 200m rồi nhảy xuống hồ tự tử.
Lúc này ông Sơn vẫn không hề hay biết sự việc, ung dung ở nhà nằm xem vô tuyến. Mãi đến khi thấy đứa cháu họ hớt hải chạy về báo tin con trai mình bị thương ở tay chảy rất nhiều máu, nhưng không chịu đi băng bó mà đòi tự tử, người cha mới vội vã chạy theo đứa cháu họ ra trạm y tế nhưng không thấy Lâm ở đó. Chạy ra phía cầu Cần Nôm, dưới ánh đèn, ông Sơn thấy vết máu còn vương lại trên cầu.
Video đang HOT
Khản tiếng gọi con nhưng không thấy con trả lời, ông Sơn sấp ngửa cùng người thân và bà con hàng xóm đi dọc bờ hồ tìm con trai. Giữa trời mưa gió, ông Sơn bước thấp bước cao đi lại dọc quanh hồ nát cả đám cỏ mà vẫn không thấy con. Mãi đến giữa buổi sáng hôm sau, người dân mới phát hiện xác của Lâm nổi lên ở khu vực giữa cầu Cần Nôm.
Người cha tật nguyền khóc hận trong đám tang con
Gương mặt người cha khắc khổ, như già đi thêm cả chục tuổi trong đám tang con. Ông bộc bạch: “Thấy Lâm nổi khùng đập bể cửa kính, nhà đã nghèo nên tôi sợ nếu đập hết thì lấy tiền đâu mà lắp lại. Tôi định bụng chỉ ném miếng kính vỡ hù dọa cho con sợ mà dừng lại. Nào ngờ!”
Nước mắt cha già thương con
Hết tự trách mình, ông Sơn lại nhớ những việc mình đang làm để vun vén cho cuộc sống của con. Gần đây thấy con mình có ý sắp cưới vợ, ông Sơn đã vay mượn tiền bạc sửa sang lại căn nhà. Nhà đã sửa xong, nhưng những ngày tháng an nhàn khi con cái đã trưởng thành chưa kịp đến thì người con trai duy nhất mà ông rất mực yêu quý đã “báo hiếu” ông bằng cách tìm đến cái chết.
Người cha xót xa: “Chắc nó buồn chuyện tình cảm nên dễ nổi nóng rồi nghĩ quẩn. Cách đây không lâu, nó dẫn bạn gái về nhà ra mắt. Tôi mừng quá vội vay mượn tiền bạc sửa lại căn nhà. Nhưng nhà sửa sang đã xong thì cách đây mấy ngày, tôi thấy nó buồn buồn. Hỏi chuyện mấy đứa hay chơi cùng nó thì được biết nó buồn chuyện tình cảm. Nó và bạn gái chia tay nhau. Tôi đã khuyên nó “Không yêu đứa này thì yêu đứa khác. Thiếu gì con gái để yêu đâu”. Vậy mà nó không nghe, cứ buồn trong lòng cho đến ngày xảy ra cơ sự”.
Suốt buổi nói chuyện, người cha đều nói tốt cho con. Ông nghẹn ngào: “Dù tôi và nó hay “khắc khẩu” với nhau nhưng chỉ là do không hợp tính. Nó ngoan lắm. Bà con trong xóm ai cũng khen”.
Tuy nhiên, theo lời người dân địa phương thì Lâm là đứa con khá ngỗ nghịch. Học đến lớp 7 thì Lâm nghỉ học ở nhà do hoàn cảnh gia đình khó khăn. Thanh niên này thường đi xe tốc độ cao, lạng lách trong làng, nhiều lần từng bị chính quyền địa phương nhắc nhở. Nghề nghiệp của Lâm cũng không ổn định. Lúc trước Lâm đi làm thuê làm mướn, người dân kêu gì làm nấy, sau này thì đi phụ làm hàn xì, đồng lương vẫn bấp bênh như trước. Vậy nên dù con trai đã 20 tuổi, nhưng trụ cột gia đình vẫn do một tay người cha già gánh vác.
Bà con làng xóm đều thương xót cho hoàn cảnh của người cha tội nghiệp. Ông Sơn bị tật ở chân và sức khỏe yếu nên không làm được việc nặng. Sau khi lập gia đình, người vợ sinh cho ông hai đứa con một trai một gái kháu khỉnh. Nhưng khi Lâm mới lên 3 tuổi, bé gái mới sinh được vài tháng thì người vợ nhẫn tâm bỏ đi. Ông Sơn rất buồn và giận vợ, nhưng vì thương con nên ông quyết định ở vậy, một mình gà trống nuôi con. Ông kiếm sống bằng nhiều nghề từ làm thuê làm mướn, ai kêu gì làm nấy cho đến làm nghề sửa xe đạp tại nhà. Thời gian gần đây, thu nhập của ông có khá hơn từ nghề làm hàn xì.
Gia cảnh nghèo khó quá mức, nhiều năm gia đình ông Sơn luôn ở trong diện hộ nghèo. May mắn mới đây chính quyền thôn, xã quan tâm giúp đỡ xây tặng ông căn nhà tình thương nên ba bố con ông mới có chỗ vững chãi mà chui ra chui vào.
Chia sẻ về hoàn cảnh của ông Sơn, người dân ấp Thanh Tân đều cảm thấy thông cảm: “Cũng vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó, lại thiếu sự quan tâm của người mẹ, nên Lâm không được dạy dỗ đàng hoàng. Chỉ thấy tội cho ông Sơn, gần 20 năm một mình ở vậy nuôi con với biết bao cực khổ hóa ra thành công cốc. Đến khi trưởng thành thì đứa con lại dễ dàng tìm đến cái chết, không nghĩ đến những nỗi đau khổ mà người cha của chúng sẽ phải chịu. Chỉ mong sao thanh niên bây giờ đừng nghĩ đến việc tìm cái chết là giải thoát, mà đó là tội bất hiếu, phụ tấm lòng của người thân và không biết yêu chính bản thân mình”.
Theo Pháp luật Việt Nam
TP HCM bỏ ý tưởng thị trưởng chính quyền đô thị
Đề án thí điểm xây dựng mô hình chính quyền đô thị TP HCM một lần nữa được HĐND TP bàn thảo, tiếp thu ý kiến đóng góp, trong đó đã bỏ tên gọi thị trưởng đối với người đứng đầu 4 thành phố Đông, Tây, Nam, Bắc.
Lãnh đạo TP HCM kỳ vọng "Mô hình chính quyền đô thị" sẽ như chiếc áo mới, rộng hơn giúp thành phố có điều kiện để phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn. Ảnh: Hữu Công.
Tại hội nghị HĐND TP góp ý Đề án thí điểm xây dựng mô hình chính quyền đô thị TP HCM ngày 26/8, ông Trương Văn Lắm, Giám đốc Sở Nội vụ TP HCM - Đại diện tổ soạn thảo Đề án cho biết, cốt lõi của mô hình chính quyền đô thị là nâng cao quyền tự chủ; phát huy tính năng động, sáng tạo của thành phố thông qua các thiết kế về bộ máy tổ chức; tái bố trí địa giới hành chính; thay đổi phương thức phân cấp nhằm cũng cố các cơ sở cần thiết cho một chính quyền thật sự của dân; đồng thời thay đổi tư duy, phương thức điều hành của cán bộ, công chức.
Theo ông Lắm, quá trình thực hiện chính quyền đô thị sẽ tác động đến nhiều mặt của xã hội nên cần được xem xét trong dài hạn. Các trở ngại trong ngắn hạn và các đối tượng chịu ảnh hưởng cũng cần được nhận diện nhằm hướng đến chiến lược chuẩn bị phù hợp. Trong đó bao gồm các xáo trộn do tổ chức lại bộ máy quản lý, sắp xếp nhân sự, điều chỉnh địa giới hành chính; hiện tượng tiêu cực xuất hiện do việc đón đầu các ảnh hưởng; sự bất tiện ban đầu của người dân, phải thích nghi với các thiết kế mới về bộ máy tổ chức quản lý, về địa giới hành chính và những quy định về chính sách.
Ngoài ra, nếu một số đề xuất về các khoản thu và điều tiết đặc thù đối với đô thị lớn như TP HCM được chấp nhận, khả năng người dân sinh sống trên địa bàn TP sẽ phải tăng các khoản đóng góp hợp lý (phí, lệ phí, một số sắc thuế liên quan đến bất động sản), nhưng ngược lại người dân sẽ được hưởng dịch vụ công ích của đô thị tốt hơn.
"Bản chất của chính quyền địa phương là phục vụ người dân. Mô hình chính quyền đô thị lấy người dân làm trung tâm để đưa ra những thiết kế mới nhằm mục đích phục vụ dân tốt hơn theo hướng tăng cường quyền làm chủ của người dân, tăng sự hài lòng của người dân", ông Lắm khẳng định.
Cũng theo ông Lắm, sau khi tiếp thu các ý kiến, lần này đề án đã bỏ tên gọi thị trưởng đối với người đứng đầu 4 thành phố Đông, Tây, Nam, Bắc trực thuộc chính quyền TP HCM. Nếu cấp chính quyền nào có tổ chức HĐND thì người đứng đầu chính quyền được gọi là Chủ tịch UBND; cấp chính quyền không có tổ chức HĐND thì người đứng đầu được gọi là Chủ tịch Ủy ban hành chính.
Đại biểu HĐND TP Lâm Thiếu Quân đề nghị nên chia thành phố lớn TP HCM thành 7 thành phố nhỏ và 3 huyện để dễ quản lý. Ảnh: Hữu Công.
Trong khi đó, đóng góp ý kiến tại hội nghị, đại biểu Lâm Thiếu Quân cho rằng nếu đã xác định mô hình chính quyền đô thị là tốt và cần thiết để phát triển, thành phố nên "mạnh dạn triển khai mô hình này ở ngay các quận trung tâm". Nghĩa là , ngoài việc thành lập 4 thành phố mới là Đông, Tây, Nam, Bắc gồm các địa bàn đang đô thị hóa (quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân và 2 huyện Hóc Môn và Nhà Bè), chúng ta nên chia 13 quận nội thành cũ thành 3 thành phố trung tâm là Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định.
"Khi đó, thành phố lớn TP HCM sẽ có 3 thành phố nhỏ ở trung tâm đã đô thị hóa, 4 thành phố nhỏ ở vòng ngoài đang đô thị hóa cùng với 3 huyện ngoại thành. Mô hình này có ưu điểm là tương thích với hệ thống hiện hữu, không phải sửa luật nhiều và cũng tương thích với hệ thống chính quyền hiện hữu", đại biểu Quân nói và cho biết với hệ thống này thành phố lớn sẽ giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế, quy hoạch giao thông, môi trường và phân bổ ngân sách. Cấp quận - huyện sẽ chịu trách nhiệm về hành chính công và dịch vụ công như văn hóa, giáo dục. Còn chính quyền cấp phường, xã chỉ tập trung giải quyết thủ tục hành chính công.
Cũng theo ông Quân, đề án không nên bỏ HĐND cấp quận huyện vì chính quyền cấp này có vai trò quyết định các vấn đề lớn và giám sát việc tuân thủ pháp luật ở địa phương, nếu bỏ sẽ làm "gãy" chức năng giám sát tại quận. Thay vào đó, chúng ta nên bỏ HĐND cấp phường, xã vì cấp này thường không phải quyết các vấn đề lớn và cũng phù hợp với xu thế của thế giới là không có HĐND cấp phường.
Tại hội nghị, trước ý kiến lo lắng của các đại biểu HĐND vì thấy TP HCM đang phải "tự bơi" với đề án xây dựng mô hình chính quyền đô thị, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân cho biết sẽ xin Trung ương và các Bộ, ngành giúp đỡ. "Thành phố đề xuất mô hình chính quyền đô thị xuất phát từ thực tiễn đặc thù, từ nhu cầu phát triển của thành phố. Nếu có mô hình, cơ chế phù hợp để phát triển mạnh hơn nữa thì thành phố cũng sẽ đóng góp cho ngân sách cả nước nhiều hơn nữa, cùng cả nước đi lên", ông Quân khẳng định.
Sắp tới, chính quyền TP HCM sẽ tiếp tục lấy ý kiến và hoàn thiện đề án "Xây dựng mô hình chính quyền đô thị TP HCM" trước khi trình cấp Trung ương phê duyệt.
Theo đề án Xây dựng chính quyền đô thị, TP HCM sẽ phát triển theo mô hình "Chùm đô thị" - Thành phố trong thành phố. Ngoài 13 quận nội thành cũ (gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú) và 3 huyện ngoại thành. TP HCM sẽ lập 4 thành phố mới là TP Đông gồm quận 2, 9 và Thủ Đức, có trung tâm là khu đô thị mới Thủ Thiêm và giáp với tỉnh Bình Dương, Đồng Nai (đường vành đai 2). Thành phố này sẽ có chức năng chính là phát triển các ngành dịch vụ cao cấp và công nghiệp kỹ thuật cao. TP Nam gồm toàn bộ quận 7, huyện Nhà Bè và điều chỉnh một phần diện tích của quận 8 (phần phía nam Kênh Tẻ) và huyện Bình Chánh với diện tích 194 km2. Khu vực này sẽ phát triển dựa trên sông Nhà Bè và Xoài Rạp. Nòng cốt để phát triển là khu đô thị Nam Sài Gòn, thị trấn Nhà Bè và khu đô thị Cảng Hiệp Phước. Cơ sở kinh tế để phát triển là dịch vụ cảng, gắn liền với các thương mại khác. TP Bắc sẽ gồm quận 12 và phần lớn huyện Hóc Môn. Chức năng kinh tế của khu đô thị này là phát triển dịch vụ, sinh thái gắn với nông nghiệp kỹ thuật cao (cây cảnh, hoa, cá cảnh...), phát triển các khu dân cư phục vụ cho việc giãn dân, chỉnh trang đô thị khu vực Gò Vấp, Tân Bình. TP Tây gồm quận Bình Tân hiện nay, một phần quận 8 và một phần huyện Bình Chánh. Theo quy hoạch đây sẽ là đầu mối giao lưu kinh tế với đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu phát triển các ngành dịch vụ, khu công nghiệp và phát triển khu dân cư nhằm tái bố trí dân cư từ các quận 11, 6, Tân Bình.
Hữu Công
Theo VNE
Tội phạm và cảnh báo (P.94): Nhiều xác chết bí ẩn được phát hiện trong tháng 8 Ẩn sau những cái chết tưởng như theo lẽ &'tự nhiên' đó là thế lực tội ác chưa được giải mã. Lực lượng chức năng tiến hành khám nghiệm một xác chết bất thường (Ảnh minh họa) Từ đầu tháng tám đến nay (1 - 17/8) rất nhiều xác chết bất thường được phát hiện, nhiều người nghi ngại một trong số những...