Đâu là điểm dừng của Trung Quốc trong yêu sách lãnh thổ?
Tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở những giàn khoan khổng lồ mà Bắc Kinh gọi là “lãnh thổ di động trên biển”, trong đó có Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Yêu sách “đường 9 đoạn”…
Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược vươn xa và duy trì sự hiện diện thường trực tại các vùng biển theo cái gọi là “đường 9 đoạn” (được sửa thành đường 10 đoạn trong bản đồ lãnh thổ khổ dọc mới phát hành gần đây”). Đó là nhận định của Zachary Abuza, giáo sư chuyên ngành khoa học chính trị tại Đại học Simmons, Boston (Mỹ), một chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á.
“Tôi đồ rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục có các hành động hiếu chiến, tăng cường hiện diện tại bãi cạn Scarborough, tiếp tục duy trì hiện diện thực tế tại các vùng thuộc đường 9 đoạn. Tại vùng biển phía tây ở Biển Đông trên thềm lục địa của Việt Nam – nơi có ít các đảo và cấu trúc tự nhiên, không loại trừ sẽ có thêm nhiều giàn khoan khác của Trung Quốc”, ông Abuza chia sẻ.
Trung Quốc liên tục có các hành động gây hấn trên Biển Đông. Ảnh: TTXVN phát
Không dừng lại ở đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục có các hoạt động cải tạo đất đá tại Trường Sa. Dẫn nhiều nguồn tin, chuyên gia về Đông Nam Á này cho biết Bắc Kinh đang thực hiện dự án xây dựng tại bãi Gạc Ma với quy mô 24 hecta, vi phạm các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), trong đó cấm việc xây dựng đảo nhân tạo để từ đó đòi yêu sách vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hay vùng lãnh hải.
Động cơ chủ yếu thúc đẩy hành động bất chấp luật pháp quốc tế của Bắc Kinh xuất phát từ những yếu tố chính trị trong nước. Giáo sư Abuza phân tích: Mục tiêu xuyên suốt của Trung Quốc là phải duy trì đà tăng trưởng kinh tế 7 – 8% năm để tránh gây ra bất ổn xã hội. Năng lượng cùng với lương thực-thực phẩm là yếu tố quan trọng trong vấn đề này. Hơn nữa, chính sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan là yếu tố buộc đẩy Trung Quốc tới lối hành xử “hiếu chiến”.
… và tham vọng siêu cường đại dương
Tham vọng của giới lãnh đạo Trung Quốc không chỉ bó hẹp trong phạm vi “đường 9 đoạn”. Willy Wo-Lap Lam, giáo sư tại Trung Tâm Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Đại học Hong Kong chia sẻ: Mục tiêu dài hạn của Bắc Kinh là muốn đạt tới cân bằng tiềm lực hải quân ở Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Trung Quốc nuôi tham vọng “hải quân biển xanh”. Ảnh: Reuters
Giới phân tích chiến lược nhìn nhận, Trung Quốc có 3 ngả đường để vươn ra thế giới: Hướng về phía đông qua Thái Bình Dương bằng đường biển, vươn sang phía Tây qua Trung Á bằng đường bộ và cuối cùng hướng tây qua Ấn Độ Dương sau khi thoát xuống phía Nam bằng ngả Biển Đông. Giáo sư Mary C. Carras thuộc Đại học Rutgers cho rằng, một khi kiểm soát được Biển Đông, Trung Quốc sẽ có lợi thế áp đặt ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương, thông qua các eo biển chiến lược Malacca nằm giữa Malaysia và Indonesia, vốn được xem là “yết hầu của Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương”.
Trung Quốc không ngần ngại tuyên bố tham vọng xây “hải quân biển xanh” (tức khả năng có thể vươn tới các vùng biển xa), thách thức vị thế độc tôn của Mỹ – nước duy nhất được cho là có sức mạnh hải quân trên khắp đại dương. Chi tiêu cho lực lượng hải quân Trung Quốc (PLAN) liên tục gia tăng trong nhiều năm. Trung bình, mỗi năm PLAN đưa vào biên chế mới 3 tàu ngầm, đưa tổng số tàu ngầm của nước này lên 51 chiếc, trong đó có 28 tàu ngầm hạt nhân. Bắc Kinh dự tính đến năm 2020, PLAN sẽ có 3 tàu sân bay, với hai chiếc đang được đóng mới.
Không chỉ vậy, PLAN còn tăng cường biên chế nhiều tàu tấn công nhanh trang bị tên lửa chống hạm. Theo chuyên gia phân tích Christian Le Miere thuộc Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở ở London, Trung Quốc hiện sở hữu khoảng 65-85 tàu này. Với “tham vọng biển xanh”, Trung Quốc quyết có được lực lượng hải quân mạnh đủ sức “đẩy đuổi” Mỹ khỏi các vùng biển “tuyên bố chủ quyền”, tạo ra “vùng đệm an toàn” trước các cuộc tấn công của đối phương.
Xem xét các động thái gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, Rory Medcalf – Giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế tại Viện Chính sách Quốc tế có trụ sở tại Sydney (Australia) – nhìn nhận: Có hai luồng quan điểm về điểm dừng của Trung Quốc trong tham vọng lãnh thổ ở Biển Đông. Một số cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục các hành vi hiếu chiến, ỷ vào bành trướng kinh tế, quân sự. Số khác thì nhìn nhận, Bắc Kinh phải biết tiết chế tham vọng, nếu không muốn mạo hiểm kích động một cuộc xung đột mà có thể lôi kéo cả Mỹ nhảy vào tham chiến. Hiện chưa thể khẳng định quan điểm nào là đúng, vì “câu chuyện mới chỉ bắt đầu”, ông Medcalf chia sẻ.
Theo Hoài Thanh
Baotintuc.vn
Gắn Bản đồ Việt Nam bằng gốm ở Trường Sa Lớn
Tấm bản đồ Việt Nam bằng gốm in rõ nét từng địa danh, từng tên đảo, đá, cồn san hô, từng bãi cạn, bãi ngầm... vừa được gắn tại đảo Trường Sa Lớn.
Bản đồ Việt Nam bằng gốm này có kích thước hoành tráng: 2,3m x 1,9m, gồm 88m miếng gốm ghép lại, nung trên 1200 độ C.
Họa sỹ Nguyễn Thu Thủy và các chiến sỹ bên tấm bản đồ CHXHCN Việt Nam bằng gốm đầu tiên được gắn tại Nhà khách Thủ đô (đảo Trường Sa Lớn)
Tấm bản đồ in rõ nét từng địa danh, từng tên đảo, đá, cồn san hô, từng bãi cạn, bãi ngầm... trong hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cùng các hòn đảo khác dọc chiều dài lãnh thổ Việt Nam.
Trong tương lai, tất cả các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa sẽ đều có tấm bản đồ CHXHCN Việt Nam bằng gốm như thế.
Tác giả của tấm bản đồ này là họa sỹ Nguyễn Thu Thủy, người trước đó đã thực hiện các tác phẩm Cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam (trên nóc Nhà văn hóa của thị trấn Trường sa Lớn) cùng 6 bức tranh gốm đề cao hình tượng người chiến sỹ hải quân, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trên đảo Trường Sa Lớn.
Theo họa sỹ Nguyễn Thu Thủy: Ý tưởng về tấm bản đồ Việt Nam bằng gốm với chị đã có từ rất lâu: "Nhìn lại chiều dài lịch sử, dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, chịu biết bao hy sinh gian khổ để gìn giữ bảo vệ biên cương lãnh thổ, cũng chính là để bảo vệ tấm bản đồ Việt Nam vô cùng quý giá này".
Tuy nhiên, ở Trường Sa chỉ có sự bền bỉ của chất liệu gốm sứ mới chịu được mưa nắng ngoài trời, nắng gió biển Đông và bền vững cùng thời gian. Do vậy, dù không dễ dàng, nhưng hoạ sỹ Thu Thuỷ vẫn quyết tâm thực hiện những tấm bản đồ CHXHCN Việt Nam bằng gốm hoành tráng này.
Từ mẫu Bản đồ Biển đảo Việt Nam của Bộ Tư lệnh Hải quân, tại xưởng gốm Bát Tràng, nữ họa sỹ đã cùng hoạ sỹ Phan Thanh Sơn và nhóm sinh viên trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp chuyển thể từ bản đồ vẽ trên giấy sang tấm đất sét lớn, chia cắt thành các tấm nhỏ theo đường lượn của biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng, đường bờ biển, các đảo và quần đảo.
"Chúng tôi phải khéo léo làm sao vừa tuân thủ được độ chính xác, tính khoa học của bản đồ, vừa thể hiện được vẻ đẹp mỹ quan của những tấm gốm ghép lại, thể hiện men màu đúng với độ nông sâu của mực nước biển"- họa sỹ Thu Thủy chia sẻ.
Bộ Tư lệnh hải quân duyệt tấm bản đồ đầu tiên tại Hà Nội. (Ảnh: Quang Thắng)
Sau đó, hoạ sỹ Thu Thuỷ đã dùng kỹ thuật in trên gốm nặng lửa, nắn nót in từng địa danh, từng tên đảo, bán đảo, quần đảo, bãi cạn, bãi ngầm dọc suốt chiều dài 3.260km đường bờ biển Việt Nam.
Khi ghép 88 miếng gốm lại, bản đồ CHXHCN Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cùng các hòn đảo khác dọc chiều dài lãnh thổ Việt Nam hiện ra rõ nét, chính xác đến từng chi tiết nhỏ.
Trong quá trình thực hiện những tấm bản đồ Biển đảo Việt Nam bằng gốm này, nữ họa sỹ đã phối hợp với các đơn vị ở Phòng Bản đồ, Bộ tư lệnh Hải quân để có thông tin chính xác.
Qua những lần trao đổi, làm việc, hoạ sỹ đã dựa vào 11 đảo ven bờ có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.
Để kiểm chứng độ chính xác của từng bản đồ, các chi tiết nhỏ cũng được chỉnh sửa nhiều lần mới đạt yêu cầu, khiến họa sỹ gần như thuộc mọi địa điểm, địa danh trên Bản đồ Biển đảo Việt Nam.
Khi tấm bản đồ đầu tiên được phê duyệt, họa sỹ Nguyễn Thu Thủy và các nghệ nhân Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội đã ra Trường Sa để ghép tấm bản đồ CHXHCN Việt Nam bằng gốm đầu tiên tại Nhà khách Thủ đô (đảo Trường Sa Lớn) trước sự chứng kiến của Chuẩn đô đốc Đặng Minh Hải, đảo trưởng Phạm Văn Hòa và đông đảo các thành viên của đoàn công tác Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, đơn vị tài trợ công trình.
Họa sỹ Thu Thủy nói rõ: "Tấm Bản đồ CHXHCN Việt Nam bằng gốm sẽ góp thêm tiếng nói khẳng định chủ quyền của Việt Nam bằng chính chất liệu truyền thống lâu đời của cha ông.
Hoàng Sa, Trường Sa là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc và mỗi người dân Việt Nam sẽ làm hết sức mình để bảo vệ và gìn giữ chủ quyền biển đảo cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau".
K.Trung
Theo_VietNamNet
Những "chiêu" câu khách sặc mùi tình dục bùng nổ ở Singapore Ngành giải trí tại quốc đảo sư tử Singapore bùng nổ cùng những điệu nhảy tại vũ trường, câu lạc bộ đêm. Nhưng trong thời buổi kinh tế khó khăn, để có thể níu giữ và thu hút khách, một xu hướng mới đang "ăn khách" trong những câu lạc bộ giải trí ở Singapore là dùng đến các chiêu khuyến mãi sặc...