Đâu là lý do thực sự khiến Trung Quốc ngang ngược, hung hăng ở Biển Đông?
Hành động của TQ trên Biển Đông hiện nay một phần là do quy mô, khả năng và kinh nghiệm hoạt động trên biển của hải quân và cảnh sát biển TQ đã tăng nhanh.
Trung Quốc sở hữu 12 tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Nga (trong hình), đã 2 lần tổ chức tập trận chung với Nga có khoa mục săn ngầm với quân xanh là tàu ngầm lớp Kilo. Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh sản xuất hàng loạt tàu ngầm thông thường lớp Nguyên.
Tờ “Thời báo Tài chính” Anh ngày 25 tháng 6 đăng bài viết nhan đề “Cuộc chiến trên Biển Đông”. Bài viết cho rằng, từ Philippines đến Mỹ, các chuyên gia đều đang cố gắng trả lời một câu hỏi: Tại sao Trung Quốc hiện nay lại sử dụng tư thế cứng rắn (hung hăng, hiếu chiến) đối với yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông?
Chuyên gia các vấn đề an ninh châu Á, Rory Medcalf, Học viện chính sách quốc tế Lowy, Australia hình dung vấn đề này là “vấn đề trị giá nghìn tỷ USD”.
Theo bài báo, một số người cho rằng, đây là một nước lớn mới nổi đang phô diễn sức mạnh hải quân mới của họ (thực chất là hung hăng, đe dọa, hiếu chiến, khủng bố), cũng có người thấy được một ý đồ táo tợn hơn – gạt bỏ hải quân Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương, nơi mà hải quân Mỹ luôn đóng vai trò chủ đạo từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Trong sự kiện xung đột mới nhất (Trung Quốc xâm lược vùng biển chủ quyền Việt Nam), rất nhiều tàu chiến, tàu cảnh sát biển, tàu cá của Trung Quốc và Việt Nam đang đối đầu với nhau (trong đó, Việt Nam thực thi pháp luật, Trung Quốc ra sức đâm húc, đâm chìm tàu Việt Nam – không khác gì khủng bố trên biển) ở khu vực quần đảo Hoàng Sa (thực chất là ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam).
Bài báo cho rằng, tháng 4 năm 2012, sau khi trải qua 1 tháng đối đầu căng thẳng, tàu Trung Quốc đã đoạt (cướp) lấy quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ tay Philippines.
Hải quân Trung Quốc mới có trong biên chế 3 tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 thì đều biên chế cho Hạm đội Nam Hải và triển khai ở Biển Đông.
Mỹ thừa nhận, cùng với sự phát triển không ngừng của sức mạnh quân sự Trung Quốc, nó sẽ đóng vai trò quan trọng hơn ở khu vực này. Có một số người cho rằng, Trung Quốc cảm thấy, Mỹ can thiệp ở “sân sau” của họ ngày càng nghiêm trọng, họ đưa ra phản ứng đối với điều này.
Trong thời gian Bush “con” cầm quyền, Mỹ tập trung vào Iraq và Afghanistan, làm cho rất nhiều quốc gia châu Á lo ngại họ đã coi nhẹ hải quân và lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc ngày càng mạnh.
Chuyên gia Chris Johansson, Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế Mỹ, người từng đảm nhiệm các vấn đề Trung Quốc của CIA Mỹ cho rằng: “Xuất phát từ góc độ tính toán chiến lược hoặc quân sự, Trung Quốc nhìn mọi phía, phát hiện từ quần đảo Nhật Bản đến Philippines, đã hình thành một mạng lưới đồng minh hoặc bố trí quốc phòng khác của Mỹ, Trung Quốc bị bao vây trong đó”.
Video đang HOT
Một số chuyên gia cho rằng, sự táo tợn của Trung Quốc đến từ một nhận thức: Chính quyền Obama sẽ không mạo hiểm trong vấn đề Biển Đông và gây xung đột với Trung Quốc, chỉ có nổ ra xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản (đồng minh chủ yếu của Mỹ ở châu Á) thì mới dẫn đến hành động quân sự của Mỹ.
Tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo là khoa mục ưa thích của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc, địa điểm tập trận (trái phép) thường là ở quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Một số quan chức Mỹ cho rằng, thái độ cứng rắn (hung hăng, dọa nạt, hiếu chiến, côn đồ) của Trung Quốc sẽ đẩy láng giềng của họ về phía Mỹ, nhưng xét đến Trung Quốc đóng vai trò quan trọng – đối tác thương mại của ASEAN, các nhà quan sát khác không lạc quan như vậy.
Khi được hỏi Trung Quốc phải chăng đẩy Việt Nam vào quỹ đạo của Mỹ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam nói: “Tôi không cảm thấy như vậy. Chúng tôi giữ trung lập… Chúng tôi không chọn đứng về bên nào”. Vì vậy, chuyên gia Chris Johansson cho rằng, bất kể thế nào Mỹ cần gấp “túi công cụ nâng cấp” để ứng phó với thách thức từ Trung Quốc.
Theo bài báo, Trung Quốc sở dĩ có thể triển khai hành động quả quyết hơn nhiều ở Biển Đông, một phần là do quy mô, khả năng và kinh nghiệm hoạt động trên biển của hải quân và cảnh sát biển Trung Quốc đã tăng lên nhanh chóng.
Tuy những năm gần đây, các loại chi tiêu quân sự đều tăng nhanh, nhưng hải quân là lực lượng được chính quyền Trung Quốc đầu tư nhiều nhất, mục đích là để Trung Quốc đạt được tham vọng “cường quốc biển” thực sự.
Trong hơn mười năm qua, hải quân Trung Quốc đã mở rộng quy mô, đồng thời đã sử dụng tàu ngầm, tàu khu trục và đổ bộ tiên tiến mới hơn thay thế cho các tàu cũ. Mỹ dự đoán, Trung Quốc năm nay sẽ sử dụng tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn tương đối mới để triển khai tuần tra răn đe hạt nhân lần dầu tiên.
Trung Quốc đã triển khai nhiều tàu khu trục 052B/C/D ở Biển Đông, được biết gồm có: tàu khu trục Quảng Châu và Vũ Hán Type 052B, tàu khu trục Lan Châu và Hải Khẩu Type 052C, tàu khu trục Côn Minh Type 052D. Trong hình là tàu khu trục Hải Khẩu, số hiệu 171, Type 052C thuộc Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc, hiện đang tham gia tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2014 do Mỹ tổ chức.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là tàu được mua từ Ukraine, sau đó tân trang, đặt tên là Liêu Ninh. Năm 2013, tàu sân bay Liêu Ninh lần đầu tiên đã tiến hành diễn tập liên hợp với các tàu khác ở Biển Đông. Ngoài ra, hải quân Trung Quốc luôn tiến hành tập trận trên biển có tham vọng hơn, nhằm tăng cường khả năng hoạt động ở biển xa.
Tháng 10 năm 2013, ba hạm đội lớn của Trung Quốc tổ chức diễn tập liên hợp ở “vùng biển của Philippines”, đây là các cuộc tập trận có quy mô lớn nhất của hải quân Trung Quốc ở vùng biển quốc tế. Chuyên gia Gary Li nghiên cứu hải quân Trung Quốc của HIS Maritime cho rằng, một sự thay đổi quan trọng là, số lượng tàu tiếp tế hỗ trợ cho hải quân Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ biển xa tăng lên.
Gary Li nói thêm, quy mô hạm đội của Cảnh sát biển Trung Quốc cũng đang mở rộng nhanh chóng, số lượng tàu đã tăng gấp đôi trong 10 năm qua, đạt 60 chiếc. Chỉ trong năm 2014 đã có 11 tàu đi vào hoạt động, ngoài ra cũng đã đặt mua 38 chiếc.
Tháng 5 năm 2013, Hải quân Trung Quốc cho cả 3 hạm đội lớn (Hạm đội Nam Hải, Hạm đội Đông Hải, Hạm đội Bắc Hải) tập trận quy mô lớn trên Biển Đông.
Đầu năm nay, trong quá trình đến Ấn Độ Dương tổ chức diễn tập, hải quân Trung Quốc đã lần đầu tiên đi xuyên qua eo biển Sunda giữa 2 đảo chính của Indonesia, cho thấy phạm vi gây ảnh hưởng ngày càng rộng. Năm 2013, hạm đội Trung Quốc cũng lần đầu tiên chạy xuyên qua eo biển Soya giữa Nhật Bản và Nga.
Báo chí Trung Quốc cho rằng, điều này có nghĩa là hải quân Trung Quốc đã thực hiện mục tiêu có khả năng chọc thủng chuỗi đảo thứ nhất. Chuỗi đảo thứ nhất phân tách duyên hải của Trung Quốc với Thái Bình Dương rộng lớn hơn.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc mở rộng căn cứ trái phép ở Hoàng Sa để triển khai mọi loại máy bay?
Những dấu hiệu này cho thấy, hải không quân Trung Quốc có khả năng biến đảo Phú Lâm (của Việt Nam) thành căn cứ quân sự tổng hợp lớn hơn.
Đường băng sân bay trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - quần đảo này bị Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược năm 1974
Mạng "Kanwa Defense Review" Canada ngày 25 tháng 6 đưa tin, sau năm 2013, đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc dùng vũ lực cướp, chiếm vào năm 1974) được Trung Quốc tiếp tục mở rộng (trái phép), bến cảng mới bắt đầu đưa vào sử dụng, đường băng sân bay đang sửa chữa lại (trái phép).
Theo bài báo, những dấu hiệu này cho thấy, hải không quân Trung Quốc có khả năng biến đảo Phú Lâm (của Việt Nam) thành căn cứ quân sự tổng hợp lớn hơn.
Bài báo cho rằng, hình ảnh vệ tinh cho thấy, cảng mới xây dựng (trái phép) đã được bắt đầu sử dụng vào năm 2013, cảng mới này đã bị Trung Quốc bắt đầu thi công (trái phép) từ năm 2011, đảo Phú Lâm đã có 2 bến cảng, ở cảng mới đã xây (trái phép) đê chắn sóng rất dài.
Ba mặt cảng dài 364 m, 270 m và 250 m; độ rộng của lối vào ở đê chắn sóng là 107 m, đủ để cho đỗ (trái phép) bất cứ loại tàu chiến mặt nước cỡ lớn nào của hải quân Trung Quốc, hình ảnh cho thấy cảng này đã cho đỗ các loại tàu quân sự khác nhau.
Máy bay chiến đấu J-10 của Không quân Trung Quốc
2 cảng khác có đê dài khoảng 400 m, đê chắn sóng có độ rộng ra vào là 189 m, 92 m, hiện nay hầu như đều là cảng lưỡng dụng. Xây dựng (trái phép) nhiều bến cảng hơn có thể thấy Hải quân Trung Quốc cần bến cảng chuyên dụng, công trình ở bờ biển cảng mới vẫn đang thi công (trái phép), từ bề ngoài và tiêu chuẩn của các công trình có thể thấy, đó là các công trình hải quân.
Sân bay cũng đang được Trung Quốc sửa chữa (trái phép), đường băng đã tiếp tục tiến hành xây nền (trái phép), đã có khả năng sử dụng vật liệu xi măng cứng hơn, hầu như đã được đặt nhiều bê tông màu vàng hơn, đường băng sân bay máy bay ném bom của không quân Trung Quốc có độ dày lớn hơn sân bay máy bay chiến đấu, để máy bay quân dụng cỡ lớn cất hạ cánh.
Chẳng hạn, yêu cầu về đường băng của máy bay ném bom H-6 khác với máy bay chiến đấu. Độ dài của đường băng hoàn toàn không thay đổi, đều là 2.500 m, đủ để cất hạ cánh bất cứ máy bay quân sự hiện có nào của không quân Trung Quốc, trong đó có H-6.
Máy bay ném bom H-6 Trung Quốc
Khu vực đường băng sân bay có 4 kho dầu và 2 bộ ăng ten radar cỡ lớn, lồng chỉnh lưu 2 bộ ăng ten radar có đường kính lần lượt là 23 m, 16 m.
Thao khảo công nghệ radar của sự kiện máy bay Malaysia mất tích lần này, ở căn cứ không quân Gong Kedak cũng đã phát hiện lồng chỉnh lưu radar cỡ lớn, đường kính chỉ 19 m, radar đối không tiên tiến nhất của không quân Malaysia là radar RAT-31DL 3D, do tập đoàn Finmeccanica SELEX sản xuất, khoảng cách dò tìm là 500 km.
Do đó, có thể thấy, radar lắp (trái phép) ở đảo Phú Lâm là tương đối lớn. Tính theo khoảng cách dò tìm thông thường 500 km, nó đã bao quát vùng trời đảo Hải Nam, miền trung và miền nam Việt Nam, phía nam Biển Đông.
Theo bài báo, động thái tiến hành sửa chữa lại sân bay là đáng chú ý rất lớn, phải chăng giống như sân bay lưỡng dụng Shigatse ở Tây Tạng, trong tương lai sẽ triển khai thường xuyên (trái phép) số lượng nhỏ máy bay chiến đấu? Thực hiện chế độ luân phiên?
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 Trung Quốc
Theo Giáo Dục
Hội hữu nghị Việt Nam Campuchia quyên góp vì biển đảo Ngày 24/6/2014, tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia đã tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác tổ chức và xây dựng Hội ở cơ sở . Ảnh minh họa. Tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Văn Rảnh, Ủy viên thường vụ Thành ủy; ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương...