Dấu hỏi tái cơ cấu Hùng Vương (HVG) sau khi Thaco thoái vốn
Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) vừa hoàn tất thoái vốn tại CTCP Hùng Vương (HVG).
Theo đó, Thaco đã bán ra toàn bộ 31,36 triệu cổ phiếu HVG, tương đương 13,81% vốn điều lệ tại Hùng Vương, ước tính thu về hơn 113 tỷ đồng. Giao dịch được thực hiện từ ngày 04/12 đến 11/12.
Trước đó, vào ngày 20/11 Thaco cũng đã bán ra 28,27 triệu cổ phiếu HVG để giảm sở hữu từ 59,63 triệu cổ phiếu còn 31,36 triệu cổ phiếu. Ở chiều ngược lại, trong ngày 20/11 ông Nguyễn Phúc Thịnh, Ủy viên HĐQT của HVG đã mua vào 28,26 triệu cổ phiếu để nâng sở hữu từ 0% lên 12,45% vốn điều lệ Hùng Vương.
Được biết, Thaco chỉ mới mua vào 59,63 triệu cổ phiếu HVG ngày 27/03/2020 trong nỗ lực tái cơ cấu Hùng Vương. Như vậy với động thái như hiện tại có thể thấy Thaco đang có dấu hiệu rút khỏi việc tái cơ cấu Hùng Vương.
Trước đó, cổ phiếu HVG chính thức bị hủy niêm yết bắt buộc trên sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) – chấm dứt hơn 10 năm niêm yết trên HOSE. Nguyên nhân do HVG chậm công bố báo cáo tài chính theo quy định, dù được HoSE nhắc nhở 3 lần. Đến nay, do HVG vẫn chưa khắc phục được nguyên nhân dẫn đến bị hủy niêm yết nên sẽ bị hạn chế giao dịch trên UpCOM, cho đến khi khắc phục được.
Video đang HOT
Được biết, trong năm 2020, với sự hỗ trợ từ Thaco, HVG lên kế hoạch giải quyết những khó khăn về dòng tiền (hiện ngân hàng không chấp nhận giải ngân) thông qua việc phát hành thêm 20 triệu cổ phần cho Thaco và các bên liên quan, thoái vốn tại các mảng không còn hiệu quả.
Trong năm 2020, HVG đặt kế hoạch khá tham vọng với doanh thu tăng 3 lần lên 12.500 tỷ đồng, thậm chí dự kiến xuất khẩu những 100.000 tấn cá thành phẩm. Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2020 tới nay, doanh nghiệp vẫn chưa công bố tình hình kinh doanh để nhà đầu tư được biết.
Đặc biệt, sau khi bị hủy niêm yết trên HOSE, cổ phiếu HVG được niêm yết trên UPCoM với quy định công bố thông tin hạn chế hơn, cũng như việc chỉ giao dịch ngày thứ Sáu hàng tuần cũng sẽ gây nên những khó khăn với nhà đầu tư bên ngoài về cập nhập tình hình, quá trình tái cơ cấu.
Thông tin có được tính đến nay, cuối năm 2019 tổng lỗ lũy kế HVG lên đến 1.743 tỷ đồng. Trong đó, ghi nhận tại BCTC kiểm toán tại thời điểm 30/9/2019, khoản lỗ ròng của HVG hơn 1.075 tỷ đồng, tăng gần 3 lần so với mức lỗ 476 tỷ tại BCTC tự lập.
Có thể thấy với động thái rút lui của Thaco, quá trình cơ cấu của Hùng Vương đang cho thấy khó khăn hơn nhiều, điều này càng làm cho những nhà đầu tư bên ngoài thêm phần rủi ro vì đã mua vào cổ phiếu HVG giai đoạn có thông tin Thaco vào cơ cấu HVG, cổ phiếu HVG tăng từ vùng 2.700 đồng/cổ phiếu lên hơn 8.800 đồng/cổ phiếu.
Hiện tại, cổ phiếu HVG chỉ giao dịch vùng 4.900 đồng/cổ phiếu, tuy nhiên gần như không có thanh khoản. Chính vì vậy, nhà đầu tư mua theo kỳ vọng cơ cấu đang bị mắc kẹp vào cổ phiếu HVG chưa biết ngày hồi sinh.
Giá cổ phiếu Becamex IJC tăng trần liên tục trước ngày đấu giá
Giá cổ phiếu IJC liên tục tăng kịch trần trước thời điểm Công ty Cổ phần Phát triển Kỹ thuật hạ tầng tổ chức đấu giá cổ phiếu vào ngày 18/12
Trong ba phiên giao dịch ngày 14, 15 và 16/12, giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Phát triển Kỹ thuật hạ tầng (mã IJC - HOSE) liên tục tăng kịch trần với mức giá đóng cửa lần lượt là 15.200 đồng, 16.250 đồng, và 17.350 đồng. Khi phiên giao dịch ngày 17/12 bắt đầu, giá IJC tiếp tục tăng vọt lên mức 18.550 đồng.
Giá IJC liên tục tăng trần trong bối cảnh Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa thông báo 33 nhà đầu tư đăng ký tham gia mua đấu giá cổ phần của IJC. Khối lượng đặt mua đạt gần 97 triệu cổ phần, vượt 21% lượng chào bán.
Vào cuối tháng 10, Becamex IJC đã chào bán 80 triệu cổ phần, dự kiến tổ chức đấu giá vào ngày 30/11. Tuy nhiên, nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có thêm thời gian tìm hiểu, đánh giá tiềm năng khi đầu tư cổ phiếu, đảm bảo thành công của đợt tăng vốn, Ban lãnh đạo IJC đã quyết định lùi ngày dự kiến tổ chức đấu giá sang ngày 18/12.
Giá cổ phiếu IJC liên tục tăng trần trong mấy ngày qua. Ảnh: Becamex IJC
Ngày 14/12, HOSE vừa thông báo kết quả đăng ký tham gia đấu giá cổ phần IJC. 33 nhà đầu tư (31 cá nhân và 2 tổ chức) trong nước đã đăng ký mua tổng cộng gần 97 triệu cổ phần, vượt 21% lượng chào bán lần này.
Mức khởi điểm đấu giá hôm 18/12 là 12.500 đồng mỗi cổ phần, nên Becamex IJC sẽ thu về tối thiểu 1.000 tỷ đồng nếu chào bán thành công. Vốn điều lệ của doanh nghiệp dự kiến gia tăng từ mức 1.371 tỷ đồng lên thành 2.171 tỷ đồng.
Theo kế hoạch ban đầu, tính theo mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu, lượng cổ phần chào bán có tổng giá trị vào mức 800 tỷ đồng. Becamex IJC tiết lộ họ sẽ đầu tư khoản vốn mới vào giai đoạn tiếp theo dự án Sunflower và IJC Aroma.
Năm 2020, Becamex IJC đề ra kế hoạch doanh thu thuần gần 1,831 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 244 tỷ đồng, lần lượt tăng 14% và giảm 14% so với năm 2019. Sau 9 tháng đầu năm, Công ty đã thực hiện được 85% về doanh thu và 84% về lợi nhuận sau thuế.
Cơ cấu cổ đông của Becamex IJC tính đến thời điểm cuối quý III gồm duy nhất một cổ đông lớn là Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp - CTCP nắm 78,8% vốn điều lệ, tương đương hơn 108 triệu cổ phần.
Tỷ phú Trần Bá Dương chính thức 'dứt duyên' với Hùng Vương Công ty của Chủ tịch Trường Hải Trần Bá Dương đã rút sạch vốn khỏi Hùng Vương. CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco) vừa thông báo đã bán toàn bộ 31,36 triệu cổ phiếu HVG của CTCP Hùng Vương, tương đương 13,81% vốn. Do vậy, công ty của Chủ tịch Trần Bá Dương đã rút sạch vốn khỏi Hùng Vương. Thời gian giao...