Đâu là dấu hiệu nguy hiểm của bệnh quai bị?
Mặc dù quai bị là bệnh lành tính, nhưng nếu không được phát hiện và chữa trị đúng cách. Cũng sẽ dẫn đến một số biến chứng về sau. Vậy khi mắc bệnh quai bị cần đi khám bác sĩ khi nào? Câu trả lời sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây.
Quai bị thuộc căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan trực tiếp qua đường hô hấp. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng rất lớn đến công việc, cuộc sống. Để không dẫn đến những di chứng sau này, vậy khi nào người mắc bệnh quai bị cần đi khám bác sĩ?
1. Bệnh quai bị cần đi khám bác sĩ khi nào?
Có thể bạn đã biết, bệnh quai bị rất dễ lây lan thành dịch trong khoảng 9 ngày đầu tiên sau khi có các triệu chứng xuất hiện. Do đó, ngay khi xuất hiện các triệu chứng cảnh báo hoặc nghi ngờ mình mắc quai bị bạn nên đi khám bác sĩ. Để đảm bảo sức khỏe cũng như chữa trị đúng cách và an toàn nhất, không để lại những di chứng ngoài mong muốn sau này.
Người mắc bệnh quai bị cần đi khám bác sĩ khi nào? (Ảnh: Internet)
Bệnh quai bị cần đi khám bác sĩ khi nào là thắc mắc của hầu hết mọi người khi nghi ngờ mình bị mắc quai bị. Ngay khi thấy các dấu hiệu dưới đây bạn cần đến khám bác sĩ ngay:
- Đau bụng.
- Sốt trên 39 độ C từ 3 ngày trở lên.
- Khó ăn uống.
- Lú lẫn hoặc mất phương hướng.
- Đau đầu giữ dội.
- Buồn ngủ nhiều.
- Nôn mửa, không chịu được ánh sáng chói.
- Bị phát ban với các đốm, hoặc vết bầm tím nhỏ màu tím hoặc đỏ.
- Có dấu hiệu sưng, đau tinh hoàn.
2. Cần chuẩn bị gì khi đến gặp bác sĩ?
Khi mắc bệnh quai bị cần đi khám bác sĩ, cũng có nghĩa là dấu hiệu của bạn đã chuyển nặng. Do đó, bạn cần đi khám và gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, trước khi đi bạn cần chuẩn bị một số điều sau.
Bạn cần viết ra một số thông tin trước khi đi gặp bác sĩ (Ảnh: Internet)
- Viết ra các triệu chứng mà bạn, hoặc con bạn đã gặp phải trong thời gian gần đây.
- Cố gắng nhớ xem bạn, hoặc người bệnh có tiếp xúc với người có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh quai bị trong vài tuần qua không?.
- Lập danh sách tất cả các loại thuốc, vitamin hay các chất bổ sung mà bạn hoặc người bị bệnh đã dùng.
- Đồng thời, viết ra những thông tin y tế chính bao gồm: Tất cả các tình trạng được chẩn đoán khác.
- Ngoài ra, bạn cần viết ra thông tin cá nhân như: Những thay đổi gần đây hoặc những yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống của bạn.
- Sau cùng đừng quên viết ra câu hỏi để hỏi bác sĩ của bạn.
3. Cần hỏi bác sĩ những câu hỏi như thế nào?
Video đang HOT
Khi đến gặp bác sĩ, ngoài việc chuẩn bị những yếu tố trên. Bạn có thể hỏi bác sĩ một số câu hỏi sau để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình. Cũng như chắc chắn mình có bị bệnh quai bị hay không?
- Nguyên nhân bị bệnh là gì? dấu hiệu và triệu chứng của loại bệnh này là gì?
- Bạn mong muốn phương pháp điều trị nào?
- Các triệu chứng nên cải thiện sớm là gì?
- Có biện pháp điều trị tại nhà hay các bước chăm sóc giúp giảm các triệu chứng ra sao?
- Bạn hay người thân của bạn có bị lây quai bị không? Trong bao lâu?
- Cần thực hiện những bước nào để giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
Cùng nhiều câu hỏi khác. Đừng ngần ngại đặt câu hỏi khi đi thăm khám, gặp trực tiếp bác sĩ.
4. Một số câu hỏi bác sĩ sẽ hỏi bạn trong khi khám
Trong suốt quá trình thăm khám bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi dạng như:
Bị bệnh quai bị khi nào cần đi khám bác sĩ? Trong khi khám bác sĩ sẽ hỏi bạn về những thông tin liên quan đến bệnh để tìm ra nguyên nhân cũng như chọn biện pháp chữa trị đúng cách (Ảnh: Internet)
- Bạn đã nhận thấy những dấu hiệu, triệu chứng nào? Lần đầu tiên bạn nhận thấy những triệu chứng đó là khi nào? Những triệu chứng ấy có diễn biến xấu theo thời gian không?
- Trong các triệu chứng đó có bao gồm đau bụng hay đau tinh hoàn (ở nam giới) không?.
- Ngoài bạn, thì có ai có các dấu hiệu và triệu chứng chung với bệnh quai bị trong một vài tuần qua hay không?
- Bạn hoặc con bạn có đang đi tiêm chủng không? Phụ huynh có con nhỏ có thể cần tìm hiểu thêm bài viết: Vắc xin quai bị và tổng hợp những thông tin chắc chắn cần biết.
- Bạn hay con bạn hiện nay có đang được điều trị. Hoặc gần đây bạn đã được điều trị cho bất kỳ tình trạng y tế nào khác không?.
- Bạn đang dùng loại thuốc nào? Bao gồm cả kê đơn và thuốc không kê đơn, cũng như vitamin và chất bổ sung.
- Con bạn có đang đi học, hay gửi nơi giữ trẻ không?
- Bạn có đang mang thai hoặc cho con bú không?,…
5. Lời khuyên của bác sĩ khi mắc quai bị
Hiện tại không có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh quai bị. Chủ yếu là các biện pháp điều trị tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng cho đến khi hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể chống lại nhiễm trùng.
Nghỉ ngơi trên giường là một trong những biện pháp đẩy lùi triệu chứng của bệnh quai bị đơn giản nhất (Ảnh; Internet)
Nếu bạn và con bạn đang bị quai bị, bạn cần làm theo một số gợi ý dưới đây để có thể tự chăm sóc sức khỏe của mình.
- Nghỉ ngơi trên giường cho đến khi hết các triệu chứng.
- Uống thuốc giảm đau không kê đơn, ví dụ như: ibuprofen, paracetamol.
- Uống nhiều nước, nhưng không nên dùng đồ uống có tính axit như: Nước hoa quả. Bởi loại thức uống này có thể gây kích ứng tuyến nước bọt mang tai, nên nước lọc là chất lỏng tốt nhất bạn nên dùng trong lúc này.
- Chườm lạnh lên các tuyến bị sưng để giúp giảm đau.
- Ăn thức ăn không cần nhai nhiều, ví dụ như: Súp, khoai tây nghiền…
Đến đây bạn đã biết được khi mắc bệnh quai bị cần đi khám bác sĩ khi nào? Và cần chuẩn bị những gì? Cũng như một số mẹo chăm sóc sức khỏe tại nhà khi bị bệnh quai bị.
Tìm hiểu về bệnh viêm buồng trứng do biến chứng của quai bị
Bên cạnh viêm tinh hoàn ở nam giới, viêm buồng trứng do biến chứng của quai bị ở nữ giới cũng là một trong những yếu tố cần phải lưu ý để không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.
Các căn bệnh liên quan đến buồng trứng là nhân tố quan trong có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản sau này ở nữ giới. Tuy chỉ chiếm 7% số trường hợp, tuy nhiên viêm buồng trứng do biến chứng của quai bị có thể để lại những hậu quả nặng nề nếu không được chăm sóc, điều trị hợp lý và kịp thời.
1. Viêm buồng trứng do quai bị là gì?
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm do Paramyxovirus gây ra. Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi và giới tính đều có thể nhiếm bệnh, đặc biệt đối với trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi. Bệnh có thể lây truyền dễ dàng và bùng phát thành dịch qua con đường hô hấp.
Theo Thống kê của Bộ Y tế, ở Việt Nam có khoảng 7% các trường hợp bệnh nhân nữ mắc quai bị gặp biến chứng viêm nhiễm buồng trứng do virus gây viêm nhiễm lan xuống dưới khu vực buồng trứng của bệnh nhân.
Hình ảnh buồng trứng bình thường và buồng trứng bị viêm do quai bị (Ảnh: Internet)
2. Viêm buồng trứng do biến chứng của quai bị có nguy hiểm không?
Thực tế, đây là một căn bệnh rất nguy hiểm do nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Trong đó:
- Điều trị không đúng cách hoặc không được điều trị có thể dẫn đến nguy cơ hiếm muộn, nghiêm trọng hơn là vô sinh.
- Tình trạng viêm nhiễm ở buồng trứng nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của trứng, gây khó thụ thai.
- Viêm buồng trứng do biến chứng của quai bị không điều trị có thể dẫn đến dính buồng trứng, u nang ống dẫn trứng, u nang buồng trứng, mưng mủ ở buồng trứng và ống dẫn trứng. Nghiêm trọng hơn có thể gây nên tắc vòi trứng, hình thành apxe buồng trứng... dẫn đến vô sinh.
- Viêm buồng trứng cũng tạo điều kiện cho các khối u phát triển, hình thành ung thư buồng trứng. Điều này là do các khối u này đa phần là u ác tính với tốc độ di căn nhanh, gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
- Hơn nữa, khi mắc bệnh sẽ khiến tâm lý người bệnh bất ổn, lo lắng, chán nản, bi quan, ngủ không ngon, chán ăn, tinh thần sa sút... ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống.
3. Các dấu hiệu nhận biết viêm buồng trứng do biến chứng của quai bị
Những triệu chứng của viêm buồng trứng thường xuất hiện sau khi triệu chứng sốt, đau đầu khi mắc quai bị đã giảm. Các dấu hiệu nhận biết bệnh có thể bao gồm:
- Đau âm ỉ vùng bụng dưới.
- Đau 2 bên hố chậu.
- Sốt, không đáp ứng khi sử dụng thuốc hạ sốt.
- Khí hư nhiều, mùi hôi, màu sắc biến đổi.
Khi tình trạng viêm nhiễm trở nặng, người bệnh có thể xuất hiện thêm nhiều triệu chứng như:
- Đau xương hông dữ dội,
- Sưng rát hậu môn,
- Cơ thể mệt mỏi,
- Kinh nguyệt nhiều, vón cục...
Do vậy, khi mắc quai bị, song song với việc điều trị bệnh, phụ nữ cần lưu ý đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu của cơ thể để biết chắc chắn cơ thể khỏe mạnh và không gặp bất kì biến chứng nguy hại nào khác.
4. Phương pháp điều trị
Việc điều trị viêm buồng trứng do biến chứng của quai bị có thể áp dụng 4 phương pháp như sau: - Điều trị bằng thuốc: Bao gồm thuốc kháng sinh và các loại thuốc hỗ trợ điều trị liên quan khác. Đối với những bệnh nhân đã xuất hiện triệu chứng rõ ràng, cần điều trị bằng thuốc kháng sinh trước tiên.
- Điều trị bằng vật lý trị liệu: Đây là phương pháp sử dụng các sóng ngắn, các tia hồng ngoại... tác động lên vùng xương chậu giúp thúc đẩy sự tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng của các mô trong buồng trứng. Từ đó có thể loại bỏ và làm giảm bớt sự viêm nhiễm ở buồng trứng. Tuy nhiên nếu bệnh nhân có nhiệt độ cơ thể cao hơn 37,5 độ C hoặc đang mắc các bệnh lao sinh dục thì không nên sử dụng phương pháp điều trị này.
- Điều trị bằng tiểu phẫu: Trong trường hợp bệnh viêm buồng trứng nặng, hoặc đã chuyển từ trạng thái cấp tính sang mãn tính, có thể chuyển sang viêm phúc mạc vùng chậu do điều trị bằng thuốc không có hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ vùng bị viêm nhiễm.
Phẫu thuật sẽ được chỉ định với các trường hợp biến chứng viêm buồng trứng do quai bị trở nặng, biến chuyển thành viêm mãn tính (Ảnh: Internet)
- Điều trị bằng tiểu phẫu: Đối với viêm buồng trứng mãn tính do giai đoạn cấp tính chuyển thành, viêm phúc mạc vùng chậu nếu dùng thuốc không có hiệu quả.
- Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể tham khảo các phương pháp điều trị Đông Y như châm cứu...
Bên cạnh việc điều trị y tế, người bệnh cũng cần lưu ý một vài yếu tố sau trong quá trình điều trị:
- Xây dựng một chế độ ăn hợp lý. Cần tăng cường vitamin, khoáng chất trong thực đơn hằng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Hạn chế vận động, tuyệt đối không làm việc nặng nhọc, không đi lại nhiều trong thời gian mắc bệnh.
- Uống nhiều nước. Rất có thể bạn đang năm trong 90% dân số thế giới không biết làm sao để uống nước đúng cách! nếu không đọc bài viết này.
- Tuyệt đối tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc sai liều lượng.
5. Phòng tránh biến chứng viêm buồng trứng do quai bị
Do hậu quả của biến chứng viêm buồng trứng khi mắc quai bị có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt về tâm lý, cơ thể suy nhược và đặc biệt là nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Nữ giới nên đặc biệt chú ý đến cơ thể và không nên chủ quan khi xuất hiện những tín hiệu bất thường.
5.1. Với trường hợp chưa mắc quai bị
Tiêm phòng vaccine phòng tránh quai bị là phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa bệnh. Phụ huynh cần lưu ý cho trẻ đi tiêm phòng theo lịch tiêm chủng như:
- Với trẻ bắt đầu tiêm khi 9 tháng tuổi cần tiêm 3 mũi. Mũi 1 khi trẻ 9 tháng, mũi thứ 2 sau mũi đầu tiên là 6 tháng và mũi 3 khi trẻ từ 4 đến 12 tuổi.
- Với trẻ tiêm khi 12 tháng cần tiêm 2 mũi. Mũi 1 tiên khi trẻ 12 tháng tuổi, mũi 2 khi trẻ từ 4 đến 12 tuổi.
Ngoài ra, cần tiêm chủng khẩn cấp cho trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên và người lớn nếu có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị mà chưa có tiền sử mắc quai bị hay chưa được tiêm chủng quai bị trước đó. Cần tiêm không quá 72 giờ kể từ khi có tiếp xúc với bệnh nhân.
5.2. Với trường hợp đã mắc quai bị
Đối với những bệnh nhân đã mắc quai bị, để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bệnh nhân cần lưu ý thực hiện đúng những điều sau:
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng hằng ngày hợp lý. Chú ý tăng cường năng lượng cho cơ thể để tăng sức đề kháng chống lại sự viêm nhiễm.
- Trong quá trình điều trị bệnh, cần kiêng vận động hoàn toàn, không chạy nhảy hay làm việc nặng. Việc vận động mạnh, làm việc nặng có thể làm cho khả năng phát tán của virus gây bệnh nhanh hơn.
Tuy rằng biến chứng viêm buồng trứng do quai bị không thể gây vô sinh ngay lập tức nhưng nó cũng có thể đem lại nhiều hậu quả cho cả sức khỏe, tâm lý và một phần ảnh hưởng cho sinh sản phụ nữ sau này nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy việc phòng bệnh quai bị và phòng tránh các biến chứng do bệnh gây ra là vô cùng cần thiết.
Dấu hiệu sớm của bệnh quai bị là gì? Dấu hiệu sớm của bệnh quai bị là gì? Ngoài những dấu hiệu sớm có kèm theo những triệu chứng gì cụ thể không? Hãy cùng khám phá trong nội dung bài viết dưới đây. Bệnh quai bị là một căn bệnh cấp tính, có khả năng lây nhiễm cao thành dịch do virus gây ra. Nếu không phát hiện sớm và chữa...