Dấu hỏi cho ‘nhạc tử tế của Hà Anh Tuấn’
Sau khi xem xong sân khấu của ca sĩ Hà Anh Tuấn tại Nha Trang, một khán giả bình luận: “ Nhạc tử tế không hay lắm nhỉ.
Thôi chọn làm người không tử tế vậy”.
“Nhạc tử tế không hay lắm”
Cụm từ “âm nhạc tử tế” gắn liền tên tuổi của ca sĩ Hà Anh Tuấn, nổi lên với nhiều tranh luận. Bởi một bộ phận khán giả của nam ca sĩ “truyền miệng” nhau rằng: “Nghe nhạc của người tử tế thì mình cũng tử tế’!’ hoặc “nhạc của Hà Anh Tuấn dành cho người tử tế”.
“Âm nhạc tử tế” không có một định nghĩa cụ thể, năm 2013, khi vấn nạn “đạo nhái”, sáng tác các ca khúc với mục đích thương mại, chụp giật, ít yếu tố nghệ thuật hay còn gọi là nhạc thị trường, cụm từ này đã được nhắc đến để “gióng” lên một hồi chuông tỉnh thức cho những người làm nghệ thuật.
Trả lời với Dân Trí thời điểm đó, nhạc sĩ Trần Minh Phi nói: “Mục đích nghệ thuật đã thay đổi. Khi xưa, nghệ thuật lấy sáng tạo, lấy cái đẹp nội giới làm cứu cánh và xem vật chất là phương tiện. Nay, nghệ thuật lấy đồng tiền làm mục tiêu, công việc sáng tác chỉ là phương tiện bắc cầu đến xa hoa, phù phiếm và dục vọng thì cái hồn còn nơi đâu mà ở?”. Nam nhạc sĩ chọn rút lui khỏi showbiz bởi “âm nhạc tử tế” đã không còn đúng với ý nghĩa của nó.
Ngày nay, cụm từ “âm nhạc tử tế” gắn liền với ca sĩ Hà Anh Tuấn vì “nam ca sĩ có phong cách lịch lãm, nói chuyện thu hút và tinh tế, âm nhạc được đầu tư chỉn chu về phần nghe lẫn phần nhìn” – cách mà khán giả của anh định nghĩa.
Chuỗi series cover See Sing Share chính là dấu hỏi đầu tiên được đặt liên quan đến cụm từ “âm nhạc tử tế”. Nhiều ý kiến cho rằng nếu một ca sĩ “chỉ biết cover nhạc người khác” thì dù có khoác lên những bản cover ấy chiếc áo đẹp vẫn khó có thể gọi là “âm nhạc tử tế” được.
Mới đây, sân khấu song ca giữa ca sĩ Hà Anh Tuấn và đàn em MONO tại một sự kiện âm nhạc lớn ở Nha Trang trở thành chủ đề bàn luận.
Tiết mục này được chia sẻ trong một nhóm yêu thích thanh nhạc với hơn 91 nghìn thành viên. Người đăng chú thích cho video: “Headvoice tắt tiếng của Hà Anh Tuấn và MONO tại Đại nhạc hội”.
Nhiều khán giả sau đó thể hiện sự bức xúc với sân khấu này. Một khán giả thậm chí còn “châm chọc” nam ca sĩ sinh năm 1984: “Nhạc tử tế không hay lắm nhỉ. Thôi chọn làm người không tử tế vậy”. Hàng chụcbình luận khác tỏ ra bức xúc với kỹ thuật của nam ca sĩ Hà Anh Tuấn.
Bên cạnh đó, cũng có một vài ý kiến bênh vực nam ca sĩ Tháng Tư Là Lời Nói Dối Của Anh.
Video đang HOT
Nhiều người cho rằng ở sân khấu này, MONO thậm chí còn hát tốt hơn người đàn anh.
Một ý kiến nêu lên quan điểm và nhận được nhiều lượt thích: “Hà Anh Tuấn hát chênh phô gấp 10 lần em MONO”. Còn có người còn thể hiện sự bức xúc với việc nam ca sĩ Tháng Mấy Em Nhớ Anh liên tục cover nhạc thay vì hát những ca khúc của riêng mình.
Cần rạch ròi “người tử tế” – “nhạc tử tế”
Ca sĩ Hà Anh Tuấn chắc chắn là một trong những nghệ sĩ có hoạt động cộng đồng rõ nét nhất. Nam ca sĩ cho thấy sự thông minh, bài bản khi dùng nguồn kinh phí trích ra từ những hoạt động nghệ thuật, sản phẩm âm nhạc để trồng cây gây rừng, với một dự án mang tên Rừng Việt Nam được khởi động từ năm 2019.
Trong đêm diễn ngày 25/2 tại Ninh Bình mang tên Chân Trời Rực Rỡ, ca sĩ Hà Anh Tuấn và rapper Đen Vâu công bố khoản ủng hộ 500 triệu đồng cho Như Chưa Hề Có Cuộc Chia Ly. Sau đó, gia đình nam ca sĩ cùng bạn bè quyết định sẽ đồng hành, tài trợ 4 tỉ trong 2 năm để chương trình đảm bảo được duy trì và tiếp tục triển khai các hoạt động tìm kiếm và đoàn tụ.
Với những dự án nhân ái của ca sĩ Hà Anh Tuấn, anh xứng đáng nhận được những lời khen “người tốt, việc tốt” từ khán giả. Đó là điều không cần phải bàn cãi.
Tuy nhiên, để được khen “nhạc tử tế”, nam ca sĩ có lẽ cần chứng minh chuyên môn của bản thân. Sự tử tế bên ngoài không nên được mang vào âm nhạc ở tình huống này. “Một ca sĩ hát đúng, không chênh – phô hay hụt hơi một ca khúc mới – không vướng mắc những drama, có chất nghệ thuật – mới xứng đáng được gọi là ca sĩ có nhạc tử tế” – một khán giả nêu quan điểm.
Trong vài concert trở lại đây, giọng hát của Hà Anh Tuấn gần như không có sự thay đổi về cách xử lý, thường xuyên chênh phô, oét hay bể tại các nốt cao.
Nhiều khán giả cho biết, họ tới với các đêm nhạc của Hà Anh Tuấn, có thể không phải chờ đợi thần tượng sẽ hát gì, mà là kết hợp với ai, đặc biệt là anh sẽ nói gì.
Với một ca sĩ có thâm niên hoạt động ngót nghét hai mươi năm, khán giả kỳ vọng anh ít nhất có thể hát ổn, làm gương cho những người đàn em đang nỗ lực để theo đuổi đam mê.
Sự tử tế của âm nhạc không nằm ở hành động từ thiện, mà nằm ở những nốt nhạc được ca sĩ cất lên.
Hà Anh Tuấn sinh ngày 17/12/1984 tại TP. HCM. Anh nổi lên từ chương trình Sao Mai Điểm Hẹn 2006, bật lên với loạt dự án âm nhạc See Sing Share. Ở thời điểm hiện tại, nam ca sĩ có một lượng fan rất lớn. Anh thường xuyên thực hiện những chương trình từ thiện, ý nghĩa với cộng đồng.
Hà Anh Tuấn "mượn" Kitaro để nâng tầm xu hướng "âm nhạc healing"
Hà Anh Tuấn đã có những tính toán nhất định khi mời huyền thoại dòng nhạc New Age là Kitaro tới Việt Nam.
Chỉ còn 1 ngày nữa, hai đêm nhạc Chân Trời Rực Rỡ (The Glorious Horizon) của Hà Anh Tuấn sẽ chính thức diễn ra tại Ninh Bình với sự xuất hiện của huyền thoại Kitaro. Đây được xem như nước cờ liều lĩnh của Hà Anh Tuấn cả về sắp xếp địa điểm tổ chức cũng như cách chọn lựa âm nhạc trong không gian mở giữa núi rừng.
Bài toán kết nối với âm nhạc chánh niệm của Kitaro tại concert
Về việc mời Kitaro về Việt Nam tham dự đêm nhạc lần này, Hà Anh Tuấn từng chia sẻ với khán giả:
"Ông Kitaro chỉ băn khoăn 1 điều duy nhất, đó là khi ông xem show diễn ở Đà Lạt của tôi trên YouTube, ông lo rằng quy mô đó hơi to so với ông. Ông thích âm nhạc ở những không gian nhỏ hơn. Nghe vậy, tôi nói rằng: 'Tôi đảm bảo với ngài, dù quy mô có to hơn nữa, nhưng khi ngài biểu diễn, tất cả khán giả sẽ không nói gì và giữ một sự yên tĩnh tuyệt đối'."
Sở dĩ, Kitaro có những lo lắng như vậy là bởi âm nhạc của Kitaro sử dụng đàn synther với rất nhiều những sóng âm thanh điện tử để tác động mạnh mẽ vào tâm trí. Nhạc của Kitaro được xếp vào dòng New Age (Thời đại mới) nhưng ông thích gọi đó là nhạc tâm linh, nhiều cảm xúc hơn là kỹ thuật điện tử. Các buổi biểu diễn của ông thường được tổ chức trong không gian kín với quy mô nhỏ, thường sẽ là các nhà hát để có thể đảm bảo chất lượng âm thanh.
Chính vì vậy, chỉ riêng việc Hà Anh Tuấn mang âm nhạc của Kitaro tới một không gian quá lớn như sân lễ hội Vua Đinh - Vua Lê với sức chứa trên 5000 khán giả/đêm cũng khiến không ít khán giả đặt câu hỏi về việc ekip Hà Anh Tuấn sẽ xử lý thế nào để giữ vững được tinh thần âm nhạc của tượng đài vĩ đại bậc nhất dòng New Age.
Theo như track-list từ phía Hà Anh Tuấn cung cấp, giọng ca sinh năm 1984 sẽ thể hiện hai nhạc phẩm bất hủ của Kitaro là Koi và Silk Road với lời Việt từ nhạc sĩ Võ Thiện Thanh. Ngoài ra, Kitaro cũng sẽ sáng tạo thêm và cùng Hà Anh Tuấn thể hiện 4 bản hit gắn liền với tên tuổi của anh là Tháng Tư Là Lời Nói Dối Của Em, Một Mình Một Sớm Ban Mai, Xuân Thì và Tháng Mấy Anh Nhớ Em.
Ở phần độc tấu, Kitaro sẽ thể hiện 3 nhạc phẩm bất hủ của ông là Matsuri, Think Of You và Heaven And Earth.
Ngoài phần liên quan tới Kitaro, Hà Anh Tuấn cũng thể hiện những ca khúc như Tình Ca (Phạm Duy), Qua Cơn Mê (Trịnh Lâm Ngân),... Nhìn chung, nhạc mục là một danh sách tổng hợp những chủ đề gần đây nhất của Hà Anh Tuấn: thiên nhiên, tự do, hàn gắn, những vết thương lành.
Với track-list kể trên, kết hợp cùng không gian tôn nghiêm tại sân lễ hội Vua Đinh - Vua Lê, Hà Anh Tuấn đang muốn hướng khán giả của mình tiếp cận một cách gần hơn tới những giá trị tinh thần, cộng hưởng văn hoá tâm linh.
Đây là một bài toán rất nan giải trong đêm concert, bởi âm nhạc của Kitaro đã quá quen thuộc, vì không lời nên sóng âm thanh "tiếp xúc" thẳng vào tâm trí, còn khi đặt lời Việt - với các thanh dấu trúc trắc, lại ở giữa không gian quá lớn thì điều đó càng khó khăn hơn bao giờ hết.
Sân khấu được ekip Hà Anh Tuấn thiết kế trong hai đêm concert ở Ninh Bình.Mượn âm nhạc Á Đông của Kitaro để "bắt nhịp" sang âm nhạc tâm linh
Có thể nói, Hà Anh Tuấn là một nghệ sĩ thức thời, điều này được chứng minh bằng việc anh là người đầu tiên tại Việt Nam xây dựng được concept âm nhạc cover kết hợp với du lịch trải nghiệm cách đây 5 năm từ See Sing Share mùa 2. Và lần này, khi concept đó đã trở thành trào lưu và có phần thoái trào tại Việt Nam, Hà Anh Tuấn tiếp tục bắc "nhịp cầu" mới với sự kết hợp cùng âm nhạc "healing" của Kitaro.
Cũng phải nhấn mạnh rằng, trong thời điểm hiện tại, sau khoảng thời gian khủng hoảng vì đại dịch COVID-19 và cả khi xã hội càng phát triển, con người dễ gặp các vấn đề về tâm lý, thì việc dùng âm nhạc mang hướng "spiritual" (tâm linh/chánh niệm) để thiền hay chữa lành lại càng nhiều hơn bao giờ hết.
"Detox" tinh thần bằng thiên nhiên và âm nhạc đang trở thành một trong những xu hướng, thì việc Hà Anh Tuấn lựa chọn "bắt nhịp" cùng Kitaro cũng là một trong những sự khôn lanh của anh. Bản thân Kitaro trưởng thành từ một gia đình theo đạo Phật và Thần đạo (Shinto) nên âm nhạc của ông gắn chặt với tinh thần vui sống, hòa hợp vào thiên nhiên.
Tại thị trường âm nhạc trong nước, diva Hà Trần, hay ở một dạng nguyên bản hơn đã có Lê Cát Trọng Lý từng làm điều này và có riêng một bộ phận khán giả ủng hộ. Album Những Dòng Sông Ngón Tay của Hà Trần hay dự án Du Ca của Lê Cát Trọng Lý là một trong hai ví dụ điển hình về việc sử dụng những nhạc cụ mộc để đem tới tinh thần âm nhạc hoang dã, gần gũi với thiên nhiên, với đời sống thật của con người.
Hà Anh Tuấn đã đưa khán giả của mình gần với thiên nhiên bằng hình thức tổ chức, giờ là lúc anh "mượn" bàn tay Kitaro để hoàn tất nó về cả phần âm nhạc với tinh thần mới.
Kitaro đã có mặt ở Việt Nam để tham gia hai đêm nhạc của Hà Anh Tuấn ở Ninh Bình.
Vé xem 2 đêm live-concert của Hà Anh Tuấn tại Ninh Bình đã hết sạch Ít phút sau khi cổng bán vé sớm 2 đêm live-concert "Chân trời rực rỡ - The glorious horizon" của Hà Anh Tuấn vừa mở đã tiếp nhận hàng chục triệu lượt truy cập và toàn bộ vé xem 2 đêm diễn này đã có chủ sở hữu. Chia sẻ về 2 đêm live-concert trên, Hà Anh Tuấn cho biết, ý định thực...