Đâu là dự án vũ khí “liều lĩnh nhất và phức tạp nhất” của Trung Quốc?
Nhìn chung, 2016 là một năm bận rộn với ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc khi nước này tiếp tục xúc tiến các chương trình vũ khí lớn để hiện đại hóa quân đội.
Đâu là dự án vũ khí “liều lĩnh nhất và phức tạp nhất” của Trung Quốc?
Trong cuộc phỏng vấn với đài Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin đã đánh giá chi tiết các chương trình vũ khí của Bắc Kinh trong năm qua, trong đó có đề cập tới dự án phức tạp nhất mà họ đang tiến hành.
“Trong năm 2016, những chiếc tiêm kích thế hệ năm J-20 đầu tiên đã được chuyển giao cho Không quân Trung Quốc”, ông Kashin nói, “đây hiện là dự án liều lĩnh nhất và phức tạp nhất về mặt kỹ thuật đối với ngành công nghiệp Trung Quốc, có thể thấy rõ qua kinh nghiệm của người Mỹ khi thử nghiệm và thực hiện từng bước trong chương trình máy bay chiến đấu thế hệ 5.
J-20 là tiêm kích tàng hình thế hệ năm do Tập đoàn hàng không vũ trụ Thành Đô phát triển cho Không quân Trung Quốc và được đưa vào trang bị từ năm 2016.
Theo giới chuyên gia, khó có thể nói trước khi nào J-20 sẽ sẵn sàng tác chiến nhưng chương trình này có vẻ đang diễn ra theo đúng kế hoạch.
“Các đơn vị chiến đấu của Không quân Trung Quốc có vẻ tiếp nhận J-20 nhanh hơn Không quân Nga. Song, cũng cần lưu ý rằng, các máy bay chiến đấu thế hệ 4 sẽ trở thành xương sống trong lực lượng tấn công đường không của cả Nga và Trung Quốc trong nhiều năm tới” – ông Kashin cho hay.
Theo ông Kashin, dự án J-31 được đánh giá là ít rủi ro hơn dự án J-20, nhưng tốc độ phát triển chương trình này trong năm 2016 đã chậm lại. Trong lúc này, Trung Quốc vẫn tiếp tục sản xuất hàng loạt tiêm kích đa năng hạng nhẹ J-10 và thử nghiệm thành công tiêm kích Shenyang J-11D.
J-11D được xem là mẫu máy bay tốt nhất mà Trung Quốc từng chế tạo trên nền tảng Su-27 và sắp được đưa vào sản xuất hàng loạt.
Video đang HOT
Trong khi đó, “lực lượng vận tải hàng không của Trung Quốc tiếp nhận 2 mẫu máy bay mới, gồm máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 và cỡ trung Y-9.
Việc Trung Quốc chế tạo được mẫu máy bay vận tải hạng nặng đầu tiên được xem là một bước đột phá lớn. Trung Quốc đã trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới (cùng Mỹ và Nga) có khả năng sản xuất các máy bay loại này”.
Bên cạnh những dự án tham vọng trong lĩnh vực hàng không quân sự, cũng trong năm 2016, Trung Quốc tiếp tục đóng hàng loạt tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type 052D. Bắc Kinh dự kiến sẽ trang bị ít nhất 14 chiếc tàu loại này.
Hình ảnh tàu sân bay Trung Quốc đang được thi công.
Ngoài ra, nước này đang chế tạo 2 tàu sân bay để bổ sung cho chiếc Liêu Ninh trong biên chế Hải quân Trung Quốc. Ông Kashin cho biết, một trong hai chiếc tàu sân bay nội địa của Trung Quốc dự kiến sẽ được đưa vào biên chế “trong tương lai gần”.
Năm 2016 còn là năm Trung Quốc tiếp tục phát triển các loại vũ khí chiến lược. Bắc Kinh đã tiến hành các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa, trong đó có tên lửa nhiên liệu rắn thế hệ mới DF-41. Các kỹ sư Trung Quốc còn nghiên cứu cải tiến tên lửa DF-31 và nâng cấp tên lửa DF-5.
Bên cạnh đó, những hình ảnh đầu tiên về tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Project 09-IVA của Trung Quốc cũng đã xuất hiện trong năm 2016.
Cùng với Không quân và Hải quân, lục quân Trung Quốc trong năm qua đã tiếp nhận các hệ thống phòng không, hệ thống điều khiển và trinh sát, cùng với các loại xe địa hình, xe bọc thép và các hệ thống pháo mới. Tuy nhiên, theo ông Kashin, lục quân Trung Quốc vẫn còn một lượng lớn vũ khí lỗi thời.
“Nâng cấp cơ sở kỹ thuật của lực lượng vũ trang, đặc biệt là Không quân và Hải quân, sẽ trở thành trọng tâm trong nỗ lực cải cách quân đội của Trung Quốc năm 2017 – ông Kashin nhận định.
Theo Soha News
Trung Quốc có thể đã biên chế tiêm kích tàng hình J-20
Số hiệu và dải phản quang trên đuôi tiêm kích tàng hình J-20 cho thấy loại máy bay hiện đại này nhiều khả năng đã được biên chế vào không quân Trung Quốc.
Những hình ảnh chụp tiêm kích tàng hình J-20 vừa được lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy nước này nhiều khả năng đã biên chế chính thức loại chiến đấu cơ thế hệ 5 này vào Không quân Trung Quốc (PLAAF), Sinangày 7/12 đưa tin.
Một bức ảnh chụp đuôi tiêm kích J-20 cho thấy số hiệu 78271. Chỉ các máy bay đang được các đơn vị không quân vận hành mới mang số hiệu nhận dạng kiểu này.
Bên cạnh đó, phần đuôi đứng của máy bay cũng được sơn các dải băng phản quang để giúp phi công tránh đâm vào nhau trong quá trình bay biên đội ban đêm. Những bản thử nghiệm J-20 trước đây hoàn toàn không có đặc điểm này.
Nếu được xác nhận, PLAAF sẽ trở thành lực lượng thứ hai trên thế giới đưa tiêm kích thế hệ 5 vào biên chế chính thức, chỉ sau Mỹ với mẫu F-22 và F-35.
Các dòng máy bay tàng hình thế hệ 5 khác như PAK-FA của Nga, Mitsubishi X-2 Shinshin của Nhật hay KFX-201 của Hàn Quốc vẫn đang trong quá trình nghiên cứu thử nghiệm. Không quân Nga dự kiến biên chế tiêm kích PAK-FA vào năm 2018.
J-20 được quảng bá là mẫu máy bay thế hệ 5 tối tân do Trung Quốc tự thiết kế và sản xuất, có khả năng đọ sức ngang ngửa cùng các tiêm kích tàng hình hiện đại nhất của Mỹ.
J-20 mang tới cho PLAAF khả năng thực hiện nhiệm vụ tấn công tầm xa nhằm vào hàng loạt căn cứ không quân, tàu sân bay, máy bay cảnh báo sớm và tiếp dầu của đối phương. Đây đều là những thành phần quan trọng để Mỹ và đồng minh triển khai sức mạnh quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương.
Đối với Mỹ, J-20 tạo nên mối đe dọa nghiêm trọng nếu xảy ra xung đột ở eo biển Đài Loan hoặc nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Ngoài ra, J-20 sẽ tạo nên sự xoay chuyển rất lớn trong cán cân quân sự tại khu vực Đông Á, giúp Trung Quốc có lợi thế trước Nhật Bản và Hàn Quốc.
Dù J-20 có nhiều đặc điểm của máy bay thế hệ thứ 5, Bắc Kinh vẫn chưa thể làm chủ công nghệ chế tạo động cơ và hệ thống điện tử phức tạp, buộc họ phải đặt mua 24 tiêm kích Su-35S của Nga.
Động cơ Saturn AL-41F1S, radar Irbis-E và hệ thống thiết bị tác chiến điện tử của Su-35S là yếu tố Trung Quốc đang rất thèm muốn.
Truyền thông Trung Quốc tung hô J-20 là một "tuyệt tác" của ngành hàng không quân sự nước này, có thể đánh bại tiêm kích tàng hình hiện đại F-22 của Mỹ.
Tuy nhiên, nếu J-20 thực sự mạnh như quảng bá, Trung Quốc chắc hẳn đã không phải ký hợp đồng mua tiêm kích thế hệ 4 của Nga như vậy, cây bút Dave Majumdar của National Interest nhận định.
Tử Quỳnh
Ảnh: Sina
Theo VNE
Sở hữu J-20 tối tân, Trung Quốc vẫn quyết mua tiêm kích Su-35 Nga Bất chấp tuyên bố hoành tráng về khả năng của tiêm kích tàng hình J-20, Trung Quốc vẫn chọn mua 24 máy bay Su-35 của Nga trị giá 2 tỷ USD. Tiêm kích đa năng Su-35 của Không quân Nga. Ảnh: National Interest. Sau khi Trung Quốc ra mắt tiêm kích tàng hình J-20 bằng màn biểu diễn hoành tráng tại triển lãm...