Đâu là đội bóng chơi xấu nhất lịch sử?
Real của Mourinho những năm 2010-2013 hay tuyển Hà Lan của World Cup 2010 được liệt vào hàng ngũ những tập thể chơi xấu nhất lịch sử thế giới bóng đá đỉnh cao.
Có rất nhiều đội bóng nổi tiếng trên thế giới sẵn sàng làm tất cả để chiến thắng, kể cả việc chơi thứ bóng đá xấu xí nhất.
Atletico Madrid có Simeone và Diego Costa
The Athletic tin rằng nếu nói về những đội bóng chơi xấu nhất lịch sử bóng đá thế giới, không thể không kể đến một tập thể có Diego Simeone trên băng ghế chỉ đạo và Diego Costa trong đội hình.
Simeone và Costa là hai đại diện tiêu biểu cho tiểu xảo và sự xấu chơi trong bóng đá đỉnh cao. Ảnh: Getty.
Khi được hỏi về việc bất chấp mọi thủ đoạn để giành chiến thắng, HLV Simeone đã xác nhận điều này: “Chiến thắng là quan trọng nhất và tôi không quan tâm đến những điều khác”. Còn với Costa, anh rõ ràng là một trong những trung phong chơi xấu nhất bóng đá đỉnh cao trong một thập niên trở lại đây.
Hai trận đấu với Liverpool ở vòng 16 đội Champions League mùa này cũng là minh chứng rõ ràng cho lối đá Atletico. Ở trận lượt đi trên sân Wanda Metropolitano, ngay từ phút thứ 2, người ta đã thấy các cầu thủ Atletico có pha vào bóng mang tính dằn mặt với Joe Gomez.
Angel Correa cố tình triệt hạ Virgil Van Dijk, một mình Costa chơi tiểu xảo với 4 cầu thủ Liverpool hay Morata cố giả vờ đau để câu giờ là những minh chứng sống động nhất.
Hà Lan, World Cup 2010
“Cơn lốc màu da cam” đã tự làm tổn hại danh tiếng của mình khi trình diễn một lối chơi xấu xí nhất trong lịch sử nền bóng đá. HLV Bert van Marwijk gần như đã phản bội lại mọi nguyên tắc nền tảng của bóng đá đẹp Hà Lan.
Họ chơi phòng ngự, không ngần ngại vào bóng quyết liệt trên mức cần thiết để phá lối chơi đối thủ. Trận chung kết World Cup với Tây Ban Nha là đỉnh cao của sự xấu xí đó.
Nigel de Jong tung cú karate nổi tiếng vào ngực Xabi Alonso, pha bóng mà sau đó trọng tài Howard Webb thừa nhận mình đã sai khi không rút thẻ đỏ trực tiếp thay vì thẻ vàng. Hà Lan kết thúc trận chung kết với tổng cộng 9 thẻ vàng và 1 thẻ đỏ cho riêng trung vệ Johnny Heitinga.
Video đang HOT
Nigel de Jong và cú đạp được coi là vết nhơ trong lịch sử bóng đá Hà Lan.
Cố huyền thoại Johan Cruyff đã gọi thứ bóng đá của tuyển Hà Lan năm đó là “xấu xí, dơ bẩn, thô tục” và “phản bóng đá”. Thất bại 0-1 trước Tây Ban Nha chỉ càng làm tổn hại danh tiếng của bóng đá Hà Lan.
Argentina, World Cup 1990
“Nếu Argentina tiếp tục thi đấu như thế này, FIFA sẽ phải cấm họ tham dự kỳ World Cup tiếp theo, điều đó là chắc chắn”. Khi BLV John Motson bình luận trên sóng truyền hình Anh những câu nói đó, các cầu thủ Argentina đang vây quanh trọng tài người Mexico Edgardo Codesal.
Một trong số đó là Gustavo Dezotti, người trở thành cầu thủ xứ tango thứ 2 bị đuổi khỏi sân trong trận chung kết World Cup 1990. Diego Maradona, người dẫn đầu đội hình Argentina năm ấy cũng ăn thẻ vàng sau tình huốn gây sức ép với trọng tài.
Tổng cộng, đoàn quân xứ tango đã nhận 21 thẻ vàng và 3 thẻ đỏ trong giải đấu trên đất Italy. Trước trận chung kết gặp Tây Đức, Argentina có tới 4 cầu thủ bị treo giò vì thẻ vàng. Theo các con số thống kê, Argentina đã phạm tổng cộng hơn 150 pha phạm lỗi trên đường đến trận chung kết.
Và đến cuối ngày, họ đã thất bại trước người Đức trong một trận chung kết đầy xấu hổ.
Stoke City, Premier League mùa 2009/10
Năm 2011, Bleacher Report từng mở một cuộc bầu chọn đội bóng chơi xấu nhất ở nước Anh, và Stoke City của HLV Tony Pulis được xem là một trong những đội chơi xấu nhất.
Sự cố kinh hoàng xảy ra với Ramsey nhiều năm trước. Ảnh: Getty.
Pha va chạm giữa Ryan Shawcross và Aaron Ramsey tháng 2/2010 có thể được xem là một tai nạn (Shawcross thực tình không muốn đối thủ bị gãy chân). Tuy nhiên, nó lại là hệ quả của lối chơi quyết liệt mà HLV Pulis yêu cầu các học trò áp dụng để chặn Arsenal của Arsene Wenger năm đó.
Dave Kitson, một cựu cầu thủ Stoke sau này kể lại HLV Pulis khi đó cực kỳ thù ghét Wenger và lối chơi của Arsenal. Trong suốt cả tuần trước khi diễn ra trận đấu, HLV người xứ Wales bị ám ảnh đến điên rồ về việc làm thế nào để chặn Arsenal.
“Tôi đã nghe những tiếng la hét từ HLV, những nguồn năng lượng tiêu cực trong phòng thay đồ trong thời gian dài, và đến cuối cùng, mọi thứ trở nên mất kiểm soát”, Kitson viết vào năm 2018. Tiền đạo người Anh sau này kể lại anh đã cảm thấy vô cùng xấu hổ trước HLV Wenger sau trận.
“Nó giống như việc bạn đã làm điều gì đó vô cùng kinh khủng, và người cha đáng kính đang nhìn chằm chằm vào bạn, như thể bạn là một phần của tội ác đó”, Kitson hồi tưởng. “Tôi thật sự chưa bao giờ muốn là một phần của thứ bóng đá đó”.
Real Madrid, giai đoạn 2010-2013
Dưới thời HLV Jose Mourinho, số cầu thủ của Real Madrid bị truất quyền thi đấu lên tới 34 lần trong 3 mùa giải. Khi mùa giải 2012/13 kết thúc, trong số 25 cầu thủ chính thức thuộc biên chế đội một của Mourinho, chỉ có 2 cầu thủ chưa phải nhận thẻ vàng đó là 2 thủ môn dự bị Antonio Adan và Diego Lopez.
Mourinho kéo Pepe từ hàng thủ lên thành “tên đồ tể” chuyên “chém người” ở khu trung tuyến, đặc biệt trong các trận đấu với Barca. Ngoài sân, ông sử dụng không biết bao nhiêu trò bẩn để giành chiến thắng.
Đỉnh cao của sự xấu xí đó là khi Mourinho móc mắt trợ lí Tito Vilanova của Pep Guardiola. UEFA thậm chí từng phạt nặng Mourinho vì cố tình xui các cầu thủ Real tẩy thẻ.
Mourinho và Pepe từng tạo nên cặp thầy trò chơi xấu nhất bóng đá nhiều năm trước. Ảnh: Getty.
Arsenal, Premier League 1998/99
Trước khi trở thành nạn nhân của những gã đồ tể trong kỷ nguyên Emirates, Wenger và Arsenal cũng từng có giai đoạn trình diễn một thứ bóng đá không đẹp mắt.
Tháng 4/1999, Guardian đã mô tả về màn trình diễn của đội bóng thành London như sau: “Các thẻ đỏ của Arsenal liên tục xuất hiện như những đóa hoa anh túc trên vùng đất của sự hỗn loạn”.
Đó là thời điểm Arsenal vừa giành chiến thắng ở Premier League theo một kịch bản quen thuộc: Dennis Bergkamp ghi bàn duy nhất và một người đồng đội rời sân vì thẻ đỏ, ở trận đấu đó là trung vệ Martin Keown.
Arsenal đã kết thúc mùa giải năm đó với tổng cộng 62 thẻ vàng và 7 thẻ đỏ. Keown, Emmanuel Petit, Lee Dixon, Ray Parlour, Patrick Vieira, Gilles Grimandi và Nelson Vivas là những gã đồ tể của họ năm đó.
Như để làm tồi tệ thêm cho sự xấu xí đó, Arsenal để đại kình địch MU vô địch Premier League và bị chính đối thủ đánh bại ở bán kết FA Cup. Tại Champions League, “Pháo thủ” bị loại ngay từ vòng bảng.
Bleacher Report từng nhận định rằng Leeds United của cố HLV Donald George Revie có thể là đội bóng bị ghét nhất nước Anh mọi thời đại. HLV Revie dẫn dắt Leeds United trong 13 năm (1961-74) và biến đội bóng này trở thành “những tên côn đồ” trên khắp sân cỏ nước Anh.
Trụ cột của Leeds trong giai đoạn đó, Eddie Gray sau này thừa nhận rằng đội bóng của mình đã chơi một thứ bóng đá “tàn bạo và bất chấp tất cả để giành chiến thắng”. Thậm chí vào năm 1963, trang web chính thức của LĐBĐ Anh đã gọi Leeds United là đội bóng bẩn nhất xứ sương mù.
Hồng An
10 bàn thắng nhanh nhất Ngoại hạng Anh: Thủ môn làm điều khó ngờ
Một thủ môn bất ngờ lọt vào danh sách tác giả 10 bàn thắng nhanh nhất lịch sử Ngoại hạng Anh.
Ở trận đấu giữa Stoke City và Southampton trên sân Britannia (tên cũ của sân bet365), thủ môn Asmir Begovic của đội chủ nhà đã ghi một bàn thắng để đời. Nó đặc biệt vì đây là bàn thắng hiếm hoi mà một thủ môn ghi được trong lịch sử bóng đá Anh, và pha lập công này cũng lọt vào top 10 bàn thắng nhanh nhất lịch sử Ngoại hạng Anh khi được ghi ở giây thứ 13"633.
Begovic ăn mừng cùng đồng đội
Begovic đã có một pha phát bóng cực mạnh lên phía trên sau đường chuyền về của đồng đội sau khi trọng tài bắt đầu trận đấu. Trong một ngày thời tiết có gió mạnh, trái bóng đã bay theo quỹ đạo khó lường hơn, trong khi thủ môn Artur Boruc của đội khách đã lên hơi cao. Kết quả là bóng bay qua một quãng đường dài 90m, đập đất rồi nảy qua đầu Boruc vào lưới.
Dù là thủ môn duy nhất trong danh sách 10 tác giả bàn thắng nhanh nhất lịch sử Ngoại hạng Anh, nhưng Begovic lại không phải là cầu thủ phòng ngự duy nhất. Mùa giải 2000/01, trung vệ Ledley King trong màu áo Tottenham đã ghi một bàn thắng ở giây thứ 9"833, nhanh thứ hai trong lịch sử Ngoại hạng Anh. King trong một pha lên tham gia tấn công ngay đầu trận đã có một cú sửa bóng từ xa, bóng đi nhẹ nhưng hiểm, khiến thủ môn Bradford ngỡ ngàng và không kịp phản ứng.
Một sự thật thú vị trong danh sách 10 bàn thắng nhanh nhất này, là hầu hết số pha lập công sớm đều được ghi bởi các đội khách. Chỉ có 3 lần các đội chủ nhà "dội gáo nước lạnh" lên đối thủ ở những phút đầu trận. Ngoài Begovic là Christian Eriksen ghi vào lưới MU ở mùa 2017/18 (10"533) và Alan Shearer ghi vào lưới Man City ở mùa 2002/03 (10"500).
Bàn thắng nhanh nhất lịch sử Ngoại hạng Anh cho đến hiện tại vẫn là dấu ấn của tiền đạo Shane Long trong màu áo Southampton, ở chuyến làm khách trước Watford tại Ngoại hạng Anh mùa trước. Long đã phá sâu kỷ lục ghi lập công ngay ở giây thứ 7"700, bỏ xa người đứng sau tới hơn 2 giây.
Minh Đức
Vì Covid-19, HLV ĐT UAE mất việc trong cảnh... tréo ngoe HLV Ivan Jovanovic đã bị LĐBĐ UAE (UAEFA) sa thải theo cách cay đắng nhất có thể. Cụ thể, trong 4 tháng dẫn dắt ĐTQG thuộc Tây Á này, ông chưa kịp có trận đấu chính thức nào và cũng chưa có lần nào tập trung các học trò. Hồi tháng 12 năm ngoái, sau khi chia tay HLV danh tiếng Bert van...