Dấu hỏi về thoái vốn, quản trị tại Công ty cổ phần Máy – Thiết bị Dầu khí (PVMachino)
Hai năm nay, câu chuyện thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Máy – Thiết bị Dầu khí ( PVMachino) được nhà đầu tư quan tâm, nhưng mãi không rõ lộ trình. Gần đây, trên thị trường lại có thông tin đồn đoán về việc thoái vốn nhà nước.
Thắc mắc về quản trị
PVMachino có 10% vốn tại Công ty TNHH FCC Việt Nam, 10% vốn tại Công ty TNHH Vietnam Nippon Seiki và 8,45% vốn tại Công ty TNHH Phụ tùng xe máy ô tô SHOWA Việt Nam.
Lợi tức nhận được từ 3 liên doanh đạt trên 80 tỷ đồng mỗi năm trong khi lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ PVMachino năm 2019 chỉ đạt 41 tỷ đồng, năm 2018 là 34 tỷ đồng, năm 2017 là 28 tỷ đồng.
Tình trạng này dẫn đến không ít cổ đông có ý kiến gay gắt về việc Công ty phải tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động tại các kỳ họp Đại hội đồng cổ đông.
Một bộ phận cổ đông cho rằng, nếu Công ty giải tán tất cả phòng ban và không cần làm gì thì mỗi năm cũng sẽ có khoảng 80 tỷ đồng lợi nhuận, gần gấp đôi lợi nhuận năm 2019.
Thậm chí, một bộ phận cổ đông còn cho rằng, nếu Công ty giải tán tất cả phòng ban và không cần làm gì thì mỗi năm cũng sẽ có khoảng 80 tỷ đồng lợi nhuận, gần gấp đôi lợi nhuận năm 2019.
Sau Đại hội cổ đông năm 2020, một nhóm cổ đông đã có văn bản gửi Công ty và PV Power đề nghị trả lời hàng loạt vấn đề về hoạt động kinh doanh, thu hồi công nợ, chi phí quản lý, lương thưởng, phúc lợi.
Nhóm cổ đông này còn góp ý với Công ty xung quanh vấn đề tái cơ cấu hoạt động và cho rằng, bộ máy hiện tại cồng kềnh, nhiều phòng ban, bộ phận hoạt động kém hiệu quả.
Video đang HOT
Chẳng hạn, Trung tâm Hợp tác lao động và dịch vụ quốc tế chỉ xuất khẩu được 32 lao động năm 2019, doanh thu tương ứng 790 triệu đồng, trong khi phải duy trì nhân sự 9 người và 1 phó tổng giám đốc phụ trách.
Chi phí nhân công năm 2019 của công ty mẹ ở mức 21 tỷ đồng cho quy mô nhân sự 70 lao động, thu nhập bình quân 19 triệu đồng/tháng, chưa kể trích quỹ khen thưởng, phúc lợi tỷ lệ 13% lợi nhuận sau thuế và các phúc lợi khác như bảo hiểm nhân thọ 10,7 tỷ đồng (trung bình 150 triệu đồng/người/năm).
Nhóm cổ đông kiến nghị PV Power kiểm tra toàn bộ hoạt động của PVMachino, quy trách nhiệm để xác định những tồn tại và giúp tìm ra giải pháp khắc phục nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh.
Mù mờ lộ trình thoái vốn nhà nước
PVMachino (mã chứng khoán PVM) có vốn điều lệ 386 tỷ đồng, Nhà nước nắm giữ 51,6% do Tổng công ty Điện lực Dầu khí (PV Power) làm đại diện.
Năm 2018, khi PV Power cổ phần hóa, bản công bố thông tin bán cổ phần lần đầu ra công chúng cho biết, Tổng công ty sẽ thoái toàn bộ vốn tại PVMachino.
Tại Đại hội đồng cổ đông, lãnh đạo PV Power chia sẻ, PVMachino là đơn vị có nhiều tiềm năng và khi thoái vốn, Tổng công ty sẽ tiến hành thẩm định giá trị, thực hiện thoái vốn đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch, không xảy ra thất thoát, thu về hiệu quả tối đa.
Từ đó tới nay, PV Power vẫn chưa tìm được thời điểm thoái vốn. Các báo cáo gần đây của doanh nghiệp này chỉ ghi nhận về công tác thoái vốn với nội dung sẽ thực hiện công tác thoái vốn theo lộ trình, mà không nêu chi tiết lộ trình ra sao.
Trong khi đó, Đại hội đồng cổ đông năm 2020 tổ chức ngày 20/5 của PVMachino đã bầu lại Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và có 2 nhân sự mới trong Hội đồng quản trị là đại diện của cổ đông Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) và Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ.
Sự xuất hiện những nhân tố mới này khiến nhà đầu tư càng tập trung sự chú ý vào công tác thoái vốn nhà nước.
Gần đây, trên thị trường có thông tin đồn đoán rằng, PV Power đang xin chấp thuận chủ trương thoái vốn tại PVMachino.
Thông tin này kết hợp với thị trường chung có diễn biến khả quan thời điểm cuối tháng 8, đầu tháng 9, giá cổ phiếu PVM tăng từ quanh ngưỡng 11.000 đồng/cổ phiếu lên quanh 13.000 đồng/cổ phiếu.
Phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán đã liên hệ với PV Power để tìm hiểu về vấn đề thoái vốn nhà nước, nhưng chưa nhận được phản hồi.
PV Power đặt kế hoạch lợi nhuận 2020 giảm 28%
Kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2020 giảm 28% còn 2.044 tỷ đồng.
PV Power đang thu xếp vốn cho dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4.
Việc thoái vốn gặp nhiều khó khăn do thị trường tài chính xấu, hành lang pháp lý của Nhà nước có nhiều thay đổi và chưa có hướng dẫn rõ ràng, hoạt động của các công ty liên doanh, liên kết kém.
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power, HoSE: POW) công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên tổ chức vào ngày 12/6 sắp tới. Trong đó, HĐQT cũng nhận định rằng nguồn khí ngày càng suy giảm, ảnh hưởng đến việc đảm bảo đủ khí và độ khả dụng của các nhà máy điện khí.
Tổng công ty Điện lực đang gặp khó khăn trong việc cân đối nguồn than cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện, chi phí bảo dưỡng sửa chữa ngày một lớn. Bên cạnh đó, PV Power cũng đang có nhiều dự án đầu tư mới với nhu cầu vốn lớn, cần phải tập trung và huy động nguồn lực lớn để đảm bảo tiến độ.
Trong bối cảnh đó, HĐQT trình ĐHĐCĐ kế hoạch tổng sản lượng điện năm 2020 là 21.600 triệu kWh. Doanh thu dự kiến 35.449 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,2% so với mức thực hiện năm 2019. Tuy nhiên, kế hoạch lợi nhuận sau thuế giảm 28% còn 2.044 tỷ đồng. Cổ tức năm 2019 dự kiến tỷ lệ 3%.
Nguồn: Tài liệu họp ĐHĐCĐ PV Power
Theo PV Power, do sự suy giảm dự kiến của lô 11.2 và lô 06.1 không đảm bảo cung cấp đủ khí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy điện Nhơn Trạch 1, công ty đang làm việc với GAS để ký bổ sung sửa đổi về việc bổ sung thêm nguồn khí từ mỏ Sao Vàng - Đại Việt theo hợp đồng mua bán khí (GSA).
HĐQT cũng trình đầu tư xây dựng công trình Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 (Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) với tổng công suất khoảng từ 1.300 MW đến 1.760 MW (bao gồm hai nhà máy điện, mỗi nhà máy công suất khoảng 650 MW đến 880 MW). Nhiên liệu chính là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ kho cảng LNG Thị Vải, tiêu thụ khoảng 1,4 triệu tấn LNG/năm. Nhiên liệu dự phòng là dầu DO.
Số tiền đầu tư dự kiến là 32.481 tỷ đồng với cơ cấu vốn chủ sở hữu là 25% và vốn vay là 75%.
Báo cáo của Ban Kiểm soát trích cho biết các công việc liên quan đến việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi, chuẩn bị mặt bằng xây dựng dự án đang được giao cho Ban Chuẩn bị đầu tư triển khai thực hiện. PV Power cũng đang triển khai làm việc với các tổ chức tín dụng, ngân hàng nhằm thu xếp vốn, làm việc với EVN/EPTC và PV Gas để đàm phán các nội dung trong Hợp đồng mua bán điện và Hợp đồng mua bán khí cho dự án.
Cũng theo báo cáo của Ban Kiểm soát, dự án chuyển đổi nhiên liệu phụ từ dầu HFO sang dầu DO NMNĐ VA1 được PV Power phê duyệt từ năm 2018, ký Hợp đồng với liên danh nhà thầu Công ty cổ phần Việt Long - Công ty cổ phần Lilama 69-1 Phả Lại - Công ty TNHH Xây dựng Ninh Giang (LDNT) để thực hiện gói thầu EPC. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện dự án bị chậm so với hợp đồng đã ký, đến ngày 20/11/2019 máy bơm dầu DO tổ máy số 1 mới hoàn thành công tác lắp đặt và vận hành ổn định. Nguyên nhân chủ yếu do máy bơm dầu DO bị sự cố trong quá trình chạy thử, thời gian nhà thầu EPC mua sắm máy mới để thay thế dài do nhà sản xuất chỉ chế tạo theo đơn hàng.
Hiện nay, các nhà thầu, tư vấn và chủ đầu tư đang hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu, thanh quyết toán các gói thầu.
Công tác thoái vốn ở những đơn vị liên kết, đơn vị hoạt động kém hiệu quả, đơn vị không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính của Tổng công ty còn chậm. Đến nay, danh mục thoái vốn giai đoạn 2016-2020 vẫn còn 8 đơn vị thành viên/liên kết cần thoái vốn.
Hiệu quả hoạt động của các đơn vị cũng không hấp dẫn các nhà đầu tư và Tổng Công ty không phải là cổ đông chi phối tại các đơn vị này nên những đề xuất kiến nghị liên quan đến hoạt động thoái vốn gặp nhiều khó khăn.
Hiện tại, PV Power đang đầu tư vào 5 công ty với số vốn góp chi phối và 9 công ty không chi phối (trong đó có CTCP Năng lượng Châu Á Thái Bình Dương và CTCP Thủy điện Sơn Trà Sông Đà đã có Thông báo của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc doanh nghiệp giải thể/chấm dứt hoạt động). Trước đó, PV Power thoái toàn bộ vốn tại CTCP Điện lực Dầu khí Bắc Kạn theo hình thức khớp lệnh trên sàn giao dịch chứng khoán với giá 10.900 đồng/cp. Giá trị thu hồi đạt 88,63 tỷ đồng.
Một cổ đông lớn muốn bán hơn 34 triệu cổ phần Tổng Công ty Thanh Lễ Số cổ phiếu mang ra đăng ký bán chiếm 14,55% tổng số cổ phần của Tổng Công ty Thanh Lễ. CTCP Xăng dầu và Dịch vụ hàng hải S.T.S vừa thông báo đăng ký bán ra toàn bộ hơn 34,42 triệu cổ phiếu TLP của Tổng Công ty Thương mại XNK Thanh Lễ - CTCP (Thalexim) nhằm cơ cấu danh mục đầu tư....