Đau lòng cảnh thiếu phụ gào khóc đòi kẻ sát nhân trả chồng
Hung thủ vừa xuất hiện tạ Tòa, chị Loan liền nhào đến như muốn trút hận vào kẻ giết hại chồng mình. Đau đớn, vật vã, góa phụ bưng mặt than trời, bỏ mặc đứa con gái bé bỏng ngơ ngác giữa đám đông…
Mất mạng vì châm chọc nhau
Trước vành móng ngựa, Đỗ Ngọc Ánh (SN 1981, trú ở thôn Vinh Quang, xã Xuân Minh, Gia Lâm, Hà Nội) bị xét xử về tội “Giết người”. Bị hại dưới tay anh ta là người láng giềng bấy lâu nay, anh Nguyễn Tuấn Hải (SN 1975), một chủ thầu xây dựng đáng tin cậy của bà con, dân làng ở xã Xuân Minh.
Đỗ Ngọc Ánh tại phiên tòa
Ngay từ khi phiên tòa còn chưa bắt đầu, hội trường xử án đã bị bao phủ một bầu không khí thật ai oán, xót thương. Những vành khăn tang trắng toát, những chiếc áo đen… càng làm tê tái lòng người. Trong số những người đến dự tòa ấy, có cả hai đứa con của nạn nhân.
Mới hơn 5 tuổi nên bé Nguyễn Thị Ngọc Hoan (con gái anh Hải) chưa thể nào cảm nhận hết nỗi đau đớn, mất mát mà đại gia đình cô bé đang phải gồng nén. Có lẽ thế nên bé Hoan cứ tung tăng nhảy nhót, rồi lại chạy tới rúc đầu vào lòng mẹ như thể đang ở nhà mình.
Thái độ lạnh lùng đến khó tả, Đỗ Ngọc Ánh cứ rành mạch khai báo lại hành vi phạm tội của mình.
Vụ án nhen nhóm vào chiều 24/11/2012, khi Ánh đến nhà một người họ hàng bên vợ ở cùng thôn ăn cưới. Thấy Ánh và anh Hải ở sát nhà nhau nên gia chủ đã cố ý sắp xếp để hai người ngồi cùng mâm cho thêm phần gắn kết.
Vậy nhưng chỉ sau vài lần “nâng lên đặt xuống”, anh Hải bất ngờ chuyển chủ đề chuyện phiếm sang “móc máy” người láng giềng. Trong “mớ chuyện” ấy, anh Hải còn không ngần ngại châm chọc Ánh với câu: “Chó chui gầm chạn”.
Ấm ức, Ánh buông đũa, buông bát và bỏ dở đám cỗ đi về. Giải thích về lý do “vô duyên vô cớ” bị anh Hải gây sự trước tòa, bị cáo trình bày rằng đó là do hàng ngày anh ta thường hay mở loa đài to, khiến người hàng xóm bực mình.
Video đang HOT
Trong tư tưởng buông xuôi, Ánh tiếp tục khai báo, khi anh ta đang lếch thếch về nhà thì gặp một người bạn gọi vào quán làm vài cốc bia. Ngồi ở đây ít phút, Ánh lại thấy anh Hải xuất hiện. Thế rồi người hàng xóm của anh ta sang bàn gây sự. Khi ấy, vẻ bề ngoài của Ánh cho thấy anh ta rất nhẫn nhịn, nhưng trong lòng thì lại sục sôi cay cú đến tột cùng. Vì thế đối tượng đã lẳng lặng rời khỏi quán nhậu để về nhà lấy dao đâm người hàng xóm.
Sau khi đâm anh Hải xong, anh ta nhờ người chở đi chạy trốn, nhưng đã bị công an ập đến bắt giữ ngay hôm sau tại nhà một người quen. Trước tòa, bị cáo khẳng định mục đích đâm anh Hải đơn giản là chỉ muốn “dậy” cho người hàng xóm một bài học, nhưng không ngờ nạn nhân lại chết.
Tan nát cả hai gia đình
Gia đình bị hại và những nhân chứng trong vụ án đều thừa nhận rằng mâu thuẫn, xích mích giữa anh Hải và bị cáo đúng như tài liệu truy tố viện dẫn. Chỉ có điều trước khi ra tay sát hại người láng giềng, Ánh đã nung nấu ý đồ và quyết chí thực hiện tội phạm đến cùng.
Bằng chứng là khi anh ta đi ra khỏi quán bia đã tạt ngay vào chợ hỏi mượn con dao của một bà bán thịt lợn, nhưng không được người đàn bà đó cho mượn. Rồi ngay cả lúc đã về đến nhà, mặc cho vợ và người thân trong gia đình vợ ngăn cản, Ánh vẫn không hề từ bỏ ý định giết người.
Anh ta lẻn xuống bếp giấu hung khí vào người, rồi hộc tốc đi tìm anh Hải để trút giận. Và khi trở lại quán bia, biết anh Hải đã về, Ánh vẫn truy tìm bằng được và cuối cùng thì ra tay giết hại người hàng xóm ở ngang đường.
Đại diện hợp pháp của bị hại cho rằng chỉ vì một mâu thuẫn rất nhỏ nhặt mà bị cáo nỡ giết chết một người đàn ông là trụ cột trong nhà, khiến người thân của anh Hải phải lâm vào cảnh hai đứa nhỏ mất cha, người vợ trẻ mất chồng và đôi vợ chồng già phải chia lìa đứa con trai hiếu thuận. Với cái lý ấy và cho rằng bị cáo đã mất hết nhân tính nên tất thảy những người thân thích của bị hại đến dự phiên xét xử đều bày tỏ mong muốn tòa án xử phạt bị cáo mức án cao nhất là tử hình.
Tại tòa, vợ Ánh cũng được HĐXX dành cho ít phút. Người đàn bà của hung thủ nghẹn đắng nơi cổ họng và cứ ấp úng mãi không cất nên lời. Nhưng rồi nước mắt vòng quanh, vợ Ánh nói chị ta mồ côi cha từ nhỏ nên cảm nhận rất rõ nỗi đau đớn, thiệt thòi mà vợ con anh Hải đang phải gánh chịu.
Chị chấp nhận làm vợ người đàn ông kém mình vài tuổi và sau đó phải “kéo” Ánh từ Thanh Hóa ra Hà Nội sinh sống bằng nghề mổ chó thuê.
Giữa lúc đứa con của chị còn đang tuổi ăn cháo thì Ánh lại gây ra cái họa chết người này. Người đàn bà của Ánh cũng thẳng thắn giãi bày trước tòa rằng chị ta chẳng có nghề gì. Vì thế, dù chị rất muốn thay chồng bù đắp một phần mất mát đối với gia đình anh Hải, nhưng cũng không thể “kham nổi”. Sau cùng, vợ bị cáo tỏ rõ thái độ buông xuôi: “Thôi thì chồng tôi phạm tội đến đâu, tòa cứ xử đến đó”.
Đỗ Ngọc Ánh bị TAND TP Hà Nội quyết định tuyên phạt tù chung thân, theo đúng tội danh bị truy tố. Không nói được gì trong suốt phiên xét xử, nhưng khi bị cáo bị dẫn giải trở lại trại giam, chị Loan cứ vùng vẫy nhào theo và gào khóc đòi Ánh phải trả lại chồng.
Theo Dantri
Giám định pháp y "lộn" bị hại
Mặc dù người bị hại là Bạch Đăng Sang, nhưng kết quả giám định pháp y lại là một tên khác, tuy vậy cơ quan hành pháp vẫn mang vụ án ra xét xử. Chỉ đến khi không biết tìm bị hại ở đâu thì Hội đồng xét xử mới cho hoãn phiên tòa.
Theo lịch thì vào lúc 13h30' ngày 9/4, Tòa án nhân dân (TAND) TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum) đưa vụ án "cố ý gây thương tích" với bị hại là Bạch Đăng Sang ra xét xử, tuy nhiên đến giờ phút chót, Hội đồng xét xử (HĐXX) buộc phải tuyên hoãn phiên tòa bởi lý do chẳng biết tìm bị hại ở đâu(?).
Trước đó, khoảng 21h30' ngày 16/8/2012, nhóm thanh niên ở làng Plei Tơ Nghia (phường Quang Trung, TP. Kon Tum) gồm Siu Phi ( 1995), Siu Thyl (SN 1997), A Gầm (SN 1994), A Bin (SN 1997), A Luân (SN 1992) và A Sử (SN 1996) tụ tập nhậu tại một quán trên địa bàn.
Thấy Bạch Đăng Sang (SN 1988, trú thôn Phương Quý 1, xã Vinh Quang, TP. Kon Tum) cùng nhóm bạn đi ngang qua. Phi chủ động mời Sang vào làm vài ly giao lưu, nhưng cách mời của Phi đã khiến Sang phật lòng rồi bỏ đi.
Khoảng 23h cùng ngày, nhóm Phi thấy nhóm Sang đang ở nhà nghỉ QuảngNam (phường Quyết Thắng, TP. Kon Tum. Nhóm Phi cầm rựa, mã tấu và gạch đá xông vào chém nhiều nhát khắp người Sang. Sang nén đau bỏ chạy thoát thân.
Nhóm Phi tại phiên tòa
Đến trưa ngày 17/8/2012, nhóm của Phi bị cơ quan Công an bắt giữ. Cùng ngày, thượng tá Trần Thanh Nhã- phó thủ trưởng cơ quan điều tra công an TP. Kon Tum đã ra văn bản số 200, quyết định trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật của bị hại Bạch Đăng Sang.
Tuy nhiên, văn bản số 124/GD-PY ngày 18/8/2012, của Giám định viên pháp y Lê Vĩnh Lạc căn cứ theo quyết định trưng cầu số 200 của Công an TP. Kon Tum để giám định cho Bạch Đăng Sang lại đưa ra một cái tên lạ hoắc: Nguyễn Thành Lâm (sinh năm 1985, trú thôn Phương Quý 1, xã Vinh Quang)với tỷ lệ thương tật tạm thời là 33%?!? Chứ không phải là Sang.
Mặc dù chưa biết thương tật của bị hại Sang có đủ tỷ lệ để truy tố trách nhiệm hình sự cho nhóm Phi hay không, nhưng vào ngày 11/12/2012, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra công an TP. Kon Tum đã lấy kết quả của bản giám định pháp y số 124/GD-PY nói trên để ra bản kết luận điều tra số 15/KLĐT đề nghị truy tố 6 bị can như đã nêu về tội "cố ý gây thương tích" bằng cách "đắp" tỉ lệ 33% thương tật tạm thời của Lâm sang cho Sang?!?.
Biên bản giám định pháp y với tỷ lệ thương tật của Nguyễn Thành Lâm.
Để ra bản cáo trạng số 16/KSĐT ngày 11/1/2013, nhằm truy tố nhóm của Phi, Viện Kiểm sát nhân dân TP.Kon Tum cũng đã lấy "căn cứ" thương tật của Lâm theo bản giám định pháp y số 124 làm tỷ lệ thương tật cho Sang.
Và cơ quan thứ 4 là TAND TP. Kon Tum cũng đã chấp nhận những sai lầm trên để đưa ra xét xử vụ án. Tuy nhiên, khi vụ án được tiến hành đưa ra xét xử thì đã bị hoãn vì công an tìm mãi mà không thấy bị hại Bạch Đăng Sang đang ở đâu.
Bản cáo trạng với tỷ lệ thương tật của Lâm được "đắp" sang cho Sang
Ông Lê Đình Quốc- Đoàn luật sư Gia Lai cho rằng: Vụ án này được đánh giá là có tính chất giản đơn, song ba cơ quan chức năng là Công an, Viện Kiểm sát nhân dân TP. Kon Tum và Hội đồng giám định y khoa tỉnh này đã khẩn trương vào cuộc bất chấp cả ngày nghỉ theo quy định (kết quả giám định pháp y ban hành ngày 18/8/2012 là thứ bảy) liệu có vội vàng không?
Bên cạnh đó, việc cơ quan công an trưng cầu giám định tỉ lệ thương tật bị hại mà gửi đến Hội đồng giám định Y khoa tỉnh Kon Tum là đã gửi sai địa chỉ.
Bởi theo chức năng được quy định thì Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh giám định thương tật, bệnh tật, bệnh nghề nghiệp và khả năng lao động đối với thương binh, bệnh binh, quân nhân phục viên, xuất ngũ bị bệnh cũ, vết thương cũ tái phát, công nhân, viên chức Nhà nước (kể cả biên chế trung ương đóng tại địa phương) và những người được hưởng chính sách, chế độ như thương binh...
"Tại sao cơ quan điều tra có thể nhầm lẫn đưa Nguyễn Thành Lâm đi giám định tỉ lệ thương tích để rồi lấy kết quả thương tích của anh này ấn định là của anh Sang. Câu hỏi được đặt ra ở đây, cơ quan tố tụng dựa vào đâu mà truy tố 6 bị can như đã nêu theo khoản 3 điều 104 BLHS? Nhỡ tỉ lệ thương tích của bị hại dưới 11% thì sao và nếu cơ quan công an không tìm ra bị hại, hay tồi tệ hơn là chẳng còn bị hại nữa thì làm sao xử các bị can trên được- ông Quốc đặt câu hỏi.
Theo Dantri
"Luật giang hồ" len lỏi vào giới làm ăn Không đi đến được những thỏa thuận cuối cùng trong việc phân chia lợi nhuận hoặc bị đối tác "cù nhầy" không trả nợ. Nhiều chủ công ty, doanh nghiệp đã tìm đến các băng nhóm giang hồ để "hợp đồng" đòi nợ thuê nhằm vớt vát số tiền đã hùn hạp trước đó. Một băng nhóm giang hồ vừa tham gia vụ...