Đâu là khoản đầu tư tệ nhất của Tencent?
Trên thị trường tài chính, việc Tencent tự mua lại cổ phiếu của chính mình được gọi là hành động “bắt dao rơi”, khi càng mua giá càng giảm.
Ảnh: Bloomberg
Tác giả Tim Culpan thuộc chuyên mục Bloomberg Opinion có nhận định như trên là vì hãng Tencent Holdings liên tiếp mua lại cổ phiếu của họ suốt sáu tuần qua. Cuộc “phiêu lưu” bắt đầu vào ngày 7.9 với số lượng nhỏ là 22.700 cổ phiếu ở mức giá 311,5 đô la Hồng Kông/cổ phiếu. Đến sáng 11.10, giá cổ phiếu Tencent đã giảm 15% so với mức trên.
Đây không phải phần tệ nhất. Đợt mua lại cổ phiếu đầu tiên của Tencent trong 4 năm thậm chí còn đắt đỏ hơn. Giới quản lý hãng tậu cổ phiếu với giá cao đến 329,6 đô la Hồng Kông/cổ phiếu cách đây chỉ hai tuần. Cổ phiếu hiện đã giảm 20% so với mức đó.
Tencent càng mua lại cổ phiếu, giá cổ phiếu càng rơi
Video đang HOT
ẢNH: BLOOMBERG
Tính đến ngày 10.10, chỉ 33 ngày sau khi Tencent thực hiện đợt mua đầu tiên, hãng bỏ ra 807 triệu đô la Hồng Kông, tương đương 103 triệu USD để mua 2,56 triệu cổ phiếu. Con số này tương đương 315,49 đô la Hồng Kông/cổ phiếu.
Từ đầu năm đến giờ, hãng internet Trung Quốc cũng mua cổ phiếu của một loạt doanh nghiệp, từ nhà cung ứng dịch vụ dựa trên địa điểm cho đến startup giao hàng tạp hóa. Tuy nhiên, kiếm lời từ chính cổ phiếu của mình hóa ra lại là chuyện hãng không làm nổi.
Thực tế thì việc doanh nghiệp mua lại cổ phiếu không phải là để kiếm tiền từ chính cổ phiếu của họ. Hoạt động có mục tiêu hỗ trợ giá cổ phiếu, phát tín hiệu tự tin. Song chiến lược này cũng thất bại.
Cổ phiếu Tencent có lúc hạ thấp về mốc 265 đô la Hồng Kông/cổ phiếu hôm 11.10. Số cổ phiếu Tencent mua của chính hãng mất giá 16% trong chưa đến 6 tuần. Nếu tính ra cả năm, đó là khoản lỗ đến 85%.
Theo thanhnien.vn
TTCK Việt Nam: Ồ ạt bán tháo, tràn ngập sắc đỏ
Chứng kiến sự "tháo chạy" của nhà đầu tư tại nhiều thị trường thế giới trước cơn hoảng loạn "đỏ đẫm" tại phố Wall, ngày 11/10, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam không còn giữ được bình tĩnh. Hàng trăm cổ phiếu la liệt nằm sàn, bảng giao dịch "nhuốm" màu đỏ rực, nhà đầu tư muốn "ồ ạt" bán tháo bằng mọi giá khiến Vn-Index bị thổi bay gần 50 điểm. Thị trường nhạy cảm còn tâm lý nhà đầu tư hoang mang.
TTCK Việt Nam chứng kiến cơn lao dốc và hoảng loạn, nhiều nhà đầu tư lo lắng lặp lại kịch bản chu kỳ 10 năm. ảnh: Minh Châu
Phản ứng tiêu cực...
Diễn biến phiên sáng 11/10, VNdex "rớt" đài gần 50 điểm, khiến cả thị trường hoang mang. Tại các diễn đàn, chuyên trang chứng khoán, giới phân tích ra sức trấn an thị trường. Tất cả đều cho rằng, đây là phản ứng tiêu cực và thái quá trước diễn biến ngày thứ tư "đỏ đẫm" của thị trường phố Wall và các TTCK trên thế giới. (Bởi kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, 10/10 chỉ số Dow Jones mất hơn 800 điểm, chỉ số S&P 500 mất gần 85 điểm; chỉ số Nasdaq Composite đánh rơi 315.97 điểm. Hơn 1,000 cổ phiếu Trung Quốc "nằm sàn", Shanghai Composite rớt ngưỡng 2,600 điểm).
Sang đến phiên chiều, sự bình tĩnh đã phần nào trở lại, tuy nhiên lệnh bán vẫn tung ra ồ ạt. Chốt phiên, VN-Index dừng ở 945.89 điểm, giảm 48.07 điểm ứng 4.84%. HNX-Index chốt phiên ở mức 107.17 điểm, giảm 6.59 điểm ứng với 5.79%.
"Dù may mắn thị trường vẫn có một phiên thanh khoản tốt với tổng giá trị giao dịch đạt trên 9. 180 tỷ đồng (khối ngoại bán ròng mạnh hơn 336 tỷ đồng trên toàn thị trường) nhưng phiên giảm mạnh này đã "thổi bay" thành quả của rất nhiều cổ phiếu. Hơn nữa nó còn tạo ra nguy cơ kích hoạt vòng xoáy cắt lỗ hoặc margin call trong các phiên tới đây. Với diễn biến yếu như hôm nay thì có khả năng sau đây thị trường tăng trở lại chỉ là phục hồi kỹ thuật", Bản tin cuối ngày BVSC nhận xét. Điều này khiến giới đầu tư cực kỳ lo cho diễn biến những ngày tiếp theo.
Trước biến động mạnh này, lãnh đạo các công ty chứng khoán đã phải lên tiếng trấn an. Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) nhìn nhận: (TTCK) Việt Nam ngày 11/10 đã có phiên giảm sâu và phản ứng tiêu cực giống như các (TTCK) trên thế giới trước phiên tác động giảm trung bình 3,15% của chứng khoán Mỹ mà chưa rõ nguyên nhân. Ông Hưng cho rằng, nhà đầu tư nên bình tĩnh và không nên hoảng loạn tại lúc này. "Giống như đi chữa bệnh nếu chẳng may mắc bệnh, ngoài nghe lời bác sỹ để điều trị thì cần bình tĩnh chứ không nên hoảng loạn", chủ tịch SSI khuyên.
Nhận xét về cú sốc giảm điểm mạnh của thị trường phiên này, ông Nguyễn Xuân Bình - Phó Giám đốc khối phân tích của CTCK Bảo Việt cho rằng, nguyên nhân trực tiếp đến từ những biến động trên TTCK thế giới, đặc biệt là Mỹ. Bên cạnh đó, TTCK Việt Nam đang ở trong những nhịp điều chỉnh tác động tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư. Ông Bình phân tích: Ngoài những tác động trên, hiện tâm lý nhà đầu tư tại Việt Nam còn đang chịu tác động tiêu cực từ các thông tin ảnh hưởng tới dòng tiền vào thị trường vốn, thông tin về cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, cộng thêm áp lực tỷ giá và lãi suất đang có xu hướng tăng.
Lo sợ chu kỳ "đen tối" lặp lại?
Hiện, giới phân tích kỹ thuật tại Việt Nam cũng như quốc tế đang bàn luận với nhau khá sôi nổi về sự tồn tại của một chu kỳ 10 năm trên VN-Index. Theo đó, nỗi sợ kịch bản 2007-2008 đang chi phối một bộ phận không nhỏ nhà đầu tư. Trên các diễn đàn, đây là chủ đề được rất nhiều người quan tâm và tranh cãi. Bởi ai cũng nhớ sau cơn mưa tiền hơn 5 tỷ USD đổ vào TTCK cách đây 10 năm, VN-Index từng có lúc cắm mặt đi xuống đến vài năm không quay đầu trở lại.
Giới phân tích nhận định: Dưới góc độ thuần túy về phân tích kỹ thuật giới phân tích lưu ý xác suất xảy ra kịch bản "tồi tệ" đó là VN - Index sẽ rơi một mạch về ngưỡng 650 điểm. Tuy nhiên, điều này khả năng sẽ không xảy ra, bởi ngưỡng kháng cự mới cho VN-Index được dự báo sẽ là mốc 880 điểm. Có một sự thực, đó là từ đầu năm đến nay, dòng tiền thực của nhà đầu tư nội "xuất kho" từ các khoản tiền gửi tiết kiệm ngân hàng đổ vào chứng khoán không hề nhỏ.
Trước diễn biến rơi sốc của TTCK phiên sáng 11/10, ông Andy Ho, Giám đốc điều hành kiêm Trưởng Bộ phận đầu tư Tập đoàn VinaCapital lại lạc quan cho rằng, đây là cơ hội cho nhà đầu tư mua vào cổ phiếu trên thị trường.
"TTCK Việt Nam đi xuống là do ảnh hưởng bởi xu hướng chung của thị trường thế giới và điều này không đáng lo ngại. Bởi nền kinh tế của Việt Nam hiện nay tăng trưởng tương đối ổn định, GDP tăng trưởng từ 6.5-7%/năm, năm nay tăng trưởng gần 7%. Đặc biệt, Việt Nam có thể được xem xét đưa từ thị trường cận biên vào thị trường mới nổi và nếu vào danh sách đó thì các quỹ sẽ đầu tư vào Việt Nam với khoảng 10 tỷ USD", ông Andy Ho phân tích.
Theo ông, vừa qua khi thị trường tiền tệ đi xuống, ở Đông Nam Á chỉ có 2 thị trường là Thái Lan và Việt Nam không đi xuống mạnh, do dự trữ của Việt Nam cao và do tiền USD vay thương mại ít. Rõ ràng VND mất giá không phải do kinh tế mà do Nhà nước muốn Việt Nam cạnh tranh hơn về xuất khẩu so với các nền kinh tế khác.
Đại diện Công ty Chứng khoán BVSC đưa ra 2 kịch bản. Trong kịch bản thứ nhất, VN-Index giữ thành công mốc 950 điểm thì xu hướng tăng ngắn hạn sẽ được duy trì. "Đây là mốc quan trọng quyết định thị trường có quay lại tăng điểm không?". Kịch bản thứ hai, có phần tiêu cực, vùng hỗ trợ quanh 950 của VN-Index bị thủng, thị trường sẽ đánh mất xu hướng tăng và lao dốc về lại vùng 880 điểm. Với diễn biến của các yếu tố ngoại biên hiện tại, thị trường dự báo "rơi" vào kịch bản thứ hai nhiều hơn.
Khánh Huyền
Theo tienphong.vn
Quý IV, lường sớm khả năng lãi suất tăng Biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ luôn có mối liên hệ tức thời với diễn biến trên thị trường chứng khoán. Lãi suất tăng sẽ làm tăng sức hút dòng tiền vào ngân hàng và đây được cho là một trong những yếu tố tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán. Tuy vậy, nhiều chuyên gia cho rằng,...