Đâu là chiếc tai nghe True Wireless Gaming hàng đầu với tầm giá dưới 2 triệu?
Khác với hầu hết các mẫu tai nghe gaming thông thường, Rapoo VM700 có một mức giá rất dễ tiếp cận, chỉ với 1.5 triệu đồng nhưng trải nghiệm sử dụng thực tế là vô cùng ấn tượng.
Chiếc tai nghe này vừa đáp ứng được yêu cầu khắt khe của game thủ về độ trễ âm thanh, vừa có thời lượng pin sử dụng rất dài.
Thiết kế đậm chất gaming trong từng đường nét
Với các sản phẩm mang hơi hướng gaming thì thiết kế luôn là yếu tố được người dùng quan tâm. Bởi sản phẩm gaming càng độc đáo, cá tính, càng thể hiện được phong cách riêng của người sử dụng.
Là sản phẩm có mức giá khá dễ tiếp cận trong thế giới gaming, nhưng trên Rapoo VM700, nhà sản xuất đã rất khéo léo hoàn thiện ngoại hình với những đường nét đặc biệt, thể hiện rõ yếu tố “gaming” này.
Mỗi bên tai nghe là logo chữ V phá cách, tích hợp đèn led tạo nên điểm nhấn cho sản phẩm. Khi đeo Rapoo VM700 chắc chắn bạn sẽ nhận được sự quan tâm từ phía những người xung quanh bởi sự tinh tế và vẻ đẹp logo phát sáng này.
Chắc chắn rằng, phong cách xây dựng thiết kế của Rapoo sẽ khiến người dùng cảm thấy hào hứng, thích thú ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Giảm độ trễ xuống mức tối thiểu với công nghệ aptX đến từ Qualcomm
Điều khiến hầu hết các mẫu tai nghe không dây hiện nay không đáp ứng được yêu cầu về gaming chính là độ trễ âm thanh do giới hạn về mặt công nghệ. Có thể hình dung, nếu tai nghe có độ trễ âm thanh cao, thì hình và tiếng sẽ không khớp với nhau, dẫn đến việc sử dụng thao tác trong game không có được sự chính xác và mượt mà cần thiết, tạo cảm giác khó chịu kèm theo đó là trải nghiệm gaming cực kỳ tệ.
Nắm bắt được yếu điểm “cố hữu” này trên các mẫu tai nghe không dây, Rapoo phối hợp cùng Qualcomm mang công nghệ aptX lên chiếc Rapoo VM700. Ngoài việc cải thiện chất âm thì công nghệ aptX còn giúp giảm tối đa độ trễ khi chơi game.
Nhà sản xuất Rapoo cam kết Rapoo VM700 là mẫu tai nghe gaming không dây có độ trễ thấp nhất trong tầm giá. Cam kết này là yếu tố bảo chứng cho trải nghiệm gaming có “một không hai” trong phân khúc dưới 2 triệu đồng.
Công nghệ aptX trên Rapoo VM700 sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu người dùng kết nối với một mẫu điện thoại sử dụng vi xử lý Qualcomm Snapdragon.
Thời lượng pin ấn tượng, trải nghiệm game “vô tận”
Đối với một thiết bị gaming, thời lượng pin ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm thực tế. Thời lượng pin càng tốt người dùng càng có nhiều thời gian để đám mình giải trí, tận hưởng những tựa game hấp dẫn.
Hai bên tai nghe Rapoo có thể hoạt động liên tục suốt 5 giờ, nhưng đáng ngạc nhiên hơn là hộp sạc của Rapoo VM700 có thể sạc cho tai nghe khoảng 30 lần. Một con số vô cùng ấn tượng, mặc dù ngoại hình của hộp sạc không quá to và cồng kềnh.
Cũng vì yếu tố pin quá tốt như vậy, game thủ sẽ không còn lo lắng về việc trải nghiệm giải trí bị gián đoạn. Với những game thủ có tần suất trải nghiệm sản phẩm cao, việc tai nghe hoạt động trong suốt một tuần mà chưa cần sạc hộp sạc là điều hoàn toàn bình thường. Đây cũng là yếu tố nổi bật của Rapoo VM700 khi so sánh với các đối thủ trong cùng tầm giá. Ngoài ra cũng phải nói đến trang bị cổng USB Type-C thời thượng, giúp đem đến thời gian sạc pin nhanh và hiện đại.
Video đang HOT
Nhìn chung, Rapoo VM700 là sản phẩm đáp ứng được hai yêu cầu khắt khe của một tai nghe gaming không dây, đó là độ trễ cực kỳ thấp và thời lượng pin cao có thể duy trì trải nghiệm chơi game liên tục trong nhiều giờ liền.
Với mức giá chỉ khoảng 1.5 triệu, rõ ràng Rapoo VM700 là cái tên sáng giá cho mọi game thủ lựa chọn để luôn có được trải nghiệm chơi game tuyệt vời nhất.
Đánh giá Razer Hammerhead True Wireless Pro: Chống ồn chỉ ở mức khá nhưng độ trễ thấp chính là điểm đáng tiền nhất
Cũng giống như nhiều sản phẩm khác của Razer, để sẵn sàng xuống tiền cho Hammerhead True Wireless Pro trước hết bạn phải là một game thủ chịu chi.
Thiết kế đơn giản phong cách team "rắn xanh"
Một điều luôn làm tôi đánh giá cao các sản phẩm của Razer chính là thiết kế có phần tối giản, một hình ảnh dân chơi đĩnh đạc thay vì hầm hố, màu mè như các tên tuổi làng gaming khác. Hammerhead True Wireless Pro (trong bài sẽ gọi tắt là Hammerhead Pro, phân biệt với phiên bản thường) vẫn thể hiện đúng phong cách đó. Tông màu đen nhám bao trùm từ hộp sạc đến tai nghe, chi tiết nổi bật nhất đến từ phần logo hãng cũng đồng thời là khu vực cảm ứng điều khiển đặt ở phần housing của sản phẩm.
Tôi cảm thấy hơi thiếu một chút điểm nhấn ở vẻ bề ngoài của hộp sạc. Dòng chữ Razer được khắc chìm trên nắp chỉ làm tốt nhiệm vụ cung cấp thông tin rằng mẫu tai nghe không dây này thuộc "team rắn xanh" (nếu bạn chịu khó nhìn kỹ). Tôi mong muốn sự xuất hiện của logo ba con rắn, chí ít là để sản phẩm chẳng cần phải hầm hố nhưng cũng không trở nên tầm thường.
Tai nghe của Hammerhead Pro là dạng in-ear được hoàn thiện từ chất liệu nhựa nhám giống với hộp sạc. Tạo hình của phần housing và ống dẫn âm theo hướng công thái học, tức dễ dàng vừa với nhiều khuôn tai khác nhau. Tất nhiên sản phẩm vẫn giữ đặc trưng của tai nghe nhét trong đó là cần lựa chọn cặp tip vừa vặn để đem đến hiệu quả tốt nhất từ chất âm, sự thoải mái khi đeo và khả năng cách âm.
Chống ồn ở mức khá nhưng độ trễ thấp mới là tính năng đáng tiền nhất
Giống với nhiều mẫu tai nghe true wireless khác, sản phẩm của Razer cũng hỗ trợ các thao tác điều khiển bằng thao tác chạm lên phần housing. Điểm tôi đánh giá cao là bạn có thể dễ dàng tùy biến chúng lại sao cho thuận tiện với thói quen của mình trong ứng dụng Hammerhead True Wireless. Thiết lập mặc định có một số thao tác tương đối phức tạp như kích hoạt Gaming Mode phải chạm liên tiếp 3 lần, sau đó nhấn giữ thêm trong 2s.
Ứng dụng chính chủ của sản phẩm cho phép bạn tùy biến các thao tác cảm ứng sao cho thuận tiện nhất
Phần chạm cảm ứng trên tai nghe (logo Razer) hoạt động chưa nhanh nhạy cho lắm. Để các tính năng hoạt động như ý muốn đòi hỏi người dùng phải chạm chính xác vào khu vực trung tâm. Bản thân tôi trong quá trình đánh giá đã gặp không ít lần thao tác bật/tắt chế độ bằng thao tác chạm giữ 2s phải thực hiện tới lần thứ 2 tai nghe mới phản hồi.
Hammerhead Pro có chống ồn chủ động và có thể bật tắt tiện lợi thông qua thao tác chạm trên tai nghe. Tôi thích thú trải với sự hiện diện của tính năng này bởi trong không gian đông đúc, ồn ào như tại quán cafe thì đây sẽ là thứ giúp bạn có được sự tĩnh lặng cần thiết. Thẳng thắn mà nói, khả năng chống ồn chủ động của sản phẩm này ở mức khá, tức giảm khoảng 70% âm lượng chung quanh. Bạn vẫn sẽ nghe loáng thoáng tiếng người, âm nhạc trong quán lọt vào tai mình.
Dù không tới mức đủ sức tách biệt bản thân bạn vào một thế giới riêng nhưng trừ khi là người mưu cầu sự yên tĩnh tuyệt đối thì chừng ấy cũng là đủ để tôi cảm thấy dễ chịu, tập trung tốt hơn. 30% còn lại có thể khỏa lấp bằng giai điệu, âm thanh bạn yêu thích.
Độ trễ cao (trung bình 240 ms - 300 ms) xuất hiện ở các dòng tai nghe không dây nói chung, true wireless nói riêng khiến việc dùng chúng cho mục đích chơi game, streaming nội dung thường không được khuyến khích bởi hiện tượng hình chạy trước âm. Vì vậy việc sản phẩm từ Razer sở hữu độ trễ thấp ở mức 60 ms có thể coi là giải pháp cho người dùng yêu thích sự tiện lợi của tai nghe không dây.
Để kích hoạt tính năng độ trễ thấp bạn cần kích hoạt chế độ Game Mode trong ứng dụng quản lý của Hammerhead Pro. Thử nghiệm thực tế với các tựa game phổ biến như Liên Quân, PUBG Mobile, World Of Tanks, tôi dễ dàng hoàn thành màn chơi mà không gặp trở ngại về hiện tượng âm hình lệch pha.
Như đối với các tựa game bắn súng, việc cảm nhận tiếng của quân địch, phương hướng làn đạn bắn tới được mẫu tai nghe này thể hiện tròn vai. Tất nhiên tôi chỉ chơi giải trí đơn thuần, với đối tượng game thủ chuyên nghiệp thì lựa chọn tai nghe có dây vẫn là "chân ái" nhờ sự ổn định và độ trễ gần như bằng không.
Như vậy tính năng độ trễ thấp ở Razer Hammerhead Pro có đáng tiền? Đối với người dùng phổ thông như tôi muốn tận dụng sự gọn nhẹ của những chiếc tai nghe không dây vào tác vụ gaming giải trí và cả những ai hay streaming nội dung thì đây rõ ràng là lựa chọn đáng cân nhắc. Một phần vì tính hiệu quả nó đem lại, một phần vì hiện tại trên thị trường không có nhiều sản phẩm sở hữu tính năng tương tự.
Chất âm cân bằng, dễ nghe tạp
Được gắn nhãn THX, mẫu tai nghe không dây này được tinh chỉnh chất âm để đạt được tiêu chuẩn đề ra bởi một công ty về giải pháp âm thanh cùng tên nay thuộc Razer. Mặc định Hammerhead Pro hoạt động ở chế độ THX, tuy nhiên bạn có thể dễ dàng chọn qua chế độ khác thông qua ứng dụng trên smartphone như tăng cường bass/vocal hoặc điều chỉnh equalizer.
Giao diện ứng dụng HammerHead True Wireless
Ở phần đánh giá chất âm, tôi sử dụng chế độ THX bởi sau khi thử qua một số chế độ khác như tăng cường bass, ngoài việc sản phẩm tăng âm lượng lên thì sự khác biệt về khả năng trình diễn là không đáng kể.
Ở mức giá 5 triệu đồng, Razer Hammerhead Pro sở hữu chất âm tương đối cân bằng ở cả ba dải bass - mid - treble. Âm trầm (bass) đánh có lực nảy gọn gàng, ít kéo đuôi và không lấn át hai dải còn lại. Lượng và chất bass có thể chưa đủ "phê" đối với các basshead nhưng nhìn chung nó vẫn đủ để bạn nhún nhảy với các bản nhạc sôi động như Ala Ela của team Karik. Với người thích nghe "tạp" như tôi thì chất lượng bass của tai nghe nhà Razer thực sự lý tưởng.
Không khiến tôi thích thú như dải bass nhưng nhìn chung dải mid và treble của HammerHead Pro đã làm tròn vai của mình. Dải âm trung tái tạo âm thanh thiên hướng hơi tối trong khi các nốt cao hơi thiếu một chút sự lung linh, sắc sảo.
Âm hình là điểm mạnh ở sản phẩm từ Razer nếu so với mẫu Galaxy Buds tôi đang dùng. Chất âm dày dặn, thể hiện tròn trịa từ phần vocal đến nhạc cụ. Âm trường thì vẫn là điểm yếu chung của những mẫu tai nghe in-ear tầm giá này khi chưa thể hiện được độ nổi khối 3D trong các bản nhạc hòa tấu phức tạp.
Thời lượng pin trung bình
Razer HammerHead Pro cho thời gian nghe liên tục vào khoảng 4 tiếng đồng hồ. Đây là con số không quá ấn tượng khi so sánh với các mẫu tai nghe không dây khác. Tất nhiên còn tùy thuộc cách sử dụng của bạn mà sản phẩm này có thể đáp ứng tốt hay không. Bản thân tôi có thói quen đeo liên tục từ sáng đến khi kết thúc một ngày làm việc nên đã từng gặp trường hợp giữa buổi chiều tai nghe phải cho vào hộp để sạc pin. Nếu như bạn sử dụng ngắt quãng trong ngày thì sẽ không phải lo nghĩ về vấn đề này.
Hãng cho biết hộp sạc có thời lượng pin đủ để sạc đầy thêm 4 lần nữa cho tai nghe, nâng tổng thời gian sử dụng lên 20 giờ. Hơi đáng tiếc khi mức giá hơn 5 triệu đồng nhưng sản phẩm chỉ hỗ trợ sạc qua cổng USB-C, không có công nghệ sạc nhanh hay sạc không dây như một số sản phẩm khác.
Sạc tai nghe qua cổng USB-C là lựa chọn duy nhất ở HammerHead Pro, thay vì hỗ trợ sạc không dây như một số sản phẩm đối thủ
Kết
Nhìn chung Razer HammerHead Pro là một mẫu tai nghe không dây chất lượng từ hình thức để chất âm. Đặc biệt với Gaming Mode giúp giảm độ trễ truyền âm xuống mức 60ms giúp sản phẩm này trở nên lý tưởng để chơi các tựa game đòi hỏi sự chính xác, nhanh nhạy trong phản xạ.
Đối thủ của Razer HammerHead là ai?
Đối thủ mới nhất của sản phẩm từ Razer là mẫu Samsung Galaxy Buds Pro. Mức giá chính hãng 4,5 triệu đồng cùng đầy đủ tính năng, công nghệ mới cùng chất âm được đánh giá cao, đây chắc chắn là lựa chọn mang tính kinh tế hơn khi so với HammerHead Pro
AirPods Pro chắc chắn là lựa chọn của phần đông các tín đồ nhà Táo. Không chỉ hoạt động tốt nhất với iphone, macbook mà khả năng chống ồn chủ động, mic thoại đều được đánh giá cao là điểm mạnh khác ở sản phẩm này
Là sản phẩm có tuổi đời lâu nhất trong các sản phẩm ở đây nhưng Sony WF-1000XM3 vẫn là đối thủ đáng gờm. Chất âm tốt, khả năng chống ồn ấn tượng và hiện tại bạn có thể tìm mua sản phẩm chính hãng với mức giá rất tốt giúp đây là lựa chọn đáng cân nhắc
Razer HammerHead Pro dành cho ai?
- Người dùng yêu thích các sản phẩm của Razer
- Người dùng cần mẫu tai nghe không dây đa năng từ nghe nhạc đến giải trí bằng game
Mẫu tai nghe này không phù hợp với
- Cần tai nghe thời lượng sử dụng lâu
- Cần khả năng cách âm tốt
Razer ra mắt tai nghe true wireless xịn sò dành cho game thủ mobile, giá 200 USD Razer Hammerhead True Wireless Pro có tính năng chống ồn chủ động và chứng nhận THX. Razer là thương hiệu gaming gear đã rất nổi tiếng và quen thuộc với các game thủ, từ chuột, bàn phím đến tai nghe, loa hay cả micro. Tuy nhiên đa số các sản phẩm của Razer đều hỗ trợ cho việc chơi game trên PC. Và...