Đâu là nguyên nhân ETF mua ròng mạnh kể từ cuối tháng 5?
Tỷ giá ổn định và việc đàm phán Mỹ – Trung được nối lại dường như là 2 nguyên nhân đã thúc đẩy dòng tiền ETF mua mạnh trở lại từ cuối tháng 5.
Ảnh minh họa.
Xu hướng giao dịch của khối ngoại không rõ ràng
Theo quan sát của CTCK SSI, giao dịch mua ròng và bán ròng diễn ra xen kẽ nhau là điểm nhấn của khối ngoại, không tạo động lực rõ nét nâng đỡ chỉ số. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) mua ròng 13 phiên nhưng bán ròng tới 7 phiên trên trong tháng 6.
Trên sàn HOSE, khối ngoại giảm giá trị mua và bán lần lượt 42,7% và 33,3% so với tháng 5, chuyển sang mua ròng 474 tỷ đồng sau khi bán ròng 1,5 nghìn tỷ đồng vào tháng trước. Tuy nhiên tính riêng kênh khớp lệnh, giá trị mua ròng chỉ đạt 52 tỷ đồng, thấp hơn nhiều 4 tháng đầu năm.
BVH, VIC, VJC là các cổ phiếu dẫn đầu nhóm mua ròng với giá trị từ 182 đến 251 tỷ đồng trong khi đó SBT là cổ phiếu ghi nhận mức bán ròng lớn nhất với -515 tỷ đồng, đi cùng với VHM (-341 tỷ đồng) và VNM (- 335 tỷ đồng).
Nhóm quỹ ETF tiếp tục mua ròng
Điểm sáng của thị trường đến từ giao dịch của ETF khi 3 quỹ VFM VN30, Van Eck ETF và DB FTSE mua ròng trên 1,9 nghìn tỷ đồng trong tháng 6. Sau khi mua ròng mạnh trong giai đoạn đầu năm theo tính chất mùa vụ, giao dịch của nhóm ETF chững lại trong tháng 3 và 4 trước khi sôi động trở lại từ cuối tháng 5.
Video đang HOT
Tính từ đầu năm 2019, tổng giá trị mua ròng của 3 quỹ đạt 6,3 nghìn tỷ đồng.
Xu hướng mua ròng của các quỹ ETF kể từ tháng 5 diễn ra khá bất ngờ và không có tính quy luật trong bối cảnh các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn rất thận trọng. Trong nước và trên thế giới cũng không có những sự kiện nào thực sự nổi trội để làm thay đổi cách nhìn nhận của nhà đầu tư nước ngoài về Việt nam. Một lý giải khả dĩ cho xu hướng này, nếu có, là diễn biến tỷ giá.
Đồng VND được duy trì ổn định và có xu hướng tăng giá nhẹ. Khác với thời gian nổ ra chiến tranh thương mại đợt 1 năm 2018, năm nay giới đầu tư đã chuẩn bị từ trước nên sự mất giá của cả đồng CNY và VND đều ít hơn. Trong khi đó tại Thailand, đồng Bath tăng giá rất nhanh và đã lên đến mức cao nhất nhiều năm. Tại Mỹ, FED giảm lãi suất có thể khiến cho đồng USD giảm giá. Khi các đồng tiền nước ngoài đứng trước khả năng giảm giá, việc đầu tư ra nước ngoài là một lựa chọn để gia tăng mức sinh lời.
Một lý giải khác là kỳ vọng đàm phán Mỹ – Trung được nối lại, kéo theo xu hướng đi tìm cơ hội đầu tư ngắn hạn ở các tài sản rủi ro, bao gồm cổ phiếu ở các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam. Dòng vốn đầu tư trên toàn cầu trong nửa cuối tháng 6 đã xuất hiện xu hướng này khi các quỹ ETF có inflow còn các quỹ đầu tư chủ động (active managed funds) vẫn bị rút vốn.
Theo SSI Research, dẫu khó có thể tìm được lý giải chính xác cho dòng vốn ETF tại Việt nam từ giữa tháng 5, điều đáng ghi nhận là dòng tiền này đã vào đều và có giá trị lớn. Nhờ dòng vốn này NĐTNN chuyển sang mua ròng nhẹ trong tháng 6.
Theo Bizlive
Khối ngoại gom mạnh cổ phiếu dầu khí, mua ròng hơn 230 tỷ đồng trong phiên 10/7
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh mua ròng trong phiên 10/7 với tổng giá trị hơn 230 tỷ đồng. Trong đó, khối này khá ưu ái các cổ phiếu dầu khí với tâm điểm mua vào như PLX, GAS, PVS.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào gần 14,7 triệu đơn vị, giá trị 608,63 tỷ đồng, giảm 40,35% về khối lượng và 58,82% về giá trị so với phiên trước đó.
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 10,74 triệu đơn vị, giá trị 416,01 tỷ đồng, giảm 52,92% về khối lượng và 69,19% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 3,95 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 192,62 tỷ đồng, tăng mạnh gần 117% về lượng và 50,92% về giá trị so với phiên trước đó.
Phiên hôm nay, khối này tiếp tục mua ròng mạnh nhất PLX với khối lượng hơn 1 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng 66,87 tỷ đồng. Đứng ở vị trí thứ 2 cũng là cổ phiếu trong nhóm dầu khí - GAS được mua ròng 26,42 tỷ đồng (250.580 cổ phiếu).
Tiếp theo đó, VCB được mua ròng 24,05 tỷ đồng, HVN với 14,59 tỷ đồng, E1VFVN30 với 11,22 tỷ đồng, CTD với 11,15 tỷ đồng, VRE với 11,07 tỷ đồng...
Trái lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất HPG với khối lượng 1,26 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị 27,1 tỷ đồng. Đứng ở vị trí thứ 2, MSN bị bán ròng hơn 8 tỷ đồng (95.170 cổ phiếu).
Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào với khối lượng 1,67 triệu đơn vị, giá trị 37,51 tỷ đồng, cùng tăng gấp hơn 3 lần về lượng và giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra 701.790 đơn vị, giá trị 10,6 tỷ đồng, cùng tăng gấp hơn 7 lần cả về lượng và giá trị so với phiên trước đó.
Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 966.210 đơn vị, giá trị 26,91 tỷ đồng, tăng mạnh 197,78% về lượng và 245,44% về giá trị so với phiên hôm qua.
Trong phiên hôm nay, khối ngoại tập trung mua PVS với khối lượng mua ròng gần 1,27 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị 30,41 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2, TNG được mua ròng hơn 1,5 tỷ đồng (69.100 cổ phiếu).
Ngược lại, khối này bán ròng 17 mã, trong đó DBC dẫn đầu với khối lượng 204.155 cổ phiếu, giá trị bán ròng 4,61 tỷ đồng. Tiếp đó, SHS bị bán ròng hơn 755 triệu đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại mua vào 1,62 triệu đơn vị, giá trị 43,71 tỷ đồng, tăng 61,83% về lượng nhưng giảm nhẹ 3,4% về giá trị so với phiên trước đó.
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 880.270 đơn vị, giá trị 32,14 tỷ đồng, giảm 23,68% về lượng và 35,14% về giá trị so với phiên trước đó.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng 739.440 đơn vị, giá trị tương ứng 11,57 tỷ đồng; trong khi phiên trước đó bán ròng 152.450 đơn vị, già trị 4,3 tỷ đồng.
Phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng 26 mã, trong đó VTP tiếp tục dẫn đầu khi được mua ròng 8,49 tỷ đồng, tương đương khối lượng 61.000 cổ phiếu. Còn BSR là mã được mua ròng mạnh nhất về khối lượng đạt 407.500 cổ phiếu, giá trị 4,99 tỷ đồng.
Ngoài ra, khối ngoại còn mua ròng khá mạnh một số mã khác như LPB với 2,56 tỷ đồng, GVR với 1,27 tỷ đồng, QNS với 1,05 tỷ đồng...
Ngược lại, khối ngoại bán ròng 16 mã, trong đó VEA vẫn bị bán ròng mạnh nhất với 4,41 tỷ đồng, tương đương khối lượng 75.000 cổ phiếu. Tiếp theo là ACV bị bán ròng 1,67 tỷ đồng (20.300 cổ phiếu).
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 10/7, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 5,66 triệu đơn vị; tổng giá trị mua ròng tương ứng 231,1 tỷ đồng, tăng mạnh 184,42% về lượng và tăng 76,25% về giá trị so với phiên đầu tuần (mua ròng 131,12 tỷ đồng).
T.T
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Phiên 9/7: Gom mạnh PLX, khối ngoại tiếp tục mua ròng 131 tỷ đồng Vẫn giữ trạng thái tích cực, khối ngoại mua ròng thêm 127,6 tỷ đồng trên HOSE, 7,8 tỷ đồng trên HNX và chỉ bán ra nhẹ 4 tỷ đồng trên UpCoM. Trên HOSE, giá trị giao dịch, khối ngoại tăng mạnh do ảnh hưởng từ giao dịch thỏa thuận nội khối hơn 7 triệu cổ phiếu VNM. Cụ thể, khối này thực hiện...