Đau khi quan hệ tình dục
Ngay từ khi bắt đầu chung sống, hoặc sau một thời gian chung sống hạnh phúc, nhiều người bỗng rơi vào trạng thái hụt hẫng vì sự ‘không như ý’ của đối tác.
Ngay từ khi bắt đầu chung sống, hoặc sau một thời gian chung sống hạnh phúc, nhiều người bỗng rơi vào trạng thái hụt hẫng vì sự ‘không như ý’ của đối tác. Hầu hết họ không nói ra nhưng… rất ấm ức. Hơn thế, có người còn cho rằng tình cảm của bên đối tác đã tới mức… cạn kiệt. Tập hợp khá nhiều ý kiến, thấy nổi lên một vấn đề được đa số người đề cập đến, đó là cảm giác đau rát, khó chịu khi quan hệ – nhất là phụ nữ.
Vì sao lại đau?
Đau khi sinh hoạt (còn gọi là thống giao), thường hay gặp ở những người bị bệnh tiết niệu, sinh dục. Ở nữ giới, có trường hợp đã khỏi bệnh nhưng do tâm lý chưa được giải toả nên các cơ âm đạo vẫn ‘quen’ co thắt gây cảm giác đau, làm hao mòn và triệt tiêu cảm giác thích thú mỗi khi quan hệ. Cũng có trường hợp thống giao do tâm lý: do người phụ nữ nghĩ rằng mọi chuyện liên quan đến tình dục đều là xấu xa, chuyện vợ chồng chỉ là để có con mà thôi; hoặc bị ám thị bởi những tình yêu đẹp trong tiểu thuyết, trên phim ảnh… thực tế lại hoàn toàn khác.
Ảnh minh họa: Internet
Khắc phục như thế nào?
Video đang HOT
Hãy bắt đầu bằng việc kiểm tra sức khoẻ cho đối tác, nhất là các bệnh về sinh dục và tiết niệu. Nếu có trục trặc thì cần phải điều trị dứt điểm. Chú ý, không nên quan hệ khi đang điều trị bệnh cấp tính ở đường sinh dục hay tiết niệu.
Nếu kiểm tra sức khoẻ không có vấn đề gì bất thường thì hãy kiên trì dành thời gian để bình thường hoá và khơi dậy cảm xúc cho nhau. Các phu quân nên chăm sóc ân cần, bày tỏ thái độ cảm thông, chia sẻ và động viên vợ. Đặc biệt là những lần… không vừa ý, đừng bày tỏ thái độ thất vọng, dằn vặt sẽ càng làm cho tình hình thêm xấu đi.
Trong một số ít trường hợp, bắt buộc phải cần đến sự hỗ trợ của thuốc và bác sĩ tâm lý nếu phụ nữ mắc thêm chứng trầm cảm. Điều đặc biệt lưu ý là phải thăm dò thái độ trước khi làm chuyện ấy, bởi vì chỉ khi nào người ta thực sự có cảm giác, thực sự khao khát thì mới có thể đưa đến sư đồng điệu như mong muốn.
Theo BS. Lương Thị Thắm/Suckhoedoisong.vn
Không thể 'giao ban' vì sợ đau
Chỉ cần chồng đưa "cậu nhỏ" chạm vào cửa mình là Thu (27 tuổi, Hà Nội) đã hét lên vì đau. Làm mọi cách nhưng sau 6 tháng đám cưới, cô vẫn còn trinh.
ảnh minh họa
Đêm tân hôn sau 2 năm chờ đợi, cả hai đều vô cùng háo hức. Mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, nhưng khi chồng định cho "cậu nhỏ" vào thì cô lại quằn quại, hét lên vì cảm giác đau đớn, bỏng rát.
"Anh ấy không dám làm tới. Sau đêm tân hôn bất thành đó, hai vợ chồng đã thử đủ mọi cách, thuê nhà nghỉ, khách sạn để đổi không khí, uống thuốc nọ thuốc kia, chất bôi trơn... nhưng tất cả đều không ăn thua. Cuối cùng hai vợ chồng đành tìm đến bác sĩ để giúp đỡ", Thu buồn nói.
Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế lao động (Hà Nội) cho biết, Thu mắc một chứng bệnh được gọi là co thắt âm đạo. Người phụ nữ không chấp nhận mọi kiểu xâm nhập vào âm đạo, ngay cả khi bác sĩ đưa ngón tay hoặc mỏ vịt vào để khám.
"Những trường hợp như vậy phải rất kiên trì, không thể vội vàng ép ngay được. Mới đầu phải để bệnh nhân tự cho tay vào âm đạo, khi đã quen, thấy yên tâm rồi thì dùng dương vật giả đưa vào. Cả công đoạn này cũng mất đến một tháng mới có tác dụng", bác sĩ Dung nói.
Cũng gặp phải cảnh ngộ này, Vân cho biết quen bạn trai đã hơn 2 năm và dự định sẽ kết hôn nên cô đồng ý quan hệ tình dục. Cô cảm thấy thích nhưng bạn trai làm thế nào thì "cô bé" vẫn rất khô khan. Đến lúc bạn trai "vào", cô không thể chịu đựng được vì cảm giác đau buốt và rát vô cùng.
"Thậm chí, anh ấy đề nghị cho vào 'lỗ sau' cũng không được. Lần nào kêu đau anh ấy cũng dừng lại, và em biết anh ấy rất thất vọng. Giờ chưa cưới mà đã thế thì đến lúc về ở với nhau sẽ như thế nào. Liệu có người đàn ông nào chấp nhận vợ mình như thế hay là em sẽ từ bỏ để anh ấy đi tìm con đường hạnh phúc của riêng mình", Vân buồn bã nói.
Theo bác sĩ Đào Xuân Dũng, người bệnh không tạo ra sự co thắt một cách có ý thức mà phản xạ này giống như phản xạ nhắm mắt khi có vật lạ bay vào, khiến việc quan hệ tình dục rất đau hoặc không thực hiện được. Mức độ nghiêm trọng cũng như mức độ đau tùy từng người.
Ngoài ra, sự co thắt âm đạo có thể do các cơ quanh tiểu khung co chặt do bị căng thẳng thường xuyên. Điều này cũng hạn chế lưu lượng máu đi đến toàn bộ vùng âm đạo, làm cho niêm mạc trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương (rách), gây đau ở nhiều mức độ khác nhau.
Co thắt âm đạo là bệnh phiền phức nhưng có thể chữa khỏi. Theo nhiều nghiên cứu thì kết quả điều trị co thắt đau âm đạo rất cao. Chẳng hạn, theo nghiên cứu của Masters & Johnson vào năm 1970 thì tỷ lệ khỏi đến 97,7%.
Gây tê tại chỗ với gel hay kem có thể giúp kiểm soát chứng co thắt đau âm đạo. Tuy nhiên, vì có nhiều yếu tố tham gia gây bệnh (thể chất hay tâm lý) nên việc điều trị phụ thuộc vào lý do phát sinh bệnh. Mỗi trường hợp cần một phương pháp riêng. "Dù không điều trị, bệnh cũng không tiến triển nặng hơn, trừ phi bạn tình cứ ép buộc và người phụ nữ phải nghiến răng chịu đau", bác sĩ Dũng cho biết.
Cũng theo ông, nguyên nhân dẫn đến co thắt âm đạo có thể một số chị em không biểu biết về chính cơ thể mình, nghĩ rằng âm đạo rất bé, rất hẹp hoặc có màng trinh dày che chắn nên sợ đau khi quan hệ tình dục. Nếu là nguyên nhân này thì chỉ cần giúp người phụ nữ có hiểu biết hơn về cơ thể mình và trục trặc có thể qua đi trong thời gian ngắn.
Có chị em nguyên nhân là do có những xung đột nội tâm vô thức như sợ sinh con hoặc quá nhạy cảm nên bị phản ứng khi quan hệ trong môi trường không thuận lợi, không kín đáo, không an toàn dẫn đến co thắt. Một số yếu tố góp phần gây ra co thắt âm đạo khác như: từng bị lạm dụng tình dục, bị cưỡng bức hay tấn công tình dục, chứng kiến cảnh lạm dụng tình dục hay thể chất ở người khác, chứng kiến cảnh bạo hành gia đình hay xung đột thời nhỏ...
Bác sĩ Dũng cũng khuyến cáo khi đã bị co thắt âm đạo thì không nên cố gắng bằng được chuyện giao hợp. Người phụ nữ nên tìm cách nhìn thấy cơ quan sinh dục của mình và tự cho tay vào để không thấy sự co thắt, tạo cho mình sự yên tâm. Sau đó có thể để bạn tình đưa một ngón tay có thuốc bôi trơn vào âm đạo, nếu không đau thì thử đưa 2 ngón. Nếu mọi chuyện đều diễn ra tốt, có thể thử đưa cơ quan sinh dục nam vào âm đạo. Cần thực hành mọi động tác trên một cách từ tốn, nhẹ nhàng vì chỉ hơi đau cũng có thể gây ra phản ứng bảo vệ của cơ thể.
Ngoài ra, có thể dùng thuốc an thần là một phương pháp giải mẫn cảm toàn thể, có tác dụng như một thứ thuốc làm nền. Người bệnh có thể nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ dùng bộ nong âm đạo, có nhiều kích cỡ khác nhau để tạo sự yên tâm cả về thể chất và tâm lý.
Theo PNSK
Lần đầu của chàng và nàng Lần đầu tiên quan hệ luôn mang lại nhiều tò mò và lo lắng, đặc biệt với các bạn gái. Nhưng bạn đừng lo, bài viết sau sẽ giúp bạn đỡ bỡ ngỡ trong lần đầu quan hệ Khi mà chưa bao giờ bạn làm chuyện ấy, sẽ có rất nhiều băn khoăn kiểu như: Không biết phải bắt đầu như thế nào,...